Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 17, 2018

Kiều Phượng Loan - Bền bỉ tình yêu nghệ thuật

Hình ảnh
10 năm xa sàn diễn, ngày trở lại, nghệ sĩ Kiều Phượng Loan dốc hết tâm sức với niềm đam mê cháy bỏng cho sân khấu Trở lại với sân khấu không còn là hình ảnh cô đào ngày xưa, nghệ sĩ Kiều Phượng Loan đã thực hiện hàng loạt chương trình đưa nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ vào học đường. Song song đó, bà còn dàn dựng các trích đoạn cải lương phục vụ khán giả tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM, đạo diễn Chương trình Nghệ thuật cải lương trên đường hội nhập nhân kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN và dàn dựng kịch bản “Núm ruột quê hương” nhân dịp lễ Quốc khánh 2-9. Nhìn Kiều Phượng Loan đam mê, nhiệt huyết với nghề như thể, khó ai ngờ bà từng rời xa sàn diễn suốt 10 năm để chiêm nghiệm về cuộc đời, về tình yêu to lớn mà mình đã dành cho nghệ thuật cải lương. Như để chuộc lại lỗi lầm Tuổi thanh xuân đã qua, không còn là cô đào chánh kiêu sa trên sàn diễn, Kiều Phượng Loan lui về với công việc đạo diễn, dàn dựng và truyền nghề cho nghệ sĩ trẻ. Bà được Trung tâm Tổ chức Bi

NS Kiều Phượng Loan lý giải vì sao “đào" hóa "kép”

Hình ảnh
(NLĐO) - Xưa nay trong ánh sáng muôn màu của sân khấu cải lương, nghệ thuật hóa thân luôn mang đến cho khán giả những bất ngờ, thú vị. Trong quá trình gần 100 năm hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương đã có không ít những nghệ sĩ tài hoa đi vào huyền thoại bằng những vai diễn chinh phục hàng triệu khán giả. Đào đóng kép là một trong những điều kỳ lạ trên sân khấu cải lương. Những vai diễn ấy đã làm phong phú thêm nền nghệ thuật dân tộc một thời chiếm địa vị độc tôn của sân khấu miền Nam. NS Kiều Phượng Loan đã lý giải về nét diễn độc đáo này: NS Kiều Phượng Loan trong vai Lý Quảng (vở "Hoa Mộc Lan" Phóng viên:  Chị bắt đầu thể hiện những vai kép từ khi nào? Lúc nhận các vai diễn này chị có ngại không? Nhất là những cảnh phải âu yếm với bạn diễn là nữ? NS Kiều Phượng Loan:  Tôi được học từ Trường Quốc gia kịch nghệ Sài Gòn tức Nhạc Viện TPHCM ngày nay. Tôi được các thầy cô tận tụy truyền nghề như: Phùng Há, Năm Châu, Duy Lân, Kim Cúc, Chín Trích…Lúc

Nữ nghệ sĩ "Gãy gánh giữa đường": Khóc cho phận đời

Hình ảnh
(NLĐO) - Phải chăng vì hôn nhân không hạnh phúc, họ đã chấp nhận đau khổ để đổi lại vốn sống đáng quý, áp dụng cho vai diễn trên sân khấu. Và hầu hết họ đều thành công, trở thành những ngôi sao rực sáng? NS Kiều Phượng Loan và NS Mỹ Chi Không phải nữ nghệ sĩ nào cũng cho rằng cảm ơn những cuộc hôn nhân gãy đổ đã giúp mình có thêm trải nghiệm để hóa thân thành công vào nhân vật. Vì chẳng ai đem hạnh phúc của chính mình ra làm phương tiện hành nghề. Lý giải về điều này, NS Kiều Phượng Loan - nổi tiếng với vai nữ vương trong vở "Truyền thuyết tình yêu" - tâm sự: "Tôi làm đào chánh, trưởng đoàn cải lương Phước Chung. Sau khi hôn nhân sụp đổ, tôi ôm con nuôi, không than vãn một lời. Lúc đó nản lắm, muốn bỏ hết tất cả. Nhưng rồi ai sẽ nuôi con, còn niềm đam mê và sự kỳ vọng của gia đình. Vậy là tôi tiếp tục đi tới cùng, lèo lái đoàn hát, chấp nhận thân "gãy gánh" để hàn gắn những nỗi đau bằng chính nghề hát của mình". NSƯT Diệu Hiền bên cạnh

