Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 7, 2018

Sẵn sàng cho Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương (CL) toàn quốc năm 2018 (liên hoan) diễn ra từ ngày 05 đến 19/9/2018 tại Sân khấu Đoàn Nghệ thuật CL Long An (TP.Tân An). Phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) - Nguyễn Thị Thủy về công tác tổ chức liên hoan. Các pa nô tuyên truyền được treo trên các trục đường chính để người dân biết, đến xem và cổ vũ cho Liên hoan PV: Năm 2018 là năm đánh dấu 100 năm hình thành và phát triển bộ môn nghệ thuật CL, việc Long An đăng cai tổ chức liên hoan lần này có ý nghĩa như thế nào, thưa bà? Bà Nguyễn Thị Thủy:  Năm 2018 là năm đầu tiên Liên hoan nghệ thuật CL toàn quốc được tổ chức tại Long An nhằm phát hiện những tài năng về nghệ thuật truyền thống, tạo cơ hội cho các diễn viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp trên cả nước giao lưu, học tập kinh nghiệm. Qua đó, nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật sân khấu, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Long An được xem là “cái nôi” của ngh

Long An: Chính thức biểu diễn vở “Cuộc đời của mẹ” vào ngày 05/9

Hình ảnh
20 giờ tối mai (05/9), Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 chính thức khai mạc tại Sân khấu Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An (số 398A, Quốc lộ 1, phường 4, TP.Tân An, tỉnh Long An). “Cuộc đời của mẹ” có sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản đến dàn dựng, thiết kế sân khấu. Ảnh: BTC Cũng trong đêm khai mạc, vở diễn “Cuộc đời của mẹ” của tác giả Hoàng Song Việt – Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh – NSƯT Triệu Trung Kiên với sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản đến dàn dựng, thiết kế sân khấu sẽ chính thức ra mắt khán giả mộ điệu cải lương.  Vở diễn dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ảnh: BTC Đây là tác phẩm dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An – một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang” dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập non sông. Liên hoan Cải lươ

Hát bằng cả trái tim về “Cuộc đời của mẹ”

Hình ảnh
“Cuộc đời của mẹ” – Vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An với sự đầu tư nghiêm túc từ nội dung kịch bản, hình ảnh, thiết kế sân khấu cùng nhiệt huyết của hơn 50 nghệ sĩ được huy động toàn lực để “cháy” hết mình cùng nhân vật. Sau một thời gian dài chuẩn bị, hy vọng rằng, sau đêm diễn tối nay (05/9) tác phẩm mang thông điệp về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sẽ được khán giả mộ điệu, nhất là thế hệ trẻ đón nhận, đánh giá cao. “Cuộc đời của mẹ” – Vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An  Hồi ức sống động về “Cuộc đời của mẹ” “Cuộc đời của mẹ” là tác phẩm dựa trên câu chuyện có thật về cuộc đời nữ chiến sĩ cách mạng bất khuất, kiên trung - một người con quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trong vở diễn, nhân vật này là bà Nguyễn Thị Út do NSƯT Hồ Ngọc Trinh thủ vai. Không như những vở cải lương khác có cốt truyện, tình tiết cụ thể. “Cuộc đời của mẹ” “kể chuyện”

Cải lương Long An qua những bước thăng trầm: Bài cuối: “Cải cách hát ca theo tiến bộ”

Hình ảnh
Từ ngày 05 đến 19/9/2018, tại Đoàn Nghệ thuật Cải lương (CL) Long An (phường 4, TP.Tân An), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức Liên hoan CL toàn quốc năm 2018. Đây là dịp hội tụ của 25 đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với 32 vở diễn về tranh tài tại vùng đất có truyền thống văn học - nghệ thuật và là một trong những chiếc nôi của nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ, góp phần hình thành nghệ thuật CL ở miền Nam về sau này. Một cảnh trong vở cải lương “Cuộc đời của mẹ”. Ảnh: Ðoàn nghệ Thuật cải lương Long An Trải qua quá trình phát triển rực rỡ, cải lương đang mất dần vị thế “độc tôn” bởi quy luật phát triển, đặc biệt là trong thời kỳ phát triển của công nghệ thông tin. Cải lương ở Long An không ngoại lệ. Ngày 28/4/2018, tại TP.HCM, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp Hội đồng Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật (VHNT) Trung ương và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Một thế kỷ hình thành, phát triển

