Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 1 23, 2019

"Thái hậu Dương Vân Nga" trên Sân khấu Trịnh Kim Chi

Hình ảnh
Xem kịch cổ trang với cách làm của Sân khấu Trịnh Kim Chi để thấy sự hưởng ứng đón nhận của khán giả, nhất là với một vở diễn đề tài lịch sử chống ngoại xâm như "Thái hậu Dương Vân Nga" Với mục đích làm mới sàn diễn khi hướng công chúng đến với kịch cổ trang, Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi đã có một tác phẩm sân khấu lịch sử được dàn dựng nghiêm túc về nhân vật Thái hậu Dương Vân Nga. Lao động nghệ thuật nghiêm túc Điều đáng quý của Sân khấu Trịnh Kim Chi là các nghệ sĩ trẻ dám lao vào một đề tài khó vốn được nhiều sân khấu khai thác, từ việc biên tập lại kịch bản cải lương, biến thành câu chuyện kịch nói đã là một nỗ lực vượt lên chính mình. Trước hết, lời thoại mang đúng chất bi hùng của từng nhân vật là thử thách lớn đối với một sân khấu kịch còn quá non trẻ trong cách thể hiện tác phẩm kinh điển như Sân khấu Trịnh Kim Chi. Thế nhưng, nỗ lực đó thật đáng ghi nhận. Bỏ qua một vài tiểu tiết chưa mấy thuyết phục về câu thoại của một vài nhân vật, mà theo giới chuyên mô

NSND Bạch Tuyết hát mừng "100 năm sân khấu cải lương" với học sinh

Hình ảnh
(NLĐO) - NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tiểu Long, ca sĩ Bích Thủy, Hạ Châu, Dương Hồng Loan đã cùng hát với học sinh những giai điệu ngũ cung dạt dào tình cảm nhân ""Kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương" NSƯT Kim Tiểu Long hát trong chương trình Kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương tại Trường PTTH Phạm Phú Thứ - quận 6, TP HCM Nằm trong khuôn khổ hoạt động sân khấu học đường của CLB Sân khấu Lạc Long Quân trực thuộc Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TP HCM, chương trình "Kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương", đưa âm nhạc dân tộc và sân khấu vào học đường" đã được khởi động tại trường PTTH Phạm Phú Thứ (quận 6, TP HCM) vào chiều 22-1, mở đầu cho chuỗi hoạt động trong năm 2019 với 100 suất diễn tại các trường cấp 2, cấp 3 và đại học. Tham gia chương trình có các nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ: Bạch Tuyết, Kim Tiểu Long, Dương Hồng Loan, Hạ Châu, Bích Thủy, Khánh Tuấn, Tâm Tâm, Nghi Tâm, Huỳnh Bá Thanh, Huỳnh Quý, Thành Danh, Cẩm Như, Bình Chinh…

Triển lãm “Nghệ thuật sân khấu cải lương - Hồn dân tộc”

Hình ảnh
Chiều tối 10-1, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, chuỗi hoạt động kỷ niệm 100 năm sân khấu cải lương hình thành và phát triển đã diễn ra với phần mở đầu là nội dung trưng bày triển lãm “Nghệ thuật sân khấu cải lương - Hồn dân tộc”, giới thiệu sự hình thành và phát triển của nghệ thuật sân khấu cải lương. Biểu diễn đờn ca tài tử tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ vào tối 10-1. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG Trong đó là hình ảnh một số vở tuồng cải lương kinh điển, nổi tiếng suốt bao thập kỷ, sống mãi cùng năm tháng, như:  Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Nửa đời hương phấn, Tiếng trống Mê Linh …; hình ảnh các cuộc thi  Chuông vàng vọng cổ,  Hội thi giọng ca cải lương  Bông lúa vàng ; chương trình đưa cải lương đến với học đường; các hoạt động chào mừng 100 năm sân khấu cải lương…  Bên cạnh nội dung triển lãm hình ảnh còn có hoạt động trưng bày các hiện vật của sân khấu cải lương truyền thống, được thiết kế kết hợp với các tiểu cảnh giúp kiến tạo một không gian thưởng lãm đậm nét văn hóa nghệ thuật Nam bộ. Đặc

Đêm tôn vinh 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Tối 13-1, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM) đã diễn ra chương trình giao lưu, biểu diễn, tôn vinh 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu cải lương. Đến dự có các đồng chí: Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM; Trương Thị Ánh, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Thân Thị Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch UBMTTQ TPHCM; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể TPHCM; lãnh đạo Sở VH-TT-DL các tỉnh, thành lân cận, các nghệ sĩ cải lương và đông đảo công chúng mộ điệu. Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen tặng những nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu cải lươ

Trăm năm giữ lại hồn xưa

Hình ảnh
Hiện nay cũng đã có một số tác phẩm viết về nguồn gốc, sự ra đời của nghệ thuật cải lương Nam bộ, như Hồi ký 50 năm mê hát của cụ Vương Hồng Sển, Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam của GS Trần Văn Khê, cùng những quyển hồi ký hoặc viết về các nghệ sĩ sân khấu như Trần Hữu Trang, soạn giả ca kịch cải lương của GS Hoàng Như Mai… Đó là chưa kể đến rất nhiều bài viết khảo cứu, về các nhân vật liên quan đến cải lương trên các báo và tạp chí. Cần ghi lại lịch sử cải lương Đọc qua các quyển sách như trên, người ta cũng chưa thống nhất về năm hình thành nên cải lương và gánh hát nào là gánh cải lương đầu tiên? Năm 1917 là thời điểm ra đời tuồng  Vì nghĩa quên nhà  của nhóm Cải lương kịch xã ở Sa Đéc. Đến năm 1918, là tuồng  Pháp Việt nhứt gia  hay  Kim Vân Kiều  của gánh Thầy Năm Tú… Sau đó, Tân Thinh Ban có vở  Bạch Tuyết kiên trinh  vào năm 1921 với bài diễn thuyết về cải lương của hai ông Nguyễn Quốc Biểu và Lâm Hoài Nghĩa trước khi công diễn. Riêng nhà

Cải lương cần những cuộc cải cách

Hình ảnh
Ngày 27-12, Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật TPHCM tổ chức tọa đàm “Nhìn lại 100 năm sân khấu cải lương - Giá trị nghệ thuật, những bất cập và giải pháp”. Đến dự có đồng chí Thân Thị Thư, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM cùng đại diện các cơ quan văn hóa, nhà lý luận phê bình, NSND, NSƯT, soạn giả, đạo diễn, nghệ sĩ sân khấu cải lương, giảng viên và sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật… Muôn trùng khó khăn Phát biểu tại tọa đàm, các ý kiến đều ghi nhận những giá trị đặc sắc mà sân khấu cải lương có được trong quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng về những khó khăn mà sân khấu cải lương đang gặp phải. Nhà lý luận phê bình Nguyễn Chương chia sẻ: “Cải lương muốn phát triển thì phải phát triển song hành với công nghệ video, phim - khai thác cải lương bằng phương tiện nghe nhìn. Giới nghệ sĩ cần cơ quan quản lý nhà nước mạnh tay bảo vệ bản quyền, những vở diễn từ cải lương sàn gỗ đến video cải lươ