Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 13, 2017

Nghệ nhân dân gian Sáu Xiếu: Kiếp tằm mãi luyến tơ vương

Hình ảnh
Nghệ nhân dân gian Sáu Xiếu: Kiếp tằm mãi luyến tơ vương Chủ Nhật, 27/12/2009 09:06 Say mê đàn đến ám ảnh, theo học lóm và tự mày mò học lấy, vậy mà ông lại có được những ngón đàn điêu luyện của một bậc thầy. Hơn 70 năm gắn bó với nghiệp đàn, ông đã tham gia truyền dạy, hướng dẫn cho nhiều thế hệ học trò. Năm 2007, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian môn đàn tranh và hiện là một trong những bậc danh cầm cao niên còn gắn bó với tài tử cải lương. Ông là danh cầm, Nghệ nhân dân gian Lâm Văn Xiếu, người trong nghề thường gọi là ông Sáu Xiếu. Cái nghiệp tình cờ Mới 9-10 tuổi, Sáu Xiếu đã mê đàn. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Cao Lãnh, Đồ

Nghệ nhân dân gian SÁU XIẾU: 70 năm với nghiệp cầm ca.

Hình ảnh
Nghệ nhân dân gian SÁU XIẾU: 70 năm với nghiệp cầm ca.   Nghệ nhân dân gian - nhạc sĩ Sáu Xiếu là một trong những “lão tướng” cao niên nhất trong làng danh cầm tài tử - cải lương Nam Bộ hiện còn đang theo nghề. Ông là một trong bốn vị cao niên vừa được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian vào cuối năm 2007. Tính đến nay ông đã hơn 70 năm gắn bó với nghiệp cầm, từ phong trào đàn ca tái tử đến sân khấu cải lương và giảng dạy. Nghệ nhân dân gian SÁU XIẾU: 70 năm với nghiệp cầm ca. 09.05.2008 21:20   Đường vào nghiệp dĩ Hồi xưa, nhạc ngũ cung việt nam không có trường lớp chính quy như ngày nay, mà chỉ có trường phái, truyền nghề theo phương pháp mô phạm truyền thống (cầm tay chỉ việc). Cũng không phải ai đam mê đều có điều kiện để học đờn, vì việc mời thầy và có tiền để mua nổi cây đờn, hồi ấy không phải là chuyện dễ. NNDG-NS Sáu Xiết cũng vậy, ông mê đờn từ hồi chín, mười tuổi (ông sinh 1920), nhưng mãi đến năm

BIÊN KHẢO CẢI LƯƠNG: Những Tồn Tại Ðáng Suy Nghĩ

BIÊN KHẢO CẢI LƯƠNG: Những Tồn Tại Ðáng Suy Nghĩ (Bài của Nhạc Sư Trần Ngọc Thạch) Chúng ta yêu nước Việt Nam, đời đời nhớ thương quấn quýt một miền quê hương yêu dấu đầy kỷ niệm; chúng ta yêu nhạc tài tử miền Nam và yêu quý những nghệ nhân, nghệ sĩ đầy tài hoa mà tên tuổi đã gắn liền với bộ môn nghệ thuật này. Nhưng chúng ta phải thực tế nhìn nhận những tồn tại đáng suy nghĩ chung quanh sự phát triển của nền âm nhạc tài tử miền Nam. 1. Lạc hậu về phương pháp ký âm? Dù bất cứ cao độ, trường độ, giai điệu, tiết tấu... thế nào, nhạc tài tử miền Nam cũng chỉ ký âm ngũ cung: Hồ, Sự, Xang, Xê, Cống. Còn những Xang già, Cộng non v.v.. thì phải có người hướng dẫn mới biết. Nếu không có thầy dạy trực tiếp, hoặc học lóm được ở đâu đó, chúng ta không thể nào am tường và diễn tả cho đúng bài bản được! Tôi có xem rất nhiều bài bản được các nhạc sĩ sao chép và lưu giữ. Ða số những bản xưa đều chép không phân biệt thể loại, câu vế, nhịp nội, ngoại không phân minh, không hệ thống v.v.. C

