Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 30, 2018

Đàn Tỳ Bà

Hình ảnh
Đàn Tỳ Bà 30 / 05/ 2012, 03:05:03 Tỳ Bà tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhật Bản với tên gọi BiWa Người ta chế tác Tỳ Bà bằng gỗ Ngô Đồng. Cần đàn và thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Phía mặt cuối thân đàn có một bộ phận để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn (hoặc thủ đàn) cong có chạm khắc rất cầu kỳ, khi là hình chữ thọ, khi là hình con dơi. Nơi đầu đàn gắn bốn trục gỗ để lên dây. Toàn bộ chiều dài của thân đàn có số đo từ 94 - 100cm. Phần cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng tre hoặc gỗ gắn ở phần mặt đàn cho các cao độ khác nhau. Thuở xưa dây đàn se bằng tơ tằm rồi đem vuốt sáp ong cho mịn, ngày nay, người ta thay dây tơ bằng dây nilon. Đàn có 4 dây lên theo 2 quãng 4, mỗi quãng 4 cách nhau một quãng 2: Đồ - Fa - Sol - Đô1 hoặc Sol -Đô1 - Rê1 - Sol1. Khi chơi đàn ng

Nhạc cưới Khmer

Hình ảnh
Nhạc cưới Khmer 30 / 05/ 2012, 03:05:49 Ca nhạc là một phần không thể thiếu trong đám cưới cổ truyền của người Khmer ở Nam bộ cũng như của nhiều tộc khác ở Việt Nam. Ngày nay, lễ cưới của người Khmer ở Nam bộ đã có nhiều đổi thay, song những bài hát cưới cổ truyền vẫn còn được lưu giữ trong nhân dân. Các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được hàng chục bài hát lễ thức dành riêng cho đám cưới và những bài dân ca thông thường được sử dụng cho đám cưới thêm vui tươi. Tập hợp những bài đã sưu tầm được có thể dựng nên một liên ca khúc phản ánh mọi nghi thức của đám cưới cổ truyền Khmer từ lúc đưa chú rể sang nhà gái, xin mở rào để vào nhà gái, bắt đầu cuộc vui, các lễ thức cắt tóc, giã thuốc nhuộm răng, cắt hoa cau để làm lễ rắc hoa cau cho cô dâu chú rể, lễ rút gươm khỏi bao, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ lạy mặt trời, lễ nhập phòng, lễ quét chiếu, lễ chào cha mẹ họ hàng... cho tới khi tiễn khách ra về.   Tổng cục du lịch

Khèn

Hình ảnh
Khèn 30 / 05/ 2012, 03:05:29 Khèn là một loại nhạc khí bản địa rất cổ đã có mặt ở Việt Nam từ trước Công nguyên. Trên các di vật của nền văn hoá Đông Sơn cổ đại còn lưu lại hình ảnh những người thổi khèn trong nhiều tư thế và bối cảnh khác nhau. Ngày nay, nhiều tộc ở Việt Nam vẫn sử dụng phổ biến loại nhạc khí này. Khèn ở Việt Nam có nhiều kiểu dạng với số lượng ống, hàng âm và kích thước khác nhau. Các ống được làm bằng các loại tre nứa nhỏ. Lưỡi gà bằng đồng hoặc bằng tre. Bầu khèn bằng loại gỗ dẻo hoặc vỏ quả bầu khô rỗng ruột. Số lượng ống thường chẵn, từ 6 tới 12, 14 ống, cá biệt là khèn của người Xá Phó - gọi là ma nhí, có 5 ống. Mỗi ống có 1 lỗ bấm để thổi ra một cao độ theo hàng âm của từng tộc. Là nhạc cụ đa thanh, khèn có thể dùng để đệm hát, múa, hoà tấu cùng các nhạc cụ khác và độc tấu. Trong sinh hoạt dân gian nó được dùng vào nhiều trường hợp và địa điểm khác nhau, tuỳ theo phong tục của từng tộc. Ở Tây Nguyên người Ê Đê chỉ được dùng khèn trong nhà để thổi

Klông Pút

Hình ảnh
Klông Pút 30 / 05/ 2012, 03:05:41 Một trong số không nhiều nhạc khí dành cho nữ giới. Tên gọi tiếng Xơ Đăng này đã trở nên phổ thông để chỉ loại nhạc khí hơi của một số tộc trên Tây Nguyên như Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Hrê... Klông pút là một dàn gồm 2 - 3 cho tới 5 - 12 ống nứa, lồ ô hoặc tre cỡ tương đối lớn. Đường kính các ống khoảng từ 5 đến 8cm, chiều dài từ 60 đến 120cm, có khi từ 20 đến 200cm. Có loại Klông pút kín một đầu và có loại rỗng hai đầu. Khi diễn tấu các ống được đặt nằm ngang vừa tầm tay người vỗ trong tư thế đứng lom khom hoặc quỳ. Dùng hai bàn tay khum vỗ vào nhau trước miệng ống, các cô gái tạo nên luồng hơi lùa vào ống làm vang lên âm thanh. Klông pút được coi là nhạc cụ gắn với sản xuất nông nghiệp và là nơi trú ngụ của Mẹ Lúa. Vì vậy Klông pút là nhạc cụ của giới nữ và chỉ được chơi trên rẫy vào mùa tra lúa và trong buôn làng vào ngày lễ đóng cửa kho lúa hoặc vào dịp tết của tộc và lễ hội ăn lúa mới với số lượng bài hạn chế. Ngày nay Klông pút đã đư