Cải lương Long An qua những bước thăng trầm: Bài 1 - Sinh ra từ vùng đất truyền thống

Hình ảnh
Từ ngày 05 đến 19/9/2018, tại Đoàn Nghệ thuật Cải lương (CL) Long An (phường 4, TP.Tân An), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức Liên hoan CL toàn quốc năm 2018. Đây là dịp hội tụ của 25 đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với 32 vở diễn về tranh tài tại vùng đất có truyền thống văn học - nghệ thuật và là một trong những chiếc nôi của nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ, góp phần hình thành nghệ thuật CL ở miền Nam về sau này. Một cảnh trong vở cải lương Thầy Ba Ðợi. Ảnh: Phương Phương Trong hành trang văn hóa của cha ông ta đến Long An có cả một vốn liếng văn học - nghệ thuật được hun đúc qua bao thế hệ ở vùng đất cũ, trong điều kiện mới hình thành nên những giá trị mới, đa dạng về loại hình, phong phú về số lượng và đặc sắc về nội dung, từ ca dao, tục ngữ, vè, truyện kể đến các hình thức diễn xướng dân gian như hò, lý, hát bội, ca nhạc tài tử,... Nghệ thuật dân gian trong thời kỳ đầu có bóng rỗi. Hát bội có mặt cũng rất s

Cải lương Long An qua những bước thăng trầm: Bài 2: Sân khấu cải lương Long An qua các thời kỳ

Hình ảnh
Từ ngày 05 đến 19/9/2018, tại Đoàn Nghệ thuật Cải lương (CL) Long An (phường 4, TP.Tân An), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức Liên hoan CL toàn quốc năm 2018. Đây là dịp hội tụ của 25 đơn vị biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với 32 vở diễn về tranh tài tại vùng đất có truyền thống văn học - nghệ thuật và là một trong những chiếc nôi của nhạc lễ, nhạc tài tử Nam bộ, góp phần hình thành nghệ thuật CL ở miền Nam về sau này. Các tiết mục biểu diễn trong ngày họp mặt ngành sân khấu Dù khiêm tốn so với bề dày lịch sử 100 năm CL nhưng sân khấu CL Long An đã hòa quyện vào dòng chảy chung, để lại những dấu ấn nghệ thuật không thể nào quên, góp phần vào sự phát triển của bộ môn nghệ thuật dân tộc trải qua nhiều bước thăng trầm này. Thời hoàng kim Khi sân khấu CL chính thức ra đời ở Mỹ Tho (15/3/1918), Long An chưa có gánh CL nào, chỉ có vài gánh hát bội, nhưng như một số tỉnh, có xây rạp CL tại tỉnh lỵ (TP.Tân An ngày nay)

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018: Góp phần giữ gìn và phát triển nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 là nơi tranh tài của 25 đoàn nghệ thuật, nhà hát với 32 vở cải lương đặc sắc. Liên hoan diễn ra từ ngày 05 đến 19/9/2018. Đây là sân chơi chuyên nghiệp của các nghệ sĩ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị quý báu của nghệ thuật cải lương. Vở diễn “Cuộc đời của mẹ” khắc họa hình ảnh người phụ nữ kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang  Phát huy giá trị văn hóa Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 là một trong những hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 100 năm Ngày Nghệ thuật cải lương ra đời tại Nam bộ. Long An vinh dự được chọn là nơi tổ chức liên hoan. Nơi đây không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa mà còn là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam bộ.  “Tiếng đồn Cần Đước xuân xanh. Giai kìm, Quýnh gáo, Quế tranh, Lòng cò” . Con người Long An được nuôi dưỡng từ cái nôi âm nhạc tài tử Nam bộ, góp phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật cải lương - đặc trưng của vùng đất phương Nam. Đây là

