Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 15, 2017

Những giọng ca tài tử đặc sắc

Hình ảnh
Những giọng ca tài tử đặc sắc 08:32 14/11/2017 Trải qua thời gian hơn một thế kỷ, nghệ thuật Đờn ca tài tử đã xuất hiện nhiều giọng ca đặc sắc. Trong số đó, người ta thường nhắc tới tên tuổi các nữ nghệ nhân như: NNƯT Thanh Tuyết, NNƯT Kim Thanh và Ngọc Đặng, với giọng ca giàu cảm xúc, đi vào lòng người ái mộ suốt mấy thập niên qua. Nghệ nhân ưu tú Thanh Tuyết - giọng ca đậm chất Tài tử Chị sinh năm 1969 trong một gia đình có truyền thống yêu thích nhạc Tài tử Nam Bộ tại đất Vĩnh Long, là vùng quê có di sản Đờn ca tài tử sớm phát sinh và phát triển. Ông nội của NNƯT Thanh Tuyết là một nghệ nhân có tiếng trong giới Nhạc lễ dân gian Nam Bộ, ba của chị là nghệ sĩ Nhật Quang, một nghệ sĩ thuộc hàng lão làng của sân khấu Cải lương miền Nam. Những làn điệu trong nhạc mục Tài tử đã "ngấm" và "thấm" vào tâm hồn của Phạm Thị Tuyết (tên thật) ngay từ thuở còn ấu thơ. Thập niên 1980, khi NNƯT Tha

Đờn ca tài tử- chuyện truyền nghề

Hình ảnh
Đờn ca tài tử- chuyện truyền nghề Trong đêm lịch sử của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) đón Bằng công nhận “Nghệ thuật ĐCTT Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại” (đêm 11-2-2014), Bộ VH-TT&DL đã công bố Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ nghệ thuật ĐCTT Nam bộ giai đoạn 2014 - 2020, trong đó có 2 nội dung mà giới tài tử háo hức đón chờ: “…. 1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật ĐCTT Nam bộ nói riêng. 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật ĐCTT trong các gia đình, nhà trường, CLB và cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và nhân dân địa phương….”. “Thế hệ vàng” của ĐCTT Tiền Giang được truyền nghề từ gia đình. Ảnh: Huỳnh Ngọt Truyền dạy nghệ thuật ĐCTT trong các gia đình, nhà trường, CLB… là ước muốn của các bậc

Ðưa âm nhạc dân tộc đến với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Hình ảnh
Các nghệ sĩ Trung tâm văn hóa thành phố tập hát cho các em tại SOS Làng trẻ em TP Hồ Chí Minh. Nhiều năm qua, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều suất diễn đưa âm nhạc dân tộc vào trường học, nhất là các mái ấm, nhà mở. Từ những buổi diễn này, các học sinh, những bạn nhỏ kém may mắn đã hiểu hơn về âm nhạc truyền thống của dân tộc. Một ngày đầu tháng 12, SOS Làng trẻ em TP Hồ Chí Minh (còn gọi là SOS Làng trẻ em Gò Vấp) trở nên sôi động hơn khi Trung tâm văn hóa thành phố tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật đờn ca tài tử và âm nhạc dân tộc. Ðây là lần đầu Trung tâm văn hóa tổ chức chương trình âm nhạc dân tộc tại SOS Làng trẻ em Gò Vấp. Những bản hòa tấu nhạc dân tộc, các bài đờn ca tài tử do nhiều nghệ sĩ "nhí", nghệ sĩ nổi tiếng của thành phố trình diễn đã đưa các em nhỏ vào không gian đậm đà bản sắc Việt. Ðể chương trình thêm sinh động, Trung tâm văn hóa thành phố còn phục vụ nhiều tiết mục ảo thuật. Các em không chỉ thưởng thức mà

Gần 200 nghệ nhân tham gia Liên hoan không gian Đờn ca Tài tử tỉnh Đồng Tháp năm 2017

Hình ảnh
Nằm trong khuôn khổ các hoạt động tổ chức Lễ giỗ lần thứ 88 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối ngày 14/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức bế mạc và trao giải Liên hoan không gian Đờn ca Tài tử tỉnh Đồng Tháp năm 2017. Tiết mục "Gánh hàng rong" của đơn vị huyện Tháp Mười đạt giải Nhất hạng mục đơn ca.  Liên hoan thu hút sự tham gia của gần 200 nghệ nhân đến từ các Câu lạc bộ đờn ca tài tử của 12 huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Theo thể lệ Liên hoan, mỗi đơn vị phải tham dự đủ các điệu thức trong 20 bài bản tổ ở 3 thể loại: độc tấu hoặc hòa tấu; hòa đờn, hòa ca và ca ra bộ. Chủ đề của Liên hoan năm nay là ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, con người và những đổi thay của quê hương đất sen hồng - Đồng Tháp. Sau 3 đêm tranh tài, đơn vị huyện Lai Vung đạt giải Nhất toàn đoàn. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 6 giải A, 9 giải B và 8 gi