Nhạc hội Rija

Hình ảnh
Nhạc hội Rija 30 / 05/ 2012, 03:05:15 Ðối với nhiều người, âm nhạc và khiêu vũ chỉ là thời gian rảnh rỗi. Nhưng đối với dân tộc Chăm, hoạt động văn hoá này đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi người. Người Chăm đã dùng nghệ thuật, âm nhạc, ca hát và múa để phản ánh và biểu lộ cảm xúc, tầm nhìn và con mắt thẩm mỹ nhạy cảm của họ. Từ khi còn nhỏ, người Chăm đã nghe và tham gia vào các bài hát nghi lễ, hát dân ca, hát ru và các bài hát kể về Aryja, âm thanh và giai điệu trở nên sâu lắng trong tâm trí họ. Tiếng hát và phong cách biểu diễn đã giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đem lại nguồn sinh khí mới cho cả cộng đồng. Một loại hình âm nhạc mang đậm tính nhân đạo gọi là Rija hay múa nghi lễ. Ngày nay, dân tộc Chăm đã có bốn buổi lễ Rija khác nhau trong năm là: Rija Nigar, Rija Prong, Rija Dayep và Rija Harei. Nét đẹp của Rija là đã thể hiện rõ sự kết hợp hài hoà, nhịp nhàng của các sự kiện lịch sử với nghi lễ truyền thống, và sự kết hợp giữa ca hát với nhảy múa. Những nhân t

Nhạc võ Tây Sơn

Hình ảnh
Nhạc võ Tây Sơn 30 / 05/ 2012, 03:05:03 Nhạc võ Tây Sơn gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Ðịnh. Tương truyền loại nhạc này do ba anh em người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đặt ra cho quân khởi nghĩa luyện võ. Với một bộ trống 17 chiếc, người tập võ sẽ dùng hai tay để đánh 12 chiếc, còn lại 5 chiếc đánh bằng đầu, 2 gót chân và 2 khuỷu tay. Người tập võ đánh được 17 trống được xem là "võ thuật như thần". Sau khi ba Ngài mất, mỗi dịp tế lễ để tưởng niệm những vị anh hùng đã lãnh đạo quân sĩ quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, nhân dân ở quê các Ngài vẫn đánh trống võ. Nhạc võ Tây Sơn gồm 4 bài: Xuất quân, Hành quân, Hãm quân, Khải hoàn. Nó đã trở thành một loại nhạc lễ trong di sản nghệ thuật của người Việt Nam.   Sưu tầm

Sáo Mông

Hình ảnh
Sáo Mông 30 / 05/ 2012, 03:05:36 "Sáo" là danh từ tiếng Việt để chỉ loại nhạc cụ hơi một ống bằng tre hoặc trúc, có 6 lỗ bấm và thổi ngang. Tuy vậy, "sáo" cũng thường được dùng để chỉ nhiều loại nhạc khí hơi khác của các tộc ít người mà cấu trúc hết sức đa dạng: gồm 1 hoặc 2 ống không gắn cũng như có gắn lưỡi gà, không lỗ bấm cũng như có 1-2 cho tới 6-7 lỗ bấm, thổi dọc cũng như thổi ngang. Tên gọi "Sáo Mông" (hoặc "sáo Mèo") vì vậy mà xuất hiện. Sáo Mông là dạng sáo đơn, có gắn lưỡi gà, tiếng dân tộc gọi là trà pùn tử. Âm thanh của Sáo Mông có màu sắc độc đáo. Có những tiếng thô đục và rè bên cạnh những tiếng trong trẻo êm ái như tiếng người thủ thỉ, thấm sâu vào lòng người. Bởi vậy từ khi được giới thiệu trên sân khấu ca múa nhạc chuyên nghiệp nó lập tức chiếm được trái tim thính giả khắp nơi và không ngừng được cải tiến để mở rộng khả năng diễn tấu và biểu hiện. Trong dân gian Sáo Mông là nhạc cụ của các chàng trai. Họ thường man

Múa tín ngưỡng

Hình ảnh
Múa tín ngưỡng 30 / 05/ 2012, 03:05:46 Múa tín ngưỡng rất gần gũi, gắn bó với những nghi lễ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán các tộc người ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn còn gọi là múa tín ngưỡng dân gian, bởi nó phản ánh khía cạnh tâm linh trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của dân chúng. Đó là các điệu múa hầu đồng của người Việt; Kim Pang Then của người Thái; Then của người Tày; Cúng trăng của người Khơme; Yang va - thần Lúa của người Chơro; cấp sắc của người Dao; đạp lửa, Vãi chài của người Chăm; Mo, Mỡi của người Mường... Những điệu múa tín ngưỡng thường là do thày mo, thày chàng, ông bà đồng, ông bà then thực hiện, gọi chung là thầy cúng. Tổng cục du lịch

