Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 18, 2017

HÁT BẰNG NHIỀU GIỌNG | SIÊU BẤT NGỜ 2016 | TẬP 8 FULL HD

Hình ảnh
Không quá bất ngờ nhưng quả thật là bất ngờ vì một sự bất ngờ hết sức bất ngờ Tài năng PHƯỚC BẾN TRE Hy vọng anh sẽ hát thêm được nhiều giọng nữa

Thực trạng buồn: Nhạc sĩ cổ nhạc có tuổi vẫn đi show || Nhưng còn có sho...

Hình ảnh
Tân nhạc không biết sao! Riêng cổ nhạc do tính chất khó đạt được "nghệ thuật đàn hay" nên nhiều nhạc sỹ tên tuổi vẫn phải đàn show lớn hay nhỏ. Nhìn những hình ảnh NS có tuổi ngồi đàn không biết ACE có cảm giác gì không? Thấy vui hay buồn? ...kakaka Người ngoài không biết buồn hay vui nhưng có lẻ với NS chắc đó sẽ là niềm vui bất tận vì được thỏa đam mê đàn ca mà lại còn có chút tiền cà phê cà pháo ...hehehe.  Nghề nào cũng có cái vui của nó! kakaka Đố ACE biết NS nào đang đàn nhé!

"Cô đào" cải lương Hoa Mỹ Hạnh: "Tôi không tiền, phải ăn cơm trắng với muối"

Hình ảnh
(Dân Việt) Từng là một cô đào nổi tiếng, giàu có nhưng về già, nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh phải sống bệnh tật, nghèo khó. Ngày 26/10 vừa qua, thông tin nghệ sĩ cải lương Hoa Mỹ Hạnh nhập viện vì bệnh tim tái phát nhưng không có tiền điều trị khiến nhiều người xót xa. Từng là một nghệ sĩ nổi tiếng, gắn liền cuộc đời với nền nghệ thuật cải lương, nhưng khi về già, bà chẳng còn lại gì ngoài sự cô đơn, bệnh tật và nghèo khó. Bà thậm chí còn phải đi làm móng dạo để mưu sinh, nhưng vì tuổi cao sức yếu, công việc này bà không đủ sức để làm. Gặp nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh trong viện, bà kể về cuộc đời mình, cuộc đời được ví như hai mảng màu sáng tối, bấp bênh không có điểm dừng. Tuổi thơ gắn liền với nghệ thuật cải lương Nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh có tên thật là Lê Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1956), có bố mẹ đều theo nghiệp cải lương nên tuổi thơ của bà rong ruổi theo gánh hát đi khắp nơi. Thậm chí bà cũng không biết chính xác quê mình ở đâu vì được sinh ra trong đoàn hát, không ở cố định nơi nà

Nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh tìm lại mộ con nhờ lòng hảo tâm của độc giả

Hình ảnh
Nhờ 300 USD từ lòng hảo tâm của một người đọc, nghệ sĩ cải lương Hoa Mỹ Hạnh đem được tro cốt của con trai từ Long Xuyên về ngôi chùa gần chỗ bà ở trọ. Sau khi thông tin về hoàn cảnh khốn khó của nghệ sĩ cải lương Hoa Mỹ Hạnh được đăng tải trên một tờ báo, nhiều độc giả đã tìm cách giúp đỡ bà. Một phụ nữ người Việt sinh sống tại Mỹ gửi về số tiền hơn 6 triệu đồng giúp nữ nghệ sĩ thực hiện nguyện vọng đưa tro cốt con trai từ Long Xuyên về TP HCM. Anh Nguyễn Văn Sang, cháu gọi bằng dì của độc giả trên, cùng nữ nghệ sĩ về Long Xuyên bốc mộ. Gần 20 năm không có người chăm nom, ngôi mộ của con trai nghệ sĩ Hoa Mỹ Hạnh gần như bị san phẳng giữa một vùng lau lách rậm rạp cao quá đầu người. Nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương, nữ nghệ sĩ cuối cùng tìm ra ngôi mộ nhờ tấm bia đá làm dấu. "Khi xác định đúng phần đất chôn cất con trai, cô Hoa Mỹ Hạnh ôm chầm lấy nấm mồ khóc nức nở. Trong tình cảnh đó, tôi cũng không cầm được nước mắt", anh Sang cho biết.

Cựu diễn viên cải lương lại vay nóng 3,5 triệu đồng để nhập viện vì đột quỵ

Hình ảnh
(Dân Việt) Cựu diễn viên cải lương Hoa Mỹ Hạnh bị ngất xỉu trong phòng tắm, được chị dâu đưa đi cấp cứu nhưng lại lâm cảnh không tiền đóng viện phí.   Ngày 14.10, cựu diễn viên Hoa Mỹ Hạnh khi đang ở phòng tắm thì lăn ra ngất xỉu. May mắn, chị dâu của bà ghé thăm nên lập tức đưa bà vào bệnh viện Bình An, TP. HCM cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán bà bị tai biến, phải nhập viện để chữa trị. “Phía bệnh viện trách tại sao tôi không nhập viện sớm, nếu tình trạng này cứ xảy ra, tôi sẽ có nguy cơ ra đi bất kỳ lúc nào. Tôi cũng biết bệnh tình của mình, nhưng làm sao có tiền mà vào bệnh viện. Thỉnh thoảng, có tiền tôi mua thuốc uống, không thì đành phó mặc cho sự may rủi” , bà nói.   Diễn viên Hoa Mỹ Hạnh lại lâm cảnh không tiền đóng viện phí. Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe của nữ diễn viên cải lương một thời đã có dấu hiệu hồi phục. Bà có thể tự ăn và đi lại. Tuy nhiên, bác sĩ thông báo bà cần phải xét nghiệm thêm nên chuyển bà sang bệnh viện Nguyễn Tri Phương để tiến hàn

