Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 5 21, 2018

Cải lương tuồng cổ nỗ lực hồi sinh

Hình ảnh
Thắng lớn về doanh thu của nhiều vở cải lương tuồng cổ gần đây khiến người trong giới tin rằng bộ môn nghệ thuật này sẽ hồi sinh nếu nỗ lực và biết cách làm Năm năm qua, sàn diễn cải lương tại TP HCM chỉ bám vào các sự kiện để hoạt động, trong khi các đơn vị tư nhân vẫn không rời thị trường, đầu tư cho cải lương tuồng cổ, nơi có lượng khán giả trung thành, nhờ vậy cải lương tuồng cổ có cơ hội hồi sinh trong gian khó. 4 vở diễn thắng lớn Thời gian qua, sàn diễn cải lương tuồng cổ được ghi nhận thắng lớn với 4 vở diễn thu hút đông khán giả một cách bất ngờ, đó là: "Má hồng soi kiếm bạc", "Loạn chiến phụng hoàng cung", "Ngai vàng và tội ác", "Dương gia tướng". Trái ngược với tình hình bán vé không mấy khả quan trước kia, các suất diễn của 4 vở này thu hút khán giả đến kín rạp. Mức đầu tư không cao, chỉ từ 150-200 triệu đồng/vở. Sau nhiều suất diễn, người đầu tư có thể lấy lại vốn và phát sinh lãi. Không chỉ trùng hợp về số lượng

Nghệ sĩ Hồng Nga "Viết hồi ký bằng liveshow"

Hình ảnh
(NLĐO)- Sau chuyến lưu diễn tại Mỹ, về nước nghệ sĩ Hồng Nga đã bắt tay chuẩn bị cho liveshow sẽ được tổ chức nhằm mục đích từ thiện. Bà nói qua từng liveshow sẽ như một quyển hồi ký kể về cuộc đời mình. NS Hồng Nga, NSND Bạch Tuyết và NSƯT Thanh Tuấn trong chương trình vinh danh "Vua vọng cổ" Viễn Châu Nghệ sĩ (NS) Hồng Nga thường tâm sự: "Số tôi có lẽ thuộc về dạng "tiền hung hậu kiết" nên lúc nào Tổ nghiệp cũng thử thách. Do đó, trong liveshow sắp tới để kể niệm tuổi 73, tôi đã nhờ đạo diễn Trần Văn Hưng đúc kết lại những chặng đường, đưa vào đó những vai diễn phù hợp. Giai đoạn tôi nhớ nhất là lúc mới chập chửng vào nghề, được về đầu quân cho đoàn hát của NSND Út Trà Ôn". NS Hồng Nga kể từ quán giải trí Lệ Liễu cách đây hơn 5 thập niên, bà được cha nuôi đưa về gửi theo ban cổ nhạc Văn Vĩ. Vai diễn đầu tiên bà được đóng là quận chúa, sau đó về đoàn Hằng Xuân - An Khương của bà bầu Tám Đặng. "Vì phần tôi quá xấu lại bị ngư

