Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2018

Xây nhà hát 1 chỗ ngồi gần 1 tỉ đồng

Hình ảnh
Phối cảnh quảng trường trung tâm và công viên bờ sông - Ảnh: Ban Quản lý khu đô thị Thủ Thiêm UBND TP.HCM vừa trình HĐND TP.HCM về chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch sử dụng vốn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỉ đồng. Theo UBND TP.HCM, việc xây dựng một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhà hát này được xây dựng với quy mô 1.700 chỗ, có hai khán phòng gồm khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ, tại quận 2. Được biết từ năm 1999, TP.HCM đã dự kiến xây nhà hát hiện đại tại số 23 Lê Duẩn, quận 1, thế nhưng sau đó địa điểm này được cho là không phù hợp. Đến năm 2012, địa điểm xây nhà hát được chọn là công viên 23.9, trong không gian rộng 1,2 ha với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 2.200 tỉ đồng. Thành phố đã chi tiề

Vẫn chưa có cú hích cho cải lương

Hình ảnh
Vài điểm sáng qua liên hoan không đủ thắp sáng hy vọng tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 diễn ra từ ngày 5 đến 19-9 tại TP Tân An, tỉnh Long An đạt con số kỷ lục với 32 vở diễn của 25 đơn vị nghệ thuật (17 đơn vị công lập và 8 đơn vị dân lập). Liên hoan đã xóa bỏ ranh giới giữa đoàn công lập và dân lập để hướng đến sự chuyên nghiệp chung. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực của nhiều đơn vị nghệ thuật trong việc trẻ hóa đội ngũ diễn viên, đạo diễn, nhạc công... thì còn nhiều vấn đề vốn là căn bệnh trầm kha của người làm sân khấu cải lương. Kỳ vọng ở lớp trẻ Liên hoan năm nay gặt hái được thành tích lớn là nhờ sự trưởng thành của đội ngũ trẻ tham gia các thành phần vở diễn, từ đạo diễn, diễn viên cho đến nhạc công. Đây là tín hiệu mừng khi họ vẫn đốt cháy ngọn lửa yêu nghề dù biết sắp tới sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi các đoàn nghệ thuật cải lương sáp nhập các trung tâm văn hóa tỉnh. Những gương mặt đào kép trẻ của ngày nào giờ đây đã khiến người xem v

Điện ảnh khai thác văn hóa truyền thống

Hình ảnh
Dù không đạt doanh thu như mong muốn, nhưng bộ phim “Song lang” của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân cũng tạo được ấn tượng tốt đẹp cho công chúng, khi thể hiện mong muốn có một tác phẩm nhắc nhớ 100 năm nghệ thuật cải lương gắn bó với người Việt Nam. Cảnh trong phim “Song lang”! Cũng với đề tài tương tự, bộ phim “Gạo chợ nước sông” của đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh cũng đang gấp rút triển khai trong tháng 9-2018 để kịp ra mắt vào dịp Giáng Sinh. Trước khi đầu tư bộ phim “Song lang”, nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng thành công với hai bộ phim “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn”. Dựa vào cổ tích, “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” chưa đưa ra được thông điệp thẩm mỹ mới, nhưng cũng gây hứng thú cho công chúng trẻ. Còn bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” nhấn mạnh hồn vía của chiếc áo dài trong đời sống cư dân đô thị. So với “Tấm Cám – Chuyện chưa kể” và “Cô Ba Sài Gòn” thì bộ phim “Song lang” ít hấp dẫn hơn, do kết cấu lỏng lẻo và không tìm được chìa khoá để khơi mở cảm xúc khán giả. Nếu như bộ phi