Thi Tài năng trẻ sân khấu Cải lương và Dân ca kịch toàn quốc 2017

Hình ảnh
Đến dự Lễ Khai mạc có: NSND Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi; Bà Nguyễn Hòa Hiệp - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, Ủy viên Ban chỉ đạo Cuộc thi; NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Ủy viên Ban Chỉ đạo cuộc thi; Ông Lê Minh Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi; Bà Đặng Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Đồng Nai, đồng Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi; cùng đông đảo nghệ sĩ của các đơn vị nghệ thuật tham gia cuộc thi.   NSND Vương Duy Biên tham dự tại lễ khai mạc “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2017” Diễn ra từ ngày 04 đến ngày 11.11, “Cuộc thi Tài năng trẻ Diễn viên sân khấu Cải lương và Dân ca kịch chuyên nghiệp toàn quốc - 2017” thu hút sự tham gia của 20 đơn vị nghệ thuật Cải lương và Dân ca kịch trên toàn quốc bao gồm: Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Nhà hát Nghệ

Đào kép cải lương một thời vang bóng

Hình ảnh
(Dân Việt) Những năm 50 của thế kỷ trước có thể nói là thời kỳ cải lương thịnh hành ở miền Nam. Bấy giờ, các gánh lớn biểu diễn ở những nơi đô hội như thị xã, thành phố lớn. Còn các chợ huyện, chợ xã “dành” cho các gánh hát nhỏ, thường gọi là gánh hát “Bầu Tèo”.  Mấy gánh hát nhỏ thường chọn nhà lồng chợ làm nơi biểu diễn. Trước nhà lồng, họ treo một hàng ngang chân dung các nghệ sĩ quan trọng. Tấm hình nào cũng được phóng lớn, tô màu đẹp đẽ. Những tấm hình này quyến rũ nhiều người dân quê đứng xem mê mệt, nhất là trẻ em. Nhìn hình đã đời, người ta tìm tới nơi trọ của các đào kép chính. Thường thì họ ăn và ở trong một nhà dân nào đó. Coi nghệ sĩ “mãn nhãn” người ta chưa vừa lòng, nên có bà, có cô còn mua bánh hoặc làm thức ăn ngon đem tới biếu các nhân vật này như bày tỏ lòng cảm mến.   Gánh hát đào kép cải lương xưa một thời vang bóng. Ảnh: T.L Cũng như các đoàn hát nhỏ, các đoàn hát lớn diễn ở các rạp hát ở thành thị cũng treo hình đào kép trước cửa rạp. Cá

‘Khi tôi ngồi ăn pizza thì nhiều người đang hy sinh’

Một câu chuyện tiêu biểu của văn học Nam bộ mà hiện nay không ít người đã lãng quên” - nghệ sĩ Thành Lộc. Chưa công diễn nhưng vở nhạc kịch Tiên Nga của nghệ sĩ Thành Lộc đã làm xôn xao giới nghệ sĩ và khán giả. Bởi lâu lắm rồi sân khấu mới có lại một vở diễn xứng đáng với ý nghĩa “thánh đường” và bởi cũng khá lâu rồi nghệ sĩ Thành Lộc mới trở lại với vai trò đạo diễn. Gỡ mấy hàng ghế đầu, chấp nhận mất doanh thu . Phóng viên: Anh có đồng ý không khi nói rằng vở nhạc kịch của anh phảng phất bóng dáng vở cải lương Kiều Nguyệt Nga của Nhà hát Trần Hữu Trang? + Nghệ sĩ Thành Lộc : Tôi đồng ý với ý kiến vở của tôi có gì đó giống cải lương vì vở cải lương cũng từ truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu làm ra nên câu chuyện, tình tiết sẽ giống nhau như vậy thôi. Tôi làm Tiên Nga là nhạc kịch vì tôi thích ngôn ngữ nhạc kịch, vì nó là nhạc mới. Bây giờ lớp trẻ không mê cải lương nhiều. Tôi muốn dùng hình thức nhạc kịch làm cầu nối để cho giới trẻ từ từ yêu thể loại

Đan ca miet vuon123456789

Hình ảnh
Đàn guitar và sến nghe rất là bốc khói nè các bạn Nếu mà 2 cây đàn này mà nhường nhau để ra vào xen kẻ chút nữa thì quá là tuyệt vời! Người ca dù gọi là miệt vườn nhưng lại rất hay và tự tin nếu như kết thúc câu ngon hơn tí nữa thì quả là trọn vẹn! Xin cám ơn người quay và chia sẻ clip