Nghệ sĩ Linh Huyền và ước mơ đưa cải lương ra thế giới

Hình ảnh
Nghệ sĩ Linh Huyền và ước mơ đưa cải lương ra thế giới Nghệ sĩ Linh Huyền không chỉ là tác giả của nhiều vở cải lương được người trong giới công nhận có chất lượng tốt mà còn là giám đốc Công ty Mekong Artists – đơn vị sản xuất nhiều chương trình nghệ thuật được chú ý ở trong và ngoài nước.   Nhưng Linh Huyền vẫn chia sẽ rằng chị cảm thấy hổ thẹn vì những gì chị đã làm mới là bảo tồn, chứ chưa thực sự góp phần phát triển cải lương nói riêng, phát triển nghệ thuật truyền thống nói chung. Nhắc tới Linh Huyền, người yêu nghệ thuật sân khấu Cải lương nhớ ngay đến nhiều vở diễn mà chị là tác giả: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nữ sĩ Sương Nguyệt Anh, Bà chúa thơ Nôm…    Nghệ sĩ Linh Huyền trong buổi công bố dự án bảo tàng cải lương có vốn đầu tư 100 tỷ Với khán giả trong nước, đặc biệt là du khách nước ngoài, nữ nghệ sĩ là nhà sản xuất được yêu mến bởi khá nhiều chương trình ăn khách: Hồn Việt (The Soul of Viet Nam), Chất Ngọc không tan, Trúng độc đắc, Sắc âm
Hình ảnh
Vở diễn mừng nghệ thuật cải lương 100 tuổi du Bắc Trong 2 ngày 27 và 28-5, vở diễn "Thầy Ba Đợi"- công trình nghệ thuật kỷ niệm Một thế kỷ hình thành và phát triển của Nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam sẽ diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội để phục vụ khán giả thủ đô. Vở diễn quy tụ hơn 60 nghệ sĩ, diễn viên cải lương 2 miền Nam-Bắc. Công trình nghệ thuật kỷ niệm Một thế kỷ hình thành và phát triển của Nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam Vở diễn “Thầy Ba Đợi” được xây dựng nhằm tôn vinh công trạng của các bậc tiền nhân, đã lưu giữ, bảo toàn và phát triển di sản quý báu của cha ông, được tích tụ từ lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt.  “Thầy Ba Đợi” kể về những giai đoạn thăng trầm của cuộc đời Nhạc sư Nguyễn Quang Đại (dân gian gọi ông là Thầy Ba Đợi). Nhạc sư Nguyễn Quang Đại vốn là Nhạc quan của Triều Nguyễn. Khi vua Hàm Nghi bị Pháp đầy sang châu Phi, ông đã hưởng ứng Chiếu Cần Vương chống Pháp. Trong quá trình lưu lạ

Xót xa cảnh đời nghệ sĩ cải lương bán vé số mưu sinh ở tuổi 86

Hình ảnh
Xót xa cảnh đời nghệ sĩ cải lương bán vé số mưu sinh ở tuổi 86 Nghệ sĩ Phi Hùng từng là kép chánh của sân khấu Kim Chưởng - một đoàn hát lừng lẫy của cải lương miền Nam nhưng giờ đây người nghệ sĩ già này phải đi bán từng tờ vé số mưu sinh vì tuổi già và bệnh tật.   Trong chương trình Hát mãi ước mơ phát sóng tối 27.4, hoàn cảnh khốn khó của nghệ sĩ cải lương Phi Hùng khiến các giám khảo Trấn Thành, Cẩm Ly cảm động. Nghệ sĩ Phi Hùng giới thiệu tên thật là Trần Thanh Hùng, hiện 86 tuổi. Chú là nghệ sĩ cải lương một thời, từng diễn ở sân khấu lớn Kim Chưởng, nơi thành danh của các nghệ sĩ nổi tiếng như cố NSƯT Út Bạch Lan, nghệ sĩ Phượng Liên… Sau ngày đất nước giải phóng, nghệ sĩ Phi Hùng trở về quê hương Cần Thơ tham gia đoàn cải lương Sông Hậu 1. Tại sân khấu này, chú Phi Hùng trở thành diễn viên chính ăn khách. Đoàn chuyên hát ở các tỉnh miền Tây và thường lưu diễn ở các tỉnh miền Bắc. Một thời gian sau, sân khấu cải lương bị suy thoái, nghệ sĩ Phi Hùng

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Hình ảnh
Để cải lương không chỉ có 100 năm Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (thứ 9 từ trái qua) chúc mừng các nghệ sĩ trong đêm công diễn vở "Thầy Ba Đợi". 100 năm đình đám Rời quê hương miền Trung, những lưu dân đầu tiên vào khai phá vùng đất phương Nam mang theo nỗi nhớ nhung da diết và đôi cầu hò, điệu lý. Đêm về bên ánh lửa bập bùng nơi bìa rừng, họ ngân nga tiếng hát cho vơi nỗi nhớ nhà, nỗi sợ thú dữ. Trải qua hàng trăm năm, họ đã sáng tạo nên dòng nhạc “dân ca Nam bộ”, mang âm hưởng dân ca miền Trung, nhưng khoáng đạt, phóng túng, thực tế hơn nhiều. Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Huế “thỏa hiệp” với