Truyền lửa tình yêu nghệ thuật truyền thống

Hình ảnh
Học sinh trải nghiệm hát chèo ở đình Hào Nam (quận Đống Đa). Với các hoạt động trải nghiệm phong phú từ xem biểu diễn, cho tới nhập vai, thực hành biểu diễn, tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của các môn nghệ thuật như chèo, hát xẩm, hát văn..., chương trình "Về nguồn - Trải nghiệm cùng di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội năm 2018" do Trung tâm Văn hóa Hà Nội tổ chức đã thu hút rất đông các bạn trẻ tham gia. Qua những hoạt động này, các bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu và thêm gắn bó với nghệ thuật truyền thống. Sân đình Hào Nam (phố Vũ Thạnh, quận Đống Đa) một ngày cuối tháng 8 rộn rã tiếng trống chèo. Nhiều em học sinh của Câu lạc bộ Đọc sách cùng con đã có mặt từ sớm, trong sự háo hức khi lần đầu được biết thế nào là "chèo sân đình". Những tràng pháo tay rộ lên khi hai anh "hề mồi" xuất hiện. Trong tay mỗi anh là hai cây đuốc. Trong khi hai anh "hề mồi" diễn trò, NSƯT Tuấn Kha (Nhà hát Chèo Việt Nam) giới thiệu anh hề mồi chính là người "dẹ

Chàng trai mù thành thạo 6 loại nhạc cụ

Hình ảnh
Chàng trai mù thành thạo 6 loại nhạc cụ Duy Tân Bị mù  từ lúc mới sinh ra, nhưng bằng nghị lực và niềm đam mê âm nhạc, đến nay anh Nguyễn Trường Ngoan (26 tuổi, quê ở Cà Mau, hiện tạm trú P.Trà An, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) đã chơi thành thạo 6 loại nhạc cụ. Anh Ngoan đàn cho ông Lê Văn Hùng hát ẢNH: DUY TÂN Bà Ngô Mỹ Duyên (50 tuổi, mẹ anh Ngoan) kể lúc sinh anh Ngoan khoảng 2 tháng bà mới biết mắt con mình không nhìn thấy gì, bác sĩ nói bị mù bẩm sinh. Đến khi biết đi, biết nói, suốt ngày anh Ngoan chỉ quẩn quanh trong nhà, ít tiếp xúc với ai. Năm 13 tuổi, anh bắt đầu có sở thích nghe ông nội chơi đờn cò, ngày nào cũng đòi ông đàn cho nghe rồi bắt chước. Thấy anh đam mê và có năng khiếu nên ông nội đã làm cho anh cây đờn cò, rồi hằng ngày cho anh tập theo. Dần dà, anh bắt đầu thành thục và say sưa đàn suốt ngày. Thành thục đờn cò, anh Ngoan nhờ mẹ lên internet mở những clip danh cầm Văn Hải dạy đàn hoặc canh những giờ đài truyền hình phát chương trình cải

Đưa nghệ thuật chèo đến gần học sinh

Hình ảnh
Các em nhỏ tham gia học và tìm hiểu về nghệ thuật chèo tại đình Hào Nam (Hà Nội). Chương trình “Về nguồn - trải nghiệm cùng nghệ thuật hát chèo, di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam” vừa diễn ra tại Đình Hào Nam, do Trung tâm văn hóa thành phố Hà Nội thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp dự án “Chèo 48h” (của một số nghệ sĩ chèo và các bạn trẻ yêu nghệ thuật truyền thống) tổ chức. 30 học sinh từ 8 đến 12 tuổi được chia làm ba đội để cùng học những kiến thức cơ bản như thế nào là đào, kép, hề, lão, mụ trong nghệ thuật chèo, được học hát, học múa và thi biểu diễn trước khán giả là chính bố mẹ mình. Nội dung trải nghiệm khá dày, kéo dài từ hai giờ đến năm giờ. Chị Phạm Ngọc Linh làm kinh doanh, khi biết thông tin về chương trình đã đăng ký cho cả hai con của mình là Bùi Ngọc Anh (10 tuổi) và Bùi Bảo Châu (tám tuổi) tham gia. Chị Linh cho biết, ngày xưa chỉ biết đến chèo qua truyền hình, nay có cơ hội để tiếp xúc trực tiếp thì không thể bỏ lỡ. Chị bảo: “Các con đã biết n