Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 24, 2018

100 năm sân khấu cải lương - Tằm mãi vương tơ: Sân khấu thời khủng hoảng

Hình ảnh
Sau giai đoạn nhà nhà xem cải lương, người người mê cải lương, là giai đoạn sàn diễn thể hiện sự chậm chân khi song hành cùng cuộc sống. Qua thời hưng thịnh, sân khấu cải lương bước vào khủng hoảng vì thiếu kịch bản mới, chất lượng; mất dần những rạp hát; bị lấn át bởi nhiều loại hình giải trí hiện đại…  Rạp hát cải lương lần lượt mất dần “Có lẽ nên xác định cải lương hiện tại đang trong cơn “tai biến”. Về đội ngũ tác giả, người am hiểu còn lại rất hiếm hoặc đã cao tuổi; người trẻ có nhiệt huyết nhưng lại ít hiểu biết về cải lương. Ai có khả năng viết thì chạy theo phim điện ảnh và truyền hình. Do không có đào tạo nên không có đạo diễn cải lương đúng nghĩa. Diễn viên tên tuổi một thời thì đang ở thời kỳ lực bất tòng tâm. Diễn viên nổi tiếng làm liveshow là chính để diễn trích đoạn mà khán giả ưa thích; còn số khác chuyển sang mưu sinh… Lớp khán giả ruột của cải lương không còn bao nhiêu, khán giả trẻ không mấy yêu thích vì chưa hiểu hết về loại hình nghệ thuật này”. Đó là chia s

Trăm năm sân khấu cải lương: Thập niên vàng

Hình ảnh
Hòa trong khí thế chiến thắng của ngày 30-4-1975, những đoàn ca múa nhạc, nhất là Đoàn kịch nói Nam bộ, đã ra mắt khán giả miền Nam các vở diễn  Chuông đồng hồ điện Kremlin và Hòn đảo thần vệ nữ … với những tên tuổi tạo ngay dấu ấn trong lòng người xem như: Can Trường, Văn Chiêu, Tú Lệ, Văn Thành, Kim Cúc, Hải Thanh, Quốc Hòa... Tuy nhiên, thành phố Sài Gòn - đất của cải lương lại trở nên im ắng vào những ngày đầu giải phóng. Thời kỳ này, sáng tác mới còn quá ít, nên các đoàn cải lương, kịch nói đã phải dàn dựng lại những vở cũ như:  Đời cô Lựu, Lỡ bước sang ngang, Tấm lòng của biển, Lá sầu riêng, Dưới hai màu áo, Sân khấu về khuya... Những tác giả nổi tiếng của sân khấu ngày xưa như Hà Triều - Hoa Phượng, Điêu Huyền, Hoàng Khâm, Nguyễn Phương, Thu An… chưa bắt kịp với nhịp sống chuyển đổi, những vấn đề mới do cuộc sống mới đòi hỏi nên chưa có những kịch bản cải lương như kịch nói phản ánh được con người và hiện thực đời sống đang đặt ra. Để có những kịch bản cho sân khấu thàn

Dương Thị Phương Thảo đoạt giải quán quân Bông lúa vàng 2018

Hình ảnh
(NLĐO)- Tối 21-12, 6 thí sinh đạt số điểm cao nhất Vòng Lúa vàng đã tranh tài trong Đêm Gala Bông lúa vàng 2018, trong đó Dương Thị Phương Thảo xuất sắc đoạt giải quán quân. Trải qua 3 buổi thi hấp dẫn và gay cấn của 12 thí sinh, Vòng Lúa vàng - Cuộc thi Bông lúa vàng 2018 do Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM (VOH) tổ chức đã khép lại. Tối 21-12, 6 thí sinh đạt số điểm cao nhất chính thức tranh tài trong Đêm Gala Bông lúa vàng. Thí sinh Dương Thị Phương Thảo đoạt giải Quán quân Bông lúa vàng 2018. Thí sinh Dương Thị Phương Thảo đoạt giải Quán quân Bông lúa vàng 2018, được các nghệ sĩ trong ban giám khảo gồm: NSND - TS Bạch Tuyết, NSƯT Kim Tử Long, NS Thanh Hằng chúc mừng trong đêm gala Đây là thí sinh đạt số điểm cao nhất tại đêm gala với vai diễn Lượm trong trích đoạn cải lương kinh điển "Sông dài" của tác giả Hà Triều, Hoa Phượng. Cô được vinh danh với giải thưởng là cúp mạ vàng thật hình "Bông Lúa vàng" và 100 triệu đồng. Giọng ca ngọt ngào truyền c