"Thầy Ba Đợi" - hòa điệu cải lương hai miền
Vở "Thầy Ba Đợi" được xem là công trình kỷ niệm một thế kỷ sân khấu cải lương của nghệ sĩ hai miền Nam - Bắc Vở "Thầy Ba Đợi" do Nhà hát Cải lương Việt Nam và Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang phối hợp thực hiện, quy tụ đến 60 diễn viên hai miền Nam - Bắc. Trong buổi họp báo tổ chức sáng 19-4 tại TP HCM, hai nhà hát này công bố đây là dự án chung của họ, được thực hiện nhân kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương. Không chỉ là chuyện tình Nhạc quan Nguyễn Quang Đại (tên gọi dân gian là thầy Ba Đợi, SN 1855 - không rõ năm mất), được xem là bậc tiền bối đã đặt nền tảng cho việc truyền bá âm nhạc cung đình Huế trên đất Nam Bộ, sau đó cải biên và định hình 20 bài bản tổ trong nghệ thuật đờn ca tài tử. Từ đây, ca ra bộ được phát triển và hình thành sân khấu cải lương. Nghệ sĩ Quang Khải và bé Kim Thư trong vở "Thầy Ba Đợi" Ảnh: MINH HOÀNG Đạo diễn - NSƯT Triệu Trung Kiên là người rất tâm huyết, khao khát làm một công trình lớn tưởng nhớ vị T...