Phá cách và phá phách nghệ thuật cổ

Hình ảnh
Pha hip-hop vào cải lương, kết hợp kịch tuồng với múa ballet, để cho nhân vật lịch sử hát nhạc pop..., nhiều nghệ sĩ đang cố gắng dùng những yếu tố ngoại, hiện đại để làm mới các loại hình nghệ thuật cổ truyền. Tuy nhiên, theo một số nhà chuyên môn, hầu hết cách tân đó đến nay mới là thử nghiệm, chưa có đời sống thực. Những tác phẩm “lai tạo” Nhiều loại hình nghệ thuật cổ ngày càng trôi dần ra phía ngoài lề cuộc sống hiện đại. Điều đó buộc những người có tâm huyết phải sử dụng những phương pháp, thủ pháp mới khi sáng tạo tác phẩm. Trên con đường tìm tòi, cách tân đó, mỗi người có cách “vùng vẫy” riêng. Tuồng lai kịch mặt nạ Pháp trong vở Vòng cát. Ảnh: Ngọc Nhiên Cách đây vài năm, hai vở kịch Vòng cát, Antigone Việt Nam của Nhà hát Tuồng Trung ương gây ấn tượng khá mạnh với công chúng bởi dự kết hợp lạ mắt giữa tuồng và kịch mặt nạ Pháp. Tiếp đó là cuộc giao duyên piano - tuồng trong chương trình Lửa thiêng, một cuộc chơi phá cách của nhạc sĩ trẻ Đặng Tuệ Nguyên và nghệ

THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC HUẾ

Nguyễn Phú Yên NHÂN KỶ NIỆM 700 NĂM THUẬN HÓA – PHÚ XUÂN – HUẾ TÌM HIỂU THANG ÂM NGŨ CUNG TRONG ÂM NHẠC HUẾ      (phần 1)      Thang âm và điệu thức là yếu tố cơ bản và nổi bật trong mỗi nền âm nhạc của một dân tộc hoặc một cộng đồng cư dân có thể trải dài trên một địa bàn rộng lớn. Có thể nói đó chính là ngôn ngữ âm nhạc của mỗi dân tộc, thể hiện lối sáng tạo trong tư duy nghệ thuật của dân tộc đó. Chính vì vậy đó là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc từ cổ đại đến hiện đại quan tâm và tìm hiểu,  từ nguyên lý hình thành đến cách cấu tạo thang âm và điệu thức, từ đó xây dựng nền tảng lý thuyết âm nhạc và nhạc luật cho một dân tộc. SỰ HÌNH THÀNH CÁC THANG ÂM TRONG  LỊCH SỬ ÂM NHẠC .      Âm nhạc xuất hiện khi đời sống loài người hình thành, từ dạng cổ sơ với các bộ tộc sinh sống ở khắp các châu lục. Thế giới âm thanh và tiếng động bao quanh chúng ta. Người ta lắng nghe âm thanh của thiên

Nghệ thuật truyền thống - Mai này ai kế tục?

Trong thời buổi hội nhập, việc giữ gìn và phát huy những loại hình nghệ thuật truyền thống luôn là yêu cầu cấp thiết, bởi đó là bản sắc văn hóa, là tâm hồn dân tộc. Thế nhưng thực tế hiện nay, những người trẻ đang ngày càng ít theo học “vốn liếng” quý giá của tiền nhân để lại… Thực trạng đáng báo động Hiện nay, không chỉ ít bạn trẻ đến các lò luyện cổ nhạc để học ca, học đàn mà ngay cả ở những trường có đào tạo nghệ thuật truyền thống, số lượng sinh viên cũng đang ngày càng giảm dần. Theo thông tin mới nhất từ Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM, mùa tuyển sinh năm nay, khoa kịch hát dân tộc có chỉ tiêu tuyển 20 sinh viên cải lương, nhưng cuối cùng chỉ tuyển được 11, sau khi chọn lựa từ 27 thí sinh trên khắp mọi miền dự thi. Điều đáng báo động nữa là, không có bất kỳ thí sinh nào dự thi vào học đàn dân