Hồng Vân kêu gọi giúp đỡ soạn giả cải lương bệnh nặng

Hình ảnh
Hồng Vân kêu gọi giúp đỡ soạn giả cải lương bệnh nặng Nghệ sĩ Nhân dân và diễn viên Mai Phương, Lê Bình... quyên góp giúp tác giả "Tâm sự loài chim biển" chữa ung thư. Sáng 26/9, nghệ sĩ Hồng Vân đến thăm soạn giả Nguyên Thảo ở khoa Ngoại tổng quát, bệnh viện Thủ Đức (TP HCM) sau một tuần ông cấp cứu.  Trước đó, trên trang cá nhân, chị kêu gọi đồng nghiệp giúp đỡ cây bút kỳ cựu của làng cải lương Nam bộ và quyên góp được 40 triệu đồng sau một ngày. Trong đó có góp sức của các diễn viên Lê Bình, Mai Phương, Ninh Dương Lan Ngọc... Nghệ sĩ Hồng Vân vào bệnh viện thăm soạn giả Nguyên Thảo. Ảnh: Thanh Hiệp. Tác phẩm Cưới giùm của soạn giả Nguyên Thảo là một trong những vở thu hút khán giả nhất suốt 18 năm qua của sân khấu kịch Phú Nhuận - điểm diễn do Hồng Vân thành lập.  "Chưa có suất nào của vở này mà người xem không vỗ tay cổ vũ. Các tác phẩm của ông đã làm nên tên tuổi nhiều nghệ sĩ. Chúng tôi rất thương khi giờ đây, ông mắc bệnh nặng trong hoàn cảnh sốn

Chuông vàng vọng cổ 2018 trước giờ G

Hình ảnh
Chuông vàng vọng cổ 2018 trước giờ G SGGP   Thứ Tư, 26/9/2018 09:28 Đêm chung kết xếp hạng và trao giải cuộc thi Chuông vàng vọng cổ (CVVC) 2018 sẽ diễn ra vào tối 30-9 tại Nhà hát Đài Truyền hình TPHCM.  Thí sinh Kim Cương trong trích đoạn Chuyện tình lá diêu bông Ban giám khảo sẽ quyết định chọn ra thí sinh có chất giọng xuất sắc, có tiềm năng, tố chất để trao giải thưởng cao quý nhất: Chuông vàng 2018. Hiếm hoi “chất vàng” Một chặng đường gian nan tìm kiếm những giọng ca cổ nhạc tài năng trong xã hội đang dần khép lại, chỉ còn đêm thi diễn, tranh tài cuối cùng dành cho 3 thí sinh nổi trội nhất tại cuộc thi CVVC 2018: Lâm Thị Kim Cương (Sóc Trăng), Võ Thị Ngọc Quyền (TPHCM) và Phạm Văn Nguyên (Đồng Tháp). Trong đêm chung kết 3, sau 1 tuần tập luyện cùng ban huấn luyện, cả 3 thí sinh đã nỗ lực hoàn thành tốt vai diễn dự thi để giành chiếc vé vào vòng chung kết và trao giải. Thí sinh Kim Cương ca diễn ngọt ngào, truyền cảm, có chiều sâu với vai chị Hai trong t

Hơn 50 triệu đồng giúp soạn giả Nguyên Thảo

Hình ảnh
(NLĐO) - Sáng 26-9, NSND Hồng Vân đã đại diện một số nghệ sĩ, khán giả đến thăm soạn giả Nguyên Thảo tại Bệnh viện Thủ Đức (TP HCM). NSND Hồng Vân đến thăm soạn giả Nguyên Thảo Sau khi Báo  Người Lao Động  đưa tin soạn giả Nguyên Thảo - người có nhiều kịch bản cải lương hay, được công chúng yêu thích - đang gặp nguy kịch vì ung thư ruột, gia đình rất khó khăn cần sự giúp đỡ, NSND Hồng Vân đã kêu gọi các nghệ sĩ đồng nghiệp, khán giả ủng hộ ông. "Chú là soạn giả mà Kịch Phú Nhuận trân quý bởi kịch bản "Cưới dùm" của chú được dàn dựng cách đây 15 năm, đến nay qua nhiều ê-kíp diễn viên thay đổi, vở vẫn đứng trong top những vở kịch ăn khách nhất của sân khấu chúng tôi. Khi biết tin chú bệnh nặng, anh chị em nghệ sĩ Kịch Phú Nhuận rất lo lắng, chúng tôi đều cầu nguyện chú mau bình phục sau ca phẫu thuật" - NSND Hồng Vân nói. NSND Hồng Vân trao tiền cho người nhà của soạn giả Nguyên Thảo Sau ca phẫu thuật thành công, sức khỏe của soạn giả Nguyê

