Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 29, 2018

Danh cầm Văn Vĩ và nỗi khổ nhục tuổi thơ

Hình ảnh
Danh cầm Văn Vĩ và nỗi khổ nhục tuổi thơ Đầu thập niên 60, danh cầm khiếm thị tài ba Văn Vĩ - với tiếng đàn bay bướm tuyệt diệu đã làm say mê hàng triệu khán thính giả mộ điệu nhạc tài tử cải lương. Sự có mặt của danh cầm thời đó được các bầu sô đại nhạc hội xem trọng, là nhạc công tạo nên các tiết mục ăn khách. Nhạc sĩ Văn Vĩ. Văn Tài, con trai út của nhạc sĩ Văn Vĩ, kể lại cuộc đời cha mình: "Thời niên thiếu, khi ba tôi vừa biết đàn thì cũng là lúc cô Út Bạch Lan mới biết ca, cả hai người cùng có một hoàn cảnh thiếu đói như nhau, phải đem tiếng đàn lời ca phối hợp đi... ăn xin. Ăn xin bằng ca hát lúc bấy giờ luôn gặp khó khăn, bị lính mã tà rượt đuổi, bắt bớ, hăm he. Ba tôi và cô Út phải bỏ xứ qua tận bên Miên tìm đất sống. Tại xứ lạ quê người, cha tôi và cô Út Bạch Lan gặp được bác Hai Minh, cũng đồng hội đồng thuyền đi bán tiếng đàn lời ca để đổi lấy chén cơm và kết hợp lại thành bộ ba. Cha tôi và bác Hai Minh (sau này giàu lắm, có hiệu ảnh lớn tại ngã sáu Sài

Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ: Người con của đất Cần Giuộc

Hình ảnh
Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ: Người con của đất Cần Giuộc Cập nhật,  05:59, Thứ Năm, 31/03/2016 (GMT+7) Danh cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm, sinh năm 1929, tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ông mất năm 1985. Xưa nay tạo hóa thường ban cho những người có tật thì thiên phú cho họ cái tài, ông bị khiếm thị lúc mới vừa 3 tuổi và sau này trở thành một danh cầm khiếm thị tài hoa nhất trong các nhạc sĩ Cải lương Nam bộ. Ông biết đờn Gáo từ năm 7 tuổi, sau đó học đờn Kìm, Guitar lõm, Violon… Nhạc cụ nào ông cũng thành thạo, nhưng riêng Guitar phím lõm là nhạc cụ đã đưa ông lên hàng "Đệ nhất danh cầm" và nét riêng của ông là kỹ thuật nhấn chữ "xang" vọng cổ trên cả tuyệt vời, mà cho đến bây giờ chưa một ngón đờn nào vượt qua nổi. Cuộc đời một nhạc sĩ tài hoa như ông lại phải vượt lên số phận bất hạnh của mình để tạo tên tuổi không là chuyện đơn giản. Thời thơ ấu của ông không được may mắn. Hồi đó, mẹ ông và mẹ NSƯT Út Bạch Lan kết nghĩa chị em vì đồng cảnh

Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ: Để đời chữ "xang" và dây "bán ngân giang"

Hình ảnh
Đệ nhất danh cầm Văn Vĩ: Để đời chữ "xang" và dây "bán ngân giang" * Đỗ Dũng Đại danh cầm Văn Vĩ tên thật là Đinh Văn Dậm sinh năm 1929 tại xã Bình Đăng ( nay xã Bình Hưng) , Cần Giuộc, Long An. Ông đã biết Đờn Gáo từ năm bảy tuổi, sau đó học đờn Kìm, Guitar lõm, Violon...Nhạc cụ nào ông cũng thành thạo, nhưng riêng Guitar lõm là nhạc cụ đã đưa ông lên hàng "Đại nhất Đại danh cầm" và nét riêng của ông là kỹ thuật nhấn chử "xang" vọng cổ trên cả tuyệt vời, mà đến bây giờ chưa có ngón đờn nào vượt qua. Tuy vậy, cuộc đời một nhạc sĩ tài hoa như ông lại phải vượt lên số phận bất hạnh của mình để tạo nên tên tuổi không là chuyện đơn giản. Nghĩa là thời thơ ấu của ông đã không được may mắn, khiếm thị và gia đình nghèo. Hồi đó, mẹ ông và mẹ NSUT Út Bạch Lan kết nghĩa chị em vì đồng cảnh ngộ, nên ông và bà Út cũng là hai anh em. Văn Vĩ biết đờn nên dạy Út Bạch Lan ca, rồi Út Bạch Lan dẫn Văn Vĩ đi hát rong kiếm tiền để phụ hai bà mẹ. Nhờ ca dạo

