Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 11, 2018

Để nghệ thuật truyền thống trường tồn

Hình ảnh
Nghệ thuật truyền thống dân tộc như: tuồng, chèo, cải lương, kịch hát dân tộc… đang kêu cứu, vì người xem ngày càng giảm, người theo nghề ngày càng hiếm. Hiện nghệ thuật truyền thống dân tộc đang thiếu hụt trầm trọng lực lượng thay thế trên tất cả các lĩnh vực, như diễn viên, nhạc công, biên kịch, đạo diễn… Nhưng đây cũng là hiện trạng chung của thế giới. Nhạc cổ điển, ôpêra, balê… từng là niềm tự hào của châu Âu, nay cũng rất kén người xem. Rồi kinh kịch, kịch Nô… của Trung Quốc, Nhật Bản cũng không còn hấp dẫn khán giả.  Sân khấu truyền thống trăn trở cách tồn tại. Nói về nguyên nhân, có ý kiến đổ lỗi cho sự nở rộ một cách hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật giải trí mới. Người xem hiện nay có điều kiện, có phương tiện để lựa chọn cho mình loại hình nghệ thuật mà mình ưa thích. Điều này đúng nhưng chưa đủ, mà điều quan trọng là thị hiếu thẩm mỹ của khán giả ngày nay đã đa dạng hơn, phong phú hơn và khó tính hơn. Nhưng điều cốt tử vẫn là: Nghệ thuật truyền thống tuy quý gi

Đắm say cùng đờn ca tài tử

Hình ảnh
Biên phòng -  Nghệ thuật đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo, từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần quan trọng của người dân miệt vườn Nam Bộ nói chung và mảnh đất sen hồng Đồng Tháp nói riêng. Nơi đây, hiện có gần 200 câu lạc bộ đờn ca tài tử với gần 2.300 thành viên, đắm say hết mình với những bài ca và tiếng đờn da diết… Nghệ nhân đờn ca tài tử Cẩm Linh: “Tôi không bao giờ có ý định từ bỏ đờn ca tài tử vì đó là niềm đam mê của tôi”. Ảnh: Phạm Hiền Để đờn ca tài tử không bị mai một Một buổi tối cuối tuần giữa mùa Thu 2018, tại sân giữa của Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp diễn ra buổi biểu diễn đờn ca tài tử dành cho những người chuyên và không chuyên. Tại đây, có một người phụ nữ Nam Bộ trong chiếc áo bà ba màu sen hồng xuất hiện từ rất sớm. Chị cho biết: “Mình phải lặn lội một mình chạy xe máy hơn 30km mới tới được đây để xem biểu diễn. Chỉ là bởi niềm đam mê với đờn ca tài tử nên cứ ở đâu có biểu diễn là mình đến xem” - Chị nói. Người phụ nữ ấy tên là

Tự hào "viên ngọc" cải lương 100 tuổi (*): Khơi dòng cải lương tuồng cổ

Hình ảnh
Sáu thế hệ nối bước tiền nhân, gia tộc bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng đã góp công làm cho viên ngọc cải lương Nam Bộ thêm nét đẹp lung linh Nghệ sĩ (NS) Minh Tơ là kép chánh nổi danh của vùng đất Sài Gòn - Gia Định từ đầu thế kỷ XX. Sinh ra tại làng An Ngãi, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sinh năm 1922, mất 1984), ông đến với nghệ thuật cải lương và gắn bó với gánh hát Vĩnh Xuân của cha. Vốn năng động, ông nhanh chóng tiếp nối sự nghiệp của cha làm bầu gánh. Người đặt nền móng cho cải lương tuồng cổ NSND Đinh Bằng Phi nhớ lại: "Từ năm 5 tuổi, NS Minh Tơ đã đóng vai Lưu Kim Đồng trong tuồng "Thất hiền quyến", sau đó được dạy đóng các vai kép con, kép trẻ, kép râu, vai lão... Giai đoạn từ năm 1954 - 1955 ông về hát cho Đoàn Cải lương Phụng Hải, chuyên hát tuồng Tàu, sau đó về gánh hát Vĩnh Xuân Ban của cha. NS Minh Tơ nổi danh qua các vai: Lã Bố, Dương Tôn Bảo, Quan Công, Cao Hoài Đức, Hoàng Phi Hổ, Bá Lý Hề... Năm 1940, ông đã được công chúng bầu chọn là kép hát bội