Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 17, 2018

Tính cạnh tranh trong nghệ thuật (Bài 1: Tính cạnh tranh lành mạnh)

Tính cạnh tranh trong nghệ thuật (Bài 1: Tính cạnh tranh lành mạnh) Về điều này, theo quan điểm một số người, có thể sẽ không đúng hoặc ngược lại. Thực tế luôn có 2 mặt (nói theo lý thuyết 2 chiều, chứ ngày nay đã có nhiều lý thuyết đa chiều nhưng không đề cập ở đây..hihi) chúng ta cần chấp nhận sự phản biện để có nhiều ý tưởng hơn trong nghệ thuật. Nên chăng đó cũng là một ý tưởng tốt. Vì thế, không ngại sự tranh luận và kể cả sự chửi bới vô cớ hay có căn cứ. kakaka Tính cạnh tranh lành mạnh trong nghệ thuật luôn tạo xu hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Cụ thể, trong đàn ca tài tử trước đây, mình chỉ được nghe qua sách vỡ hoặc lời kể của các tiền nhân và cô thầy trong giới (kể cả “thầy bà” khác giới), nghệ thuật này được truyền bá vào miền Nam và được phát triển mạnh mẽ cũng nhờ có sự cạnh tranh hết sức “tàn nhẫn” (xin hiểu chữ tàn nhẫn với ý nghĩa hết sức là khó hiểu nhé …kkakakaka). Khi đó, Có ít nhất 2 phe Miền Đông và Miền Tây tranh đua, so kè với nhau từ

Người trẻ với bộ môn nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương (CL) toàn quốc năm 2018 là nơi hội tụ, tranh tài của các nghệ sĩ (NS), trong đó có những NS trẻ. Họ là đội ngũ kế thừa, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị quý báu của nghệ thuật CL. Cùng với đó, tại liên hoan, không khó để bắt gặp hình ảnh những khán giả trẻ thích thú thưởng thức CL. Đó là tín hiệu đáng mừng khi người trẻ biết trân trọng bộ môn nghệ thuật này. Vở diễn Hồi sinh của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai Đội ngũ kế thừa NS Sang Sang (25 tuổi), Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai, chia sẻ: “Tôi đến với CL như một cái duyên định sẵn. Bởi, tôi được lớn lên trong những câu hát, lời ru và đặc biệt là những câu vọng cổ của ba và mẹ, nên từ nhỏ, CL đã “ngấm” vào tâm hồn mình. Và ước mơ được trở thành NS CL cũng bắt đầu từ đó. Tôi mong sẽ được ăn cơm Tổ suốt cuộc đời”. Với tình yêu, niềm đam mê dành cho bộ môn nghệ thuật truyền thống này nên NS Sang Sang rất dễ dàng trong việc cảm lời, hiểu ý nghĩa trong từ

Nhớ nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Hình ảnh
Nói đến cải lương là nói đến vọng cổ, nói đến vọng cổ lại nhớ đến nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Trong bài viết này, người viết muốn nhắc lại vài chi tiết về Tổ quán của người nhạc sĩ tài hoa và hoàn cảnh ra đời của bản Dạ cổ hoài lang. Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu Thương biết mấy khi lược qua tiểu sử trong gia phả họ Cao của nhạc sĩ. Ông sinh ngày 22/12/1892. Mới 4 tuổi (1896), cậu bé Cao Văn Lầu theo cha mẹ và 20 gia đình cùng xóm phải rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn - thôn Thuận Lễ, làng Thuận Mỹ, tổng Thuận Hội Hạ, phủ Tân An (nay là xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Long An), xuống miệt thứ, bị sóng gió tấp vào bờ biển tỉnh Bạc Liêu, khai khẩn đất hoang. 8 tuổi (1900), cậu bé Lầu làm chú tiểu chùa Vĩnh Phước học chữ Nho và kinh Phật. Sau, cậu học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp ở trường làng. 17 tuổi, anh thanh niên Cao Văn Lầu vừa cố gắng lo việc gia đình, vừa tranh thủ thời gian rảnh rỗi học nhạc ở thầy Hai Khị mù lòa, khó tính, nổi tiếng đờn hay nhất vùng. Với tư chất thông minh, hiếu học,

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018: Góp phần giữ gìn và phát triển nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 là nơi tranh tài của 25 đoàn nghệ thuật, nhà hát với 32 vở cải lương đặc sắc. Liên hoan diễn ra từ ngày 05 đến 19/9/2018. Đây là sân chơi chuyên nghiệp của các nghệ sĩ, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị quý báu của nghệ thuật cải lương. Vở diễn “Cuộc đời của mẹ” khắc họa hình ảnh người phụ nữ kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang  Phát huy giá trị văn hóa Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018 là một trong những hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 100 năm Ngày Nghệ thuật cải lương ra đời tại Nam bộ. Long An vinh dự được chọn là nơi tổ chức liên hoan. Nơi đây không chỉ là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa mà còn là một trong những chiếc nôi của nhạc tài tử Nam bộ.  “Tiếng đồn Cần Đước xuân xanh. Giai kìm, Quýnh gáo, Quế tranh, Lòng cò” . Con người Long An được nuôi dưỡng từ cái nôi âm nhạc tài tử Nam bộ, góp phần rất lớn vào sự hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật cải lương - đặc trưng của vùng đất phương Nam. Đây l