Danh cầm khiến thiên hạ khóc mỗi khi so dây

Hình ảnh
Đến thăm "Đệ nhất danh cầm đương đại" Văn Giỏi, tôi bật cho ông nghe mấy bài vọng cổ do các danh ca một thời trình bày. Chỉ nghe qua một đoạn nhưng ông có thể biết những ai ca, ca bản gì, ai đờn và đờn gì. Ông nổi tiếng khi đờn các bản oán, mỗi khi ông so dây nhả âm là khiến cho nhiều người rơi nước mắt. Ngón đờn thuyết phục lạ thường Không bị khiếm thị từ bé như "tiền nhân" Văn Vĩ, nhưng năm 29 tuổi (1976), đôi mắt của Văn Giỏi (tên thật là Trần Văn Giỏi, quê xã Long Trung, Cay Lậy, Tiền Giang) bị nhậm, sau đó kéo "mây cườm" và mờ dần, đến năm 1983 thì không thấy gì nữa. "Đệ nhất Danh cầm" đương đại Văn Giỏi Ông kể:"Nội ngoại toàn là dân chơi đờn ca tài tử - cải lương, có người đi đờn chính cho những gánh hát vào thập niên 50-60 của thế kỷ trước". Ngay từ nhỏ, Văn Giỏi đã lần lượt được "thọ giáo" từ những bậc "cao tay" ghi-ta phím lõm. Anh Tư Vĩ (con người cô ruột), dạy làm quen với dây, phím và bài

danh cầm Văn Giỏi - Tiếng nhạc tiếng lòng

NSƯT - danh cầm Văn Giỏi -  Tiếng nhạc tiếng lòng Đầu năm 2007, danh cầm Văn Giỏi đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSƯT. Nhắc đến anh, giới mộ điệu nhớ ngay đến ngón đờn tài hoa và cái tâm của người nghệ sĩ trong suốt cuộc hành trình cùng nghiệp dĩ. Tiếng nhạc như tiếng lòng của người con ưu tú đất Tiền Giang đã góp phần không nhỏ cho nền âm nhạc dân tộc nói chung và nghệ thuật cải lương nói riêng. “Trước năm 1975, tiếng đờn Văn Giỏi đã vang xa khắp lục tỉnh, thế nhưng nhiều người mến mộ tiếng đờn của anh không hề biết rằng anh là một nghệ sĩ khiếm thị. Không được nhìn đời bằng đôi mắt nhưng anh vẫn sống và làm nghề bằng thái độ lạc quan, trong sáng. Trong các danh cầm cải lương Nam bộ, Văn Giỏi đã tạo cho mình một phong cách riêng từ tư chất lẫn nghệ thuật diễn tấu nên đã tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng giới đồng điệu và mộ điệu. Sinh năm 1947 tại xã Long Trung, Cai Lậy, Tiền Giang, từ nhỏ Văn Giỏi đã được các nghệ nhân Tư Vĩ, Sáu Oanh cùng hai người cậu ruột hết lòng truyề

Danh cầm Văn Giỏi

Hình ảnh
Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) – Đại danh cầm Văn Giỏi là một nhạc sĩ nổi danh từ trước năm 1975, là một trong những danh cầm trong làng danh cầm cải lương Nam bộ.Ông có phong cách riêng từ tư chất lẫn nghệ thuật diễn tấu, một “Văn Giỏi” thần tượng của biết bao người mộ điệu và đồng điệu. Thế nhưng, từ lâu ông không được nhìn đời bằng đôi mắt bình thường như bao nhiêu người, mà chỉ cảm nhận bằng thái độ lạc quan trong sáng. Hành trình vào nghệ thuật   Nhạc sĩ Văn Giỏi xuất thân từ quê hương của cải lương ,ông sinh năm 1945 tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang – nơi có truyền thống đờn ca tài tử nổi tiếng. Ông bước vào nghề được bốn người thầy ở quê nhà truyền dạy tương đối đầy đủ và vững chắc, các bài bản ngón đàn… Nghệ nhân Tư Vĩ dạy vọng cổ các dây và một số bài bản cải lương; hai người cậu ruột thứ Ba và thứ Tám dạy Ba nam – Sáu bắc – Bảy bài (Bắc lễ) nhạc tài tử; nghệ nhân Sáu Oanh dạy Bốn oán.     Năm 18 tuổi ông đã rành nghề và tham gia hoạt động văn nghệ ở quê nh

NSƯT VĂN GIỎI: DÙ GÁC ĐỜN VẪN YÊU NỒNG CHÁY

Hình ảnh
NSƯT VĂN GIỎI: DÙ GÁC ĐỜN VẪN YÊU NỒNG CHÁY Nhạc sĩ Văn Giỏi xuất thân từ quê hương của cải lương, ông sinh năm 1945 tại xã Long Trung, huyện Cai Lậy, Tiền Giang – nơi có truyền thống đờn ca tài tử nổi tiếng. Ông bước vào nghề được bốn người thầy ở quê nhà truyền dạy tương đối đầy đủ và vững chắc, các bài bản ngón đàn… nghệ nhân Tư Vĩ dạy vọng cổ các dây và một số bài bản cải lương; hai người cậu ruột thứ Ba và thứ Tám dạy Ba nam – Sáu bắc – Bảy bài (Bắc lễ) nhạc tài tử; nghệ nhân Sáu Oanh dạy Bốn oán. Vừa qua, theo chân nghệ sĩ Kim Phụng từ Mỹ về thăm quê nhà, đã ghé đến thăm thầy, chúng tôi đã có những phút giây tìm hiểu về hành trình đến với nghệ thuật của người nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nghệ thuật sân khấu và nền cổ nhạc nước nhà. Năm 18 tuổi NSƯT Văn Giỏi đã rành nghề và tham gia hoạt động văn nghệ ở quê nhà (1961 – 1963). Sau đó ông lên Sài Gòn và tìm đến các bậc danh cầm đương thời như Văn Vĩ, Năm Cơ, Tư Thiên, Bảy Bá… để dợt nghề và học hỏi kinh nghiệm. Văn Giỏi được nghệ s