Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 21, 2018

Vị trí của vai hề trong hát Chèo

Hình ảnh
VOV.VN - Hề Chèo thường là những vai hề đồng, hầu phòng, vị trí là hề, công việc là đi hầu, nhưng tên tuổi thì vô vàn. Nói tới sân khấu Chèo nhiều người hay nhắc đến vai Hề. Hề Chèo thường là những vai hề đồng, hầu phòng, vị trí là hề, công việc là đi hầu, nhưng tên tuổi thì vô vàn: Hề mồi, hề gậy, hề nhất, hề nhị, hề tam, hề tứ cho đến hề thập, hề nhân, hề chanh, hề chóp, v.v... và mỗi cái tên hề đều mang một nội dung vận dụng “điển cố” nhằm đả kích thói đời bon chen, vị kỷ, bạc bẽo, bất nhân ... Những vai hề này thường gọi là những vai nhọ. Câu hát ra trò của hề: Đốt nhọ bôi mồm Bôi mồm đốt nhọ Bôi ngay cái mép ... Hề Chèo thường là những vai hề đồng, hầu phòng, vị trí là hề, công việc là đi hầu, nhưng tên tuổi thì vô vàn. Chợt nghe tưởng như vậy là một câu ra trò có tính chất tự diễu cợt, nhưng thực ra đấy là một ước lệ quy định cho tính cách vai hề, và nhất là quy định cho vị trí hoạt độ

Đêm biểu diễn ca trù “Hát thờ ngày xuân”

Hình ảnh
(HNM) - Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức và Kim Đức Ca quán sẽ có đêm biểu diễn ca trù với chủ đề “Hát thờ ngày xuân” vào 19h30 ngày 24-2 (tức mùng 9 tháng Giêng), tại Kim Đức Ca quán (tầng 1, Phusalab, 21/52 Tô Ngọc Vân, Hà Nội). Nghệ nhân Phó Thị Kim Đức là con gái của quản ca Phó Đình Ổn thuộc Giáo phường ca trù Khâm Thiên nức tiếng Hà Nội đầu thế kỷ XX. Bà bắt đầu học hát từ năm 7 tuổi và đến 13 tuổi đã thành nghề. Bà dành 30 năm nghiên cứu và truyền lại bộ môn nghệ thuật này cho con cháu cùng nhiều thế hệ học trò. Tháng 10-2017, bà khai trương Kim Đức Ca quán - nhà hát ca trù chuyên nghiệp tại Hà Nội, để biểu diễn và phổ biến ca trù trong đời sống. Chương trình sắp tới đây, nghệ nhân Phó Thị Kim Đức và các học trò sẽ biểu diễn những tác phẩm hát thờ thường được người xưa thể hiện nơi cửa đình, gắn với tục thờ thần hoàng làng, có nội dung ca ngợi công đức các anh hùng dân tộc, danh nhân, các vị tổ nghề… Thụy Du

Ấm áp tình xuân nghệ sĩ Việt nơi xứ người

Hình ảnh
Đến Mỹ vào dịp Tết Nguyên đán 2018, chứng kiến những tình cảm ấm áp của khán giả từ nước ngoài, mới hiểu vì sao các nghệ sĩ Việt trong nước và hải ngoại luôn tâm niệm “quên mình đón tết để mang niềm vui cho mọi người”. Ca sĩ Thanh Thảo (giữa) hát tại Kansas ngày 17.2 (mùng 2 tết) ẢNH THANH THẢO CUNG CẤP Đón tết trên sân khấu Dịp Tết Nguyên đán vừa qua ở California mưa lất phất vài nơi khiến ca sĩ ai cũng thổn thức nhớ quê nhà. Nhưng với họ, được hát cho khán giả vào dịp này là cách để vơi bớt nỗi nhớ quê hương, người thân. Cái khác nhất, khó tìm thấy nhất so với các show ngày thường dành cho người Việt trên khắp nước Mỹ là không khí rộn ràng xuân. Ở mỗi bàn khách ngồi thường có một hộp bánh mứt, hạt dưa, một bình hoa mai, đào... Trên sân khấu cũng được trang trí hình ảnh hoa cúc, vạn thọ, mai đào, bánh chưng, bánh tét... tượng trưng cho ngày tết truyền thống. Trò chuyện cùng ca sĩ Phạm Thanh Thảo khi đang tất bật cho các show diễn vào đúng dịp