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018: Sân chơi của nhiệt huyết và đam mê

Hình ảnh
Trải qua 2/3 chặng đường Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018, hơn 20 tác phẩm sân khấu của các nhà hát, đoàn nghệ thuật, đơn vị nghệ thuật xã hội hóa đã lần lượt trình diễn, tạo nên một bức tranh sân khấu nghệ thuật truyền thống nhiều sắc màu, cảm xúc.  Cảnh trong Chiếc áo thiên nga của Nhà hát Cải lương Việt Nam - một trong những vở diễn được đầu tư cảnh trí hoành tráng   Dấu ấn lịch sử - chính trị Điểm chú ý tại liên hoan năm nay là không ít vở diễn đề tài lịch sử, chính trị, xã hội tạo ấn tượng với khán giả. Trong đó, tác phẩm  Thành phố buổi bình minh  (Công ty TNHH Truyền thông văn hóa VHT - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) đã thể hiện một giai đoạn của thành phố những ngày đầu mới giải phóng còn nhiều khó khăn, nhờ sự quan tâm sâu sát, sự chỉ đạo kịp thời của các lãnh đạo giỏi, đã giúp cuộc sống người dân dần ổn định. Hay như  Cuộc chiến thời bình  (Nhà hát Cao Văn Lầu), nói về cuộc chiến không nhân nhượng giữa những cán bộ liêm chính và một vài cá nhân tha hóa.  T

Hơn 40 năm “giữ lửa” cải lương

Hình ảnh
Năm 1977, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An được thành lập trên cơ sở sáp nhập Đoàn Tiếng ca Trung Hiếu (do Bộ Nội vụ miền chuyển giao) và Đoàn Cải lương Vàm Cỏ. Tuy sân khấu cải lương không còn thời hoàng kim như trước, nhưng các diễn viên vẫn luôn gắn bó, gìn giữ và phát huy loại hình sân khấu truyền thống này.  Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đoàn đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân bằng lời ca, tiếng nhạc, đồng thời “tích lũy” được hàng trăm huy chương, bằng khen… Đó là nhờ sự đóng góp rất lớn công sức, tâm huyết của nhiều thế hệ nghệ sĩ tên tuổi, như: “sầu nữ” Út Bạch Lan, NSƯT Phương Tùng, NSƯT Đoàn Dự, Thúy Quyên, Thanh Tâm, Tuyết Hoa,… Đặc biệt, người tạo dấu ấn, tiếng vang cho thương hiệu của Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An lúc bấy giờ là vợ chồng NSƯT Hữu Lộc - Ánh Hồng. NSƯT Hữu Lộc vừa là kép hát, vừa làm biên kịch, đạo diễn những vở diễn gây tiếng vang: Trà Hoa Nữ, Hoàng tử và tên ăn mày… Ông cũng là người góp phần ươm mầm tài năn

Tầm vóc của cải lương tỉnh

Hình ảnh
Các đoàn cải lương tỉnh đã thuyết phục khán giả, trong khi những đoàn đến từ các thành phố lớn, có mức đầu tư lớn lại yếu cơ hơn Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 đang diễn ra ở tỉnh Long An đã gần kết thúc, điều bất ngờ đối với giới chuyên môn và khán giả theo dõi những ngày qua là các đoàn cải lương tỉnh chứng tỏ họ chiếm ưu thế về mặt chất lượng, cho thấy sức bật đáng nể của các đơn vị cải lương tỉnh lẻ trong điều kiện còn nhiều khó khăn. Giữ hồn cốt truyền thống Nhiệt tình theo suốt gần như không bỏ xem suất diễn nào, bác Võ Thị Nữ (80 tuổi; ở phường 4, TP Tân An, tỉnh Long An) nhận xét: "Tôi thích các đoàn tỉnh, từ Hương Tràm - Cà Mau cho tới Cao Văn Lầu - Bạc Liêu, Đồng Nai, Đồng Tháp. Đào kép hát hay quá, đúng chất cải lương hồi đó tôi mê". Cảnh trong vở “Anh hùng di hận” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai Hỏi ra mới biết chồng của bà là họa sĩ Lê Văn Điều từng vẽ phong cảnh sân khấu cho Đoàn Cải lương Kim Chưởng nên bà rành cải lương, phân