TP.HCM dự kiến xây dựng nhà hát 1.508 tỷ đồng

Hình ảnh
Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng, trong đó khán phòng lớn 1.200 chỗ và khán phòng nhỏ 500 chỗ. Địa điểm xây dựng dự kiến tại quận 2. Hiện nay các chương trình nghệ thuật nhạc giao hưởng đều được biểu diễn tại Nhà hát Thành phố. Ngày 26/9, Văn phòng UBND TP.HCM thông tin, UBND TP vừa trình HĐND TP chủ trương đầu tư dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch. Dự kiến công trình này sẽ sử dụng vốn ngân sách thành phố với tổng mức đầu tư khoảng 1.508 tỷ đồng. Theo UBND thành phố, việc xây dựng một Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là thật sự cần thiết và cấp bách. Đây sẽ là một công trình văn hóa mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật của thành phố. Liên quan đến nhà hát này, công viên 23/9 (quận 1) từng được lựa chọn làm địa điểm xây dựng. Tuy nhiên qua thời gian, thành phố quyết định thay đổi địa điểm. Trước đó vào tháng 12/2016, khi trả lời câu hỏi của đại biểu HĐND TP Nguyễn Ngọc Quế Trân về các công trì

Tổ nghiệp nghề sân khấu là ai? Những giai thoại không phải ai cũng biết

Hình ảnh
Tổ nghiệp nghề sân khấu là ai? Những giai thoại không phải ai cũng biết Khán giả, cũng như đông đảo nghệ sĩ đều nghe đến “ông tổ ngành Sân khấu”, song hầu hết đều không biết đó thực sự là ai. Có rất nhiều câu chuyện cũng như giai thoại về ông, vậy thật ra ông là ai? Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, Nghệ sĩ Bạch Long đã có những tiếc lộ những điều tìm ẩn bị giấu bấy lâu này về ông Tổ ngành sân khấu thông qua cuốn Thiên Hồi Ký do cha mình để lại. Cuốn Thiên hồi ký  là di vật mà cố nghệ sĩ nhân dân Thành Tôn để lại cho con trai của mình là nghệ sĩ Bạch Long để có thể hiểu về bộ môn nghệ thuật hát bội và cải lương tuồng cổ có nguồn gốc và xuất thân từ đâu ra? Tổ nghiệp có phải là hành khuất? Có nhiều giai thoại cho rằng tổ nghề sân khấu là một người ăn mày, ăn xin rằng nhưng thật ra ông tổ nghề Ông tổ không có đi ăn xin, mọi người cứ nói ông tổ đi ăn xin là sai. Ngày xưa có một đội du ca, không chỉ là việt Nam mà nước nào cũng có một đàn hát như thế đi hát nhiều nơi, c

NSND Lệ Thủy ủng hộ tranh vẽ của người khuyết tật

Hình ảnh
Nghệ sĩ cải lương trân quý tinh thần lao động của nhiều bạn trẻ tàn tật vẽ tranh, thêu thùa... để kiếm sống. Tài tử 'Bên cầu dệt lụa' khóc hội ngộ đồng nghiệp sau nhiều năm đột quỵ Dịp Trung thu vừa qua, NSND Lệ Thủy cùng các bạn hữu trong nhóm thiện nguyện đến Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM. Tại đây, bà thăm hỏi học viên trong các lớp vẽ tranh, dệt vải, thêu thùa, đính hạt, chế tác bình hoa cườm, làm tranh ghép gỗ... Lệ Thủy bên một họa sĩ trẻ chuyên vẽ tranh phong cảnh. Nghệ sĩ gạo cội ủng hộ những tác phẩm do các bạn trẻ chế tác. Bà đánh giá nhiều bạn trẻ vẽ tranh bằng chân nhưng nét họa rất tự nhiên, màu sắc tươi tắn. Một số tác phẩm thủ công mỹ nghệ của họ còn được bán cho nhiều đơn vị để làm vật phẩm trang trí trong nhà. Bà cũng xúc động khi nhớ lại chuyện NSND Kim Cương từng khánh thành lớp học vi tính mang tên thân mẫu của bà - NSND Bảy Nam - trong trung tâm dạy nghề này. "Tôi khâm phục nỗ lực của những học viên khuyết tật

