Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 26, 2018

Cuộc thi Bông Lúa Vàng 2018: Gay cấn vòng loại trực tiếp

Sáng 25-10, tại Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, Ban tổ chức cuộc thi Bông Lúa Vàng 2018 thông tin đến báo chí về những đổi mới trong công tác tổ chức và tuyển chọn những giọng ca tài tử cải lương năm nay. Sau vòng sơ tuyển, 80 thí sinh đã có 4 tháng thi tài sôi nổi ở vòng thi “Mạ non”. Có 18 thí sinh xuất sắc nhất được ban giám khảo và công chúng bình chọn sẽ cùng bước vào vòng thi loại trực tiếp mang tên “Trổ đồng”. Vòng thi này diễn ra vào các buổi sáng thứ bảy ngày 3, 10 và 17-11 tại Nhà hát VOH - Music One. Các thí sinh được hội đồng cố vấn và ban huấn luyện hỗ trợ, giúp đỡ thêm về chuyên môn, kỹ năng ca diễn trên sân khấu để lần lượt thể hiện một bài đơn ca và song ca. Sau vòng thi này, 10 thí sinh có số điểm cao nhất sẽ được đi tiếp vào vòng “Lúa vàng”.  Ban tổ chức sẽ tổ chức đêm gala trao giải vào tối 21-12-2018, ngoài ra còn có một chương trình đồng hành cùng giải Bông Lúa Vàng 2018 với tên gọi “Gửi thương yêu vào bài ca tài tử” diễn ra vào tối 22-11, tại Nhà hát VOH - Mu

Để cải lương không chỉ có 100 năm

Hình ảnh
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình (thứ 9 từ trái qua) chúc mừng các nghệ sĩ trong đêm công diễn vở "Thầy Ba Đợi". Tính từ ngày ra đời, sân khấu cải lương (SKCL) đã trải qua 100 năm. SKCL là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử nghệ thuật (NT) truyền thống nước nhà, khi suốt một thời gian dài nó chinh phục được đông đảo công chúng cả 3 miền Nam, Trung, Bắc. Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100, SKCL đang đứng trước thử thách gay gắt, mà nếu không vượt qua được, nó sẽ “chết”. 100 năm đình đám Rời quê hương miền Trung, những lưu dân đầu tiên vào khai phá vùng đất phương Nam mang theo nỗi nhớ nhung da diết và đôi cầu hò, điệu lý. Đêm về bên ánh lửa bập bùng nơi bìa rừng, họ ngân nga tiếng hát cho vơi nỗi nhớ nhà, nỗi sợ thú dữ. Trải qua hàng trăm năm, họ đã sáng tạo nên dòng nhạc “dân ca Nam bộ”, mang âm hưởng dân ca miền Trung, nhưng khoáng đạt, phóng túng, thực tế hơn nhiều. Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Huế “thỏa hiệp” với giặc, nhiều nhạc sư của triều đìn

Giỗ tổ trên đất cải lương

Hình ảnh
Tối 20.9, Bạc Liêu long trọng tổ chức kỷ niệm 99 năm ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” và kỷ niệm ngày sân khấu Việt Nam. Trong chuỗi hoạt động này, các văn nghệ sĩ trong tỉnh cũng long trọng tổ chức giỗ tổ cải lương. Tại khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, tối 20.9, Bạc Liêu tổ dâng hương cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu nhân kỷ niệm 99 năm ra đời bản "Dạ cổ hoài lang" (1919 - 2018). Khu tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) công nhận là di tích, được hiệp hội du lịch ĐBSCL chọn là điểm đến. Ảnh: Nhật Hồ. Tối cùng ngày, tại Nhà hát Cao Văn Lầu, chương trình nghệ thuật kỷ niệm 99 năm bản Dạ cổ hoài lang và kỷ niệm ngày sân khấu Việt Nam cũng được tổ chức. Cao Văn Lầu - tác giả bài “Dạ cổ hoài lang” được xem là khởi nguồn của vọng cổ, cải lương Nam Bộ. Ảnh: Nhật Hồ. Từ ngày 20 – 23, các hoạt động lễ giỗ tổ cổ nhạc; hội thi đờn ca tài tử; Đại hội Hiệp hội Du lịch Bạc Liêu cũng diễn ra tại Bạc Liêu. Bàn thờ cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu - tác g