Một Vài Vấn Đề Về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam

Một Vài Vấn Đề Về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam Trần Quang Hải (Paris , Pháp)  Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa gì? Có phải là loại nhạc soạn theo nhạc ngữ Âu Mỹ, hay nói một cách khác, là các bài nhạc được soạn trong khoảng 70 năm nay (từ năm 1930) theo kiểu Tây phương nghĩa là có hòa âm, dùng các nốt nhạc như Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do mà không dùng Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Líu như trước thời Pháp thuộc? Có những bài ca như Vọng cổ, Tứ Đại Oán, vàrất nhiều bài bản được sáng tác cho hát cải lương miền Nam có phải là cổ nhạc hay tân nhạc, vìcác bài này được sáng tác từ khoảng đầu thế kỷ thứ 20 trở đi? Vấn đề "Cổ" và "Tân " hoàn toàn tương đối tùy theo quan niệm, nhận xét của người nghiên cứu. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử âm nhạc thế giới, thì giai đoạn âm nhạc cận đại của nhạc ngữ Tây phương bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19. Do đó, ranh giới định rõ cổ và tân nhạc rất là

Âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay

Hình ảnh
Âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay 12/1/2012 9:38:39 AM Cuối tháng 5 và tháng 6 nǎm 2003, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hai hội thảo khoa học xoay quanh vấn đề giáo dục âm nhạc. Với tiêu đề "Âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay", nội dung chính của cuộc hội thảo ở Hà Nội nhằm vào việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền trong đào tạo - giáo dục, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sinh thái vǎn hóa cồ truyền Âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay Cuối tháng 5 và tháng 6 nǎm 2003, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hai hội thảo khoa học xoay quanh vấn đề giáo dục âm nhạc. Với tiêu đề "Âm nhạc cổ truyền trong đời sống hôm nay", nội dung chính của cuộc hội thảo ở Hà Nội nhằm vào việc bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền trong đào tạo - giáo dục, trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong sinh thái vǎn hóa cồ truyền. Cũng hướng tới mục đích giáo dục, hội thảo khoa học được tổ chức sau đ

Tổng quan về âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Hình ảnh
Tổng quan về âm nhạc cổ truyền Việt Nam Nhạc cổ truyền đối với chúng ta là một loại nhạc xưa được truyền tụng cho tới ngày nay. Tân nhạc là loại nhạc mới. Mới ở đây là nghĩa gì? Có phải là loại nhạc soạn theo nhạc ngữ Âu Mỹ, hay nói một cách khác, là các bài nhạc được soạn trong khoảng 70 năm nay (từ năm 1930) theo kiểu Tây phương nghĩa là có hòa âm, dùng các nốt nhạc như Do-Re-Mi-Fa-Sol-La-Si-Do mà không dùng Hò, Xự, Xang, Xê, Cống, Líu như trước thời Pháp thuộc? Có những bài ca như Vọng cổ, Tứ Đại Oán, vàrất nhiều bài bản được sáng tác cho hát cải lương miền Nam có phải là cổ nhạc hay tân nhạc, vìcác bài này được sáng tác từ khoảng đầu thế kỷ thứ 20 trở đi? Vấn đề "Cổ" và "Tân " hoàn toàn tương đối tùy theo quan niệm, nhận xét của người nghiên cứu. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử âm nhạc thế giới, thì giai đoạn âm nhạc cận đại của nhạc ngữ Tây phương bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19. Do đó, ranh giới định rõ cổ và tân nhạc rất là lu mờ. Để tránh mọi ngộ

Claude Debussy và Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam

Hình ảnh
Claude Debussy và Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam  Viết bởi  Nguyễn Hiền  Lượt xem: 3362 Nguyễn Hiền Văn hào người Anh Rudyard Kipling từng có câu nói:  "Đông là Đông, Tây là Tây, Đông và Tây chẳng bao giờ gặp nhau ". Trong thời kỳ hậu đệ nhị thế chiến, quan niệm trục Đông Tây đã được người ta dùng để tượng trưng cho 2 khối cách biệt đối đầu với nhau về ảnh hưởng chính trị, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế trong thời gian khá dài kể như 44 năm tính ra từ 1945 đến 1989 khi bức tường ô nhục Bá Linh bị sụp đổ. Do đó, nói về tình trạng địa cầu hiện nay, các nhà phân tích chiến lược đã không còn quan niệm Đông Tây cách biệt nữa, mà bắt đầu nói đến cái trục Bắc Nam trong việc phân chia các quốc gia theo ảnh hưởng về địa lý chính trị cũng như kinh tế văn hóa. Trong lãnh vực văn hóa, nói riêng về âm nhạc, các nhà nghiên cứu âm nhạc (Musicology) đã chỉ đơn thuần nhìn dưới nhãn quan của âm nhạc Tây Phương. Vì thế qua những cuốn sách viết về quá trình lịch sử âm nhạc thế giới, h