Nữ nghệ sĩ "gãy gánh giữa đường": Tránh vết xe đổ

Hình ảnh
(NLĐO) - Rất nhiều nữ nghệ sĩ sau lần "gãy gánh giữa đường" đã tìm được bến đổ hạnh phúc. Họ lại đối mặt với việc dạy dỗ con cháu để tránh vết xe đổ của chính mình NSƯT Thanh Nguyệt và NS Quốc Nhĩ Cuộc hôn nhân của NS Thanh Hằng đã một lần khiến phải sống cảnh "gãy gánh" nên chị rất sợ các cô con gái của mình đi theo nghề hát, lại sẽ chịu cảnh chia ly. Do đó, khi gặp được một bến đỗ hết lòng thương yêu, cảm thông cho nghề nghiệp của một cô đào hát, chị sung sướng và khẳng định đó là "sự vất vả đã được đền bù". Các con của chị đã được đoàn tụ gia đình với mái ấm mới mà chị xây dựng tại nước Úc. "Một lần nữa tôi chấp nhận xa nghề, xa sân khấu 15 năm để nuôi dạy con nên người, rồi mới xin phép chồng quay về nước hội ngộ khán giả" – NS Thanh Hằng kể. NS Thanh Hằng và em gái Thanh Ngọc NSƯT Thanh Nguyệt chắp nối hạnh phúc với NS Quốc Nhĩ, họ trở thành đôi bạn diễn ăn ý, cùng nhau nuôi con. "Ông Nhĩ mang cơm qua thăm bệnh

Gian nan bảo tồn nghệ thuật tuồng

Hình ảnh
Gian nan bảo tồn nghệ thuật tuồng Tuồng là môn nghệ thuật sân khấu truyền thống độc đáo của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, cũng giống như những loại hình nghệ thuật truyền thống khác, tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Ở đó việc bảo tồn để duy trì và phát triển nghệ thuật tuồng đang là “bài toán” không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo. Nghệ thuật tuồng đang lay lắt tồn tại. Mất dần khán giả Tuồng còn gọi là hát bội, hát bộ, bộ môn nghệ thuật cổ điển và bác học bậc nhất Việt Nam. Là một loại văn nghệ trình diễn cổ truyền, được hình thành trên cơ sở ca, vũ, nhạc và các trò diễn xướng dân gian vốn có từ lâu đời và rất phong phú của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, nhìn lại chặng đường từ khi hình thành và phát triển của nghệ thuật tuồng cho đến nay đang là những “bước đi thụt lùi”, nếu không nói là khủng hoảng. Ở đó, một trong những yếu tố cơ bản là khán giả đang dần thưa thớt, nếu không nói là “ghẻ lạnh” với loại hình nghệ thuật này. Trong đó, cũng giống với nhiều loại hình

Lang thang cùng câu vọng cổ trên sông

Hình ảnh
Lang thang cùng câu vọng cổ trên sông Vừa đặt chân lên thành phố Long Xuyên, tôi đã  sướng con mắt khi nhìn thấy những con thuyền chở trái cây chất ngất trên sông Hậu. Những chiếc xe đẩy xúm xít chờ lấy hàng từ bến phà Ô Môi. Người xe tấp nập vào ra. Tôi len trong những buồng chuối cùng với đống dừa xanh mướt, theo con phà hướng về Cù lao Ông Hổ (cách TP Long Xuyên 4km). Nắng sớm thắp sáng những búp sóng trên sông, lấp lánh tựa những lời chào...   Ảnh minh họa: Internet Ký ức 130 năm Tôi nói đến con số 130, với nỗi bồi hồi khôn nguôi khi bước vào ngôi nhà gắn bó thời niên thiếu của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, trên Cù lao Ông Hổ, nay là xã Mỹ Hòa Hưng. Ngôi nhà gỗ còn nguyên vẹn những kỷ niệm xưa, hơi ấm trên cánh võng, thắm đỏ những cánh hoa dâm bụt bên hàng cau cao vút. Người cất tiếng chào đời bên dòng Hậu Giang vào ngày 20-8-1888. Tôi đọc trường ca "Bài thơ Hắc Hải" của cố thi sĩ Nguyễn Đình Thi treo trên tường, nhớ lại một quãng đời hoạt động cách mạng của

Cải lương hoài vọng

Hình ảnh
Cải lương hoài vọng SGGP   Chủ Nhật, 24/6/2018 09:07 Đó là câu chuyện từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, thời ấy phần nào còn đang giai đoạn vàng son của sân khấu cải lương.  Ở quê tôi, phải lâu lắm mới có một gánh cải lương về hát cho bà con xem. Gánh hát thường quây thành vòng rào, diễn ở khu nhà lồng chợ hoặc khoảng sân rộng trong ủy ban xã, thị trấn. Nào dám mơ đến những đoàn cải lương lớn, những gánh tên tuổi trong ký ức tuổi thơ tôi chỉ là những gánh hát nhỏ, do các ông bầu mê cải lương tự bỏ tiền đầu tư, đứng ra quy tụ nghệ sĩ và tổ chức lưu diễn cho người dân khắp vùng quê nghèo. Thời ấy, người ta vẫn hay gọi là “gánh hát” chứ không phải gọi đoàn hát, có lẽ do mỗi lần đi lưu diễn, ngoài một chiếc xe lớn chở toàn bộ phông màn, đạo cụ và gia đình ông bầu, còn lại mỗi nhân viên, nghệ sĩ đều phải tự gồng gánh phần hành lý của mình.  Lớn thêm một chút, những năm tôi học cấp hai, gánh hát có quy mô hoành tráng hơn, điểm diễn khi là khu trung tâm của xã, khi

Đậm tình với Trời trao của lạ

Hình ảnh
Đậm tình với Trời trao của lạ SGGP   Thứ Ba, 17/7/2018 08:17 Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B vừa ra mắt vở mới Trời trao của lạ (tác giả, đạo diễn: Mai Thắm), với sự tham gia diễn xuất của NSƯT Hạnh Thúy, các diễn viên Thanh Tuấn, Phương Bình, Quỳnh Anh, Thái Kim Tùng, Lê Hoàng Giang, Hồng Nhung, nghệ sĩ Nhã Thy… Một cảnh trong vở Trời trao của lạ Nội dung, cấu tứ của câu chuyện kịch không quá xa lạ với khán giả mê sân khấu, nhưng bằng tài năng và nỗ lực hết mình với nghề, với sàn diễn của ê kíp, Trời trao của lạ đã đem đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc, lúc vui cười sảng khoái, khi lại lắng lòng với những khoảnh khắc xúc động.  Đó là một câu chuyện đời thường thật bình dị về Út Diệu (NSƯT Hạnh Thúy), cô của Tùng (Hoàng Giang), đã hy sinh cả tuổi trẻ để nuôi nấng dạy dỗ đứa cháu trai sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tình yêu thương ấy của người phụ nữ được tôn vinh, như đóa hoa thơm ngát tỏa hương giữa dòng đời xuôi ngược, mang đầy thử thách.  Cùng một quan điểm xem trọ

Thăng trầm cùng cải lương: Nữ triệu phú tuổi 17

Hình ảnh
LTS: Cuốn bút ký chân dung Châu, chút tạ tình tri âm (Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành) không chỉ cho thấy “những trang đời lộng lẫy” của nữ nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu tài sắc, mà còn cả một thời vang bóng của sân khấu cải lương miền Nam.  Thanh Niên xin lược trích giới thiệu cùng độc giả. Mỹ Châu năm 12 tuổi sắm vai ông vua con trong vở 'Khi rừng mới sang thu' của gánh Út Bạch Lan ẢNH: TƯ LIỆU Một bước lên đại ban   Mấy bữa nay, cả thị trấn Long Xuyên rần rần đồn có đoàn Kim Chưởng về tỉnh này hát. Họ về thiệt, đại ban thiệt, trống dong cờ mở, đào kép sáng chiều lượn lờ ngoài chợ cho bà con trầm trồ ngắm nhìn. Tối đó, Châu được anh Phi Hùng, kép chính của đoàn Tiếng Chuông mà Châu đang hát, dẫn đi coi Út Bạch Lan và Thành Được. Châu náo nức lắm. Anh Hùng quen với người nổi tiếng nọ kia, Châu thế nào cũng được ảnh dẫn theo vô diện kiến họ. Y như rằng. Hình như ai ảnh cũng quen, ai cũng biết mặt ảnh. Hai anh em lướt qua râm ran tiếng chào