Thành lập Hiệp hội cải lương để “cứu” nghệ thuật cải lương đang lụi tàn

Hình ảnh
Hiệp hội cải lương ra đời, sẽ là một tổ chức xã hội nghề nghiệp bảo về quyền lợi chính đáng của anh em nghệ sĩ. Trước tình hình nghệ thuật cải lương gặp khó khăn và có nguy cơ lụi tàn, giới nghệ sĩ đạo diễn đã đưa ra giải pháp cứu nguy cho sàn diễn cải lương hiện này là Thành lập hiệp hội cải lương xã hội hóa. NSƯT Quế Trân trong một vai diễn. Nguyên nhân cải lương gặp khó khăn và có nguy cơ lụi tàn Cải lương xuất hiện từ năm 1918, thập niên 60 là thời kỳ cải lương hưng thịnh nhất, lấn át cả tân nhạc. Sau ngày đất nước thống nhất, cải lương còn hoạt động mạnh thêm 10 năm, đến năm 1985 mới bắt đầu sa sút và mai một dần sau 100 năm phát triển. Trước 1975, các ông bà bầu bỏ tiền lập gánh nên căng đầu suy nghĩ để tìm lối đi. Vì vậy giai đoạn này, cải lương phát triển cả về chất và lượng. Sau năm 1975, cải lương được Nhà nước “bao cấp”, nên nhiều kịch bản dựng theo chỉ đạo nhiều hơn là theo nhu cầu thị hiếu người xem. Vì vậy, cải lương ngày càng xa rời với công

Khi nghệ thuật Tuồng, Dân ca kịch, Bài chòi hội tụ

Hình ảnh
VOV.VN - Chỉ mới hơn một nửa chặng đường... và hy vọng còn thật nhiều “kịch” hay ở chặng sau cho một cuộc hội tụ nghệ thuật sân khấu. Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Tuồng, Dân ca kịch và Bài chòi toàn quốc được tổ chức từ ngày 20- 28/10/2018 tại Nhà Văn hóa Lao Động tỉnh Quảng Ngãi đã quy tụ nhiều vở diễn được mong đợi, gây hào hứng với công chúng yêu nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt và Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO phong danh. Một cảnh trong vở Chàng Lía của Nhà hát Tuồng Đào Tấn. Trong kỳ liên hoan này, 11 đơn vị nghệ thuật trong cả nước tham dự gồm: Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế, Nhà hát nghệ thuật hát bội TP.HCM, Nhà hát Nghệ thuật Khánh Hoà, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh,Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản xứ Nghệ, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế, Đoàn Ca kịch Quảng Nam, Trung tâm Bảo tồn và phát huy nghệ thuật Bài chòi và Hát Hố Quảng Ngãi. 

Đánh thức vốn quý của di sản Hà Nội - Bài 1: Thăng trầm những vốn cổ

Hình ảnh
Nhắc đến di sản phi vật thể Hà Nội là nhắc đến nghệ thuật trình diễn độc đáo, các làng nghề truyền thống, lễ hội dân gian đặc sắc, tập quán xã hội riêng có, lối đối nhân xử thế hào hoa, thanh lịch... gắn với niềm tự hào của người dân Thủ đô. Những thứ làm nên “hồn cốt” của Hà Nội này, tuy có thăng trầm theo thời gian nhưng vẫn được cộng đồng khơi dậy, bồi đắp từ những tâm huyết và đam mê. Dù vậy, sức sống của di sản phi vật thể Hà Nội không chỉ phụ thuộc cái nôi nuôi dưỡng của cộng đồng mà cần cả sự góp sức từ nhiều phía. Lễ rước voi trong ngày khai hội Gióng đền Sóc. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN Hiếm có địa phương nào sở hữu kho tàng di sản văn hóa phi vật thể lớn như Hà Nội với chiều dài lịch sử cả nghìn năm. Nhưng trong suốt dọc dài thời gian ấy, do những biến đổi của các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhiều di sản có nguy cơ mai một rất cao và đang tiếp tục chịu sức ép của cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Nhiều di sản cần bảo vệ khẩn cấp Di sản phi vật thể Hà Nội không chỉ ph

Nghệ sĩ Bạch Tuyết, Thanh Hằng, Kim Tử Long chấm thi 'Bông lúa vàng'

Hình ảnh
Sau 20 năm tổ chức, cuộc thi vọng cổ cải lương  Bông lúa vàng   2018  đã chọn ra 18 gương mặt vào bán kết và chung kết bắt đầu từ ngày 3.11 đến 1.12. Giám khảo Bạch Tuyết, Kim Tử Long, Thanh Hằng ẢNH: HOÀNG KIM Năm nay ban tổ chức đã mời ba nghệ sĩ nổi tiếng ngồi vào ghế giám khảo, đó là NSND Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long và nghệ sĩ hải ngoại Thanh Hằng. Ba nghệ sĩ này từng chấm thi cho rất nhiều cuộc thi cải lương, nhưng đây là lần đầu tiên chấm thi cho  Bông lúa vàng . NSND Bạch Tuyết  chia sẻ: “ Bông lúa vàng  là giải thưởng tầm cỡ của cải lương, xuất hiện trước khi có  Chuông vàng vọng cổ  và các gameshow khác. Thí sinh đạt giải  Bông lúa vàng  đã tiếp tục tham gia các chương trình đó, chứng tỏ chất lượng. Chúng tôi mong năm nay sẽ đãi cát tìm vàng thêm những giọng ca mới để cải lương được kế tục và phát triển”. TIN LIÊN QUAN NSND Bạch Tuyết tiết lộ mối duyên đặc biệt với cố nghệ sĩ Thanh Nga Nghệ sĩ Bạch Tuyết soạn giáo trình dạy hát vọng cổ o

NSND Bạch Tuyết ngồi ghế nóng cuộc thi "Bông lúa vàng" 2018

Hình ảnh
(NLĐO) Chiều 25-10, cuộc thi "Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần - giải Bông lúa vàng" do Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM (VOH) tổ chức đã họp báo sau khi hoàn tất vòng Gieo hạt (sơ tuyển) tại các đài phát thanh - truyền hình Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bình Phước và VOH. NSND Bạch Tuyết trong buổi họp báo Ở cuộc thi năm nay với nhiều đổi mới từ cách tổ chức tuyển sinh cho đến hội đồng giám khảo nghệ thuật. NSND Bạch Tuyết đã được mời làm giám khảo. Đây là lần đầu tiên bà đến với cuộc thi này với vai trò giám khảo nghệ thuật. Ngoài ra, ban giám khảo còn có ba nghệ sĩ: Thạc sĩ NSƯT Huỳnh Khải, NSƯT Kim Tử Long và NS Thanh Hằng. Năm nay, cuộc thi có ban huấn luyện với sự tham gia của nhạc sĩ Văn Ngọc, đạo diễn nhạc sĩ Đức Thịnh và nghệ sĩ Thanh Lựu. "Dù những năm trước tôi chưa tham gia chấm thi, nhưng tôi đã quan sát cuộc thi "Bông lúa vàng". Từ sân chơi này có nhiều thí sinh đã đi theo nghề diễn viên chuyên nghiệp. Sau hơn 20 năm tổ chức, giải &qu

NSƯT Hữu Châu: "Không để mặc diễn viên trẻ tự bơi"

Hình ảnh
(NLĐO) - Tối 24-10, sân khấu kịch Minh Nhí đã có một suất diễn độc đáo với sự tham gia của nhiều diễn viên trẻ: Minh Dự, Thái Duy, Thạch Thảo, Thanh Vàng, Ngọc Tiến, Hữu Đằng… NSƯT Hữu Châu bày tỏ niềm vui của người thầy sau suất diễn đặc biệt của các diễn viên trẻ NS MInh Nhí vui trước ý thức làm nghề đáng quý của các diễn viên trẻ là học trò của NSƯT Hữu Châu Suất diễn đầy ắp khán giả, họ cổ vũ nồng nhiệt cho các diễn viên mà lâu nay chỉ được xem qua màn ảnh nhỏ, nay xuất hiện thật ấn tượng, mới lạ trong các vai diễn nổi tiếng.  Diễn viên Minh Dự sau khi làm khán giả cười nghiêng ngã ở "Tiếng trống thăng đường" thì sau đó làm khán giả khóc với vai anh Niễng tội nghiệp, bị sự phân biệt sang hèn chia cắt tình duyên trong tác phẩm "Sông dài".  Minh Dự là diễn viên hài, thời gian gần đây được khán giả yêu tiếng cười chú ý. Qua suất diễn này cho thấy anh có sự tiến bộ rất xa. Tương tự, Thạch Thảo làm khán giả say đắm với hai trích đoạn "