Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 21, 2017

NSND Bạch Tuyết tái xuất với phiên bản vọng cổ Chạm Khẽ Tim Anh Một Chút...

Hình ảnh
Chạm nhẹ ...nhưng chạm nhiều lần thì nó không nhẹ đâu ...kakakakak Đố ACE bài đàn này NS nào đàn guitar?

Tài năng violin trẻ Việt Nam đoạt giải nhất Cuộc thi âm nhạc quốc tế tại Thái Lan

Hình ảnh
VTV.vn - Cao Hoàng Linh - học sinh năm thứ 4 Khoa Dây, thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ để đạt giải nhất của cuộc thi. Cuộc thi âm nhạc quốc tế (International Music Competition) được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan từ ngày 12-18/11. Diễn ra mỗi năm một lần, cuộc thi đã thu hút nhiều thí sinh từ nhiều nước tham dự như: Canada, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. Ban giám khảo cuộc thi là những nghệ sĩ giàu kinh nghiệm đến từ Mỹ, Italy, Argentina, hay Ba Lan. Tuy mới 10 tuổi nhưng Hoàng Linh được giới chuyên môn đánh giá là một tài năng violin trẻ, em từng có hai năm liền nhận được học bổng tham gia trại hè International Music Sessions (IMS) - USA. Hoàng Linh cũng từng được nhận học bổng "Tài năng trẻ âm nhạc cổ điển Việt Nam" và có chuyến biểu diễn xuyên Việt trong tháng 8/2017 vừa qua.

NSND Lệ Thủy: Thầy tôi từng đuổi nghệ sĩ bỏ vàng mua nghề

Hình ảnh
(NLĐO) Là một trong nghệ sĩ luôn đồng hành với thế hệ diễn viên trẻ, dù không xưng là thầy dìu dắt bất kỳ một diễn viên nào, nhưng rất nhiều nữ diễn viên của bộ môn cải lương đã xem NSND Lệ Thủy như một bậc thầy trong nghệ thuật ca diễn. Ngày 20-11, bà đã trải lòng với bạn đọc báo NLĐ NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, NS Bình Tinh và ca sĩ Dương Đình Trí Phóng viên: Điều gì khiến bà nhớ nhất khi nghĩ đến ngày 20-11 hằng năm? Trong cuộc sống bà có nghĩ đến việc sẽ nhận học trò để dìu dắt, uốn nắn trên con đường nghệ thuật? - NSND Lệ Thủy: Hằng năm cứ đến ngày này tôi nhớ chương trình mang tính truyền thống của Cung Văn hóa Lao Động TP HCM, đó là cuộc giao lưu "Thầy trò thành đạt" năm 2003, khi đó tôi và thầy tôi là soạn giả NSND Viễn Châu đến Hội trường A tham dự và gặp nhiều tấm gương "tôn sư trọng đạo" ở các lãnh vực văn hóa nghệ thuật, xã hội, khoa học, giáo dục....Năm đó, về lãnh vực nghệ thuật có ba nghệ sĩ gồm tôi, Quyền Linh và Tạ Mi

Bạch Long có một tình chung thủy trọn đời

Hình ảnh
(NLĐO)- Nghệ sĩ Bạch Long nói cuộc đời ông trải qua nhiều mối tình nhưng có bốn mối tình khiến ông khắc cốt ghi tâm. Riêng với sân khấu, ông có thể chung thủy cho đến hết đời, dù sân khấu có phụ ông Nghệ sĩ Bạch Long Xuất hiện trong chương trình Nghệ sĩ đa tài đang rất được cộng đồng mạng yêu thích hiện nay, nghệ sĩ  Bạch Long bảo sau nhiều lần từ chối vì ngại vấn đề tuổi tác nhưng vì cuối cùng, vì không thể cưỡng lại sức hút của sân khấu, ông đã nhận lời tham gia một chương trình truyền hình với tham vọng của riêng mình  dù có thể trở thành nghệ sĩ lớn tuổi nhất chương trình.  Nghệ sĩ Bạch Long trong tiết mục biểu diễn Ông bảo: "  Tôi lớn tuổi nhưng tâm hồn còn trẻ. Nếu làm bất cứ điều gì có thể cống hiến cho nghệ thuật, tôi đều sẵn sàng. Tôi tham gia chương trình   không phải để thi thố. Tôi chỉ đem lời ca tiếng hát, công sức, tác phẩm hay cho khán giả xem. Qua đó họ thấy một Bạch Long sống chết vì nghề mà thôi".   Ông có thể cười

“Em yêu dân ca” đưa âm nhạc dân tộc vào trường học

Hình ảnh
“Em yêu dân ca” đưa âm nhạc dân tộc vào trường học VOV.VN - Sở giáo dục TP HCM sẽ phổ cập bộ sách “Em yêu dân ca” vào các trường tiểu học để các thầy, cô dùng làm tài liệu giảng dạy. Gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc thông qua việc đưa âm nhạc dân tộc đến với trường học là nội dung nhận được nhiều sự quan tâm trong Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay” diễn ra sáng nay (20/11) tại TP HCM. Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay” do Hội Âm nhạc TP HCM tổ chức với sự tham dự của nhiều nhạc sĩ, ca sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực âm nhạc, văn hóa. 17 tham luận trình bày tại hội thảo đã nêu được thực trạng của đời sống âm nhạc dân tộc với những bất cập tồn tại. Âm nhạc dân tộc đang dần tách rời với đời sống công chúng, nhất là với giới trẻ, bởi sự du nhập liên tiếp các hoạt động giải trí hiện đại. Trẻ em ở các đô thị ít được nghe, được biết đến các loại hình âm nhạc

Cô giáo trẻ dạy Anh văn bằng những điệu ví dặm sâu lắng

Hình ảnh
Mong muốn dân ca ví dặm lan tỏa ra thế giới, cô Đặng Thị Anh Phương (33 tuổi, giáo viên Trường THPT Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã tự sáng tác và chuyển lời tiếng Anh bằng các điệu ví dặm để tập cho các em hát. Cô Phương trong một giờ lên lớp Là giáo viên Anh Văn nhưng cô Phương lại đam mê hát ví dặm. Vì thế, cô đã sáng tạo những bài tiếng Anh thành những ca khúc ví dặm thân thuộc, dễ nhớ. Lớn lên từ vùng đất dân ca ví dặm Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, cô Phương từ nhỏ đã được nghe hát lẩy Kiều, xẩm Kiều và các làn điệu dân ca ví dặm thông qua lời ru của bà, của mẹ. Tuổi thơ của cô được nuôi dưỡng bằng dòng nhạc dân gian, điệu ví quê, sau này trở thành một đam mê nghệ thuật trong cô. Cô Phương chia sẻ, niềm đam mê những điệu ví, điệu dặm xuất phát từ NSND Hồng Lựu và NSND Nguyễn Trọng Tuấn. Thỏa sức đam mê, thời còn đi học tôi lặn lội đạp xe đạp sang nhà hát dân ca Nghệ An để nghe các nghệ sĩ hat, dạy. Từ bao giờ những điệu v

Phục dựng hoàn chỉnh trình thức Hát Cửa đình trong ca trù

Hình ảnh
Ca trù hay còn gọi là ả đào, cô đầu… loại di sản độc đáo của cha ông, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa thi ca và âm nhạc. Cùng với sự phát triển của xã hội, không gian dành cho ca trù ngày càng thu hẹp, hiện nay chủ yếu là ca quán (hát chơi). Trình thức Hát Cửa đình được coi là gốc gác của ca trù gần như thất truyền do không còn người thực hành. Một tiết mục hát trong không gian Hát Cửa đình. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN Tiếc của, xót ruột di cảo cha ông, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) và nhóm cộng sự đã nghiên cứu, phục dựng trình thức Hát Cửa đình (hát thờ) trong dự án bảo tồn ca trù ở Hà Nội theo phương pháp tiếp cận mới; thực hành nhuần nhuyễn hát, điểm chầu theo đúng lề lối cổ truyền.  Tìm về chuẩn mực ca trù  Từ trước tới nay, đào, kép ở giáo phường ca trù thường chỉ học bài bản qua truyền nghề, truyền khẩu. Qua nhiều năm bị “bỏ rơi” việc

Phát huy chất liệu dân gian trong âm nhạc

Hình ảnh
Phát huy chất liệu dân gian trong âm nhạc SGGP Thứ Ba, 21/11/2017 08:22 Sáng 20-11, Hội Âm nhạc TPHCM tổ chức Hội thảo khoa học “Bản sắc dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc hiện nay”. 17 tham luận cùng các ý kiến đóng góp đã giúp làm rõ hơn tình hình thực tiễn hoạt động sáng tạo âm nhạc trong giai đoạn đất nước phát triển và hội nhập. Những giai điệu âm nhạc dân tộc luôn có khán giả riêng Vận dụng chất liệu dân gian dân tộc  Tại hội thảo, các ý kiến cho