NSND Lệ Thủy mang "cần câu" cho người khuyết tật

Hình ảnh
(NLĐO) - Trưa 25-9, NSND Lệ Thủy đã đến thăm các học viên Trung tâm dạy nghề người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM. Bà chia sẻ người nghệ sĩ ngoài sàn diễn cần hướng đến công việc cộng đồng. NSND Lệ Thủy và một học viên tại Trung tâm Dạy nghề Người tàn tật và trẻ mồ côi TP HCM Mỗi năm vào mùa Trung thu, NSND Lệ Thủy cùng các bạn hữu trong nhóm hoạt động thiện nguyện đến các địa chỉ quen thuộc như Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM, Trung tâm Nuôi dưỡng và bảo trợ Người già Thạnh Lộc, Trung tâm Nhân đạo Quê hương, Trung tâm Điều dưỡng Tâm thần Tân Định… để hỗ trợ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.  Năm nay, bà xúc động khi đến với nơi dạy nghề cho trẻ mồ côi, người khuyết tật. "Tôi nhớ mãi hình ảnh chị Kim Cương đã từng khánh thành lớp học vi tính mang tên NSND Bảy Nam ngay trong trung tâm dạy nghề này. Tấm gương sáng của má Bảy Nam đã khiến người nghệ sĩ thế hệ chúng tôi phải suy nghĩ. Mình được hưởng quá nhiều lộc Tổ, phải góp phần làm thêm công việc thiện nguyện để

Nỗ lực vì nghề

Hình ảnh
Nghệ sĩ (NS) lên sân khấu lúc nào cũng rạng ngời, rực rỡ nhưng đằng sau ánh hào quang đó là những câu chuyện, những nỗi khó khăn, vất vả ít người biết được! Nghệ sĩ Kim Ngà trên sân khấu biểu diễn phục vụ người dân Tất cả vì nghề! Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 vừa khép lại, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An có 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc cho hạng mục NS. Trong số 4 NS được nhận huy chương có vợ chồng NS Vương Tuấn - Kim Ngà. Đối với 2 NS, đó thực sự là niềm vui lớn. Chia sẻ sau buổi gala bế mạc, NS Kim Ngà xúc động: “Hơn 25 năm cống hiến cho nghề, có thể nói, đây là niềm vui lớn nhất đối với chúng tôi. Lần đầu tiên cả 2 vợ chồng đều được xướng tên trong Liên hoan Cải lương toàn quốc. Niềm vui ấy thật khó diễn tả!”. Chia sẻ niềm vui với vợ chồng NS Vương Tuấn - Kim Ngà, Trưởng đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An - Biện Hữu Hùng Dũng nhận định, kết quả đó như một sự đền đáp xứng đáng cho những đóng góp, hy sinh của 2 NS trong suốt quá trình làm nghề. NS

Gia sản 100 năm cải lương thật buồn

Hình ảnh
(PL)- Một liên hoan cải lương toàn quốc mà số đơn vị tham gia có chữ cải lương nằm trong cái tên chính thức của mình lèo tèo chưa đếm hết 10 đầu ngón tay. Liên hoan có mới, có cũ, có hay, có dở nhưng nhìn lại vẫn thấy một sự kiểm kê  gia sản 100 năm  thật buồn. Một thời rực rỡ, một thời điêu linh Nếu tính từ năm 1975 đến 1990, chỉ riêng tại TP.HCM thôi đã có 22 đoàn cải lương quốc doanh, biểu diễn tại 15 rạp trong thành phố hằng đêm. Chưa kể một số đoàn cải lương tập thể và có những đoàn có ngày phải diễn nhiều suất. Trong thời gian này, chỉ tỉnh Vĩnh Long thôi cũng có đến bảy đoàn cải lương quốc doanh, tập thể, tư nhân. Điểm lại, trong những năm 1975-1990, tính gộp lại cả miền Nam có cả trăm đoàn cải lương lớn nhỏ, hoạt động khắp cả nước từ Nam ra Bắc. Gần hết các đêm diễn đều đông nghẹt người đi xem, có lúc sập cả sân khấu (gọi là sập giàn). Còn ở thời điểm này, khi cải lương đạt đến dấu mốc 100 năm ra đời và tồn tại, ở sự kiện mang tính tập trung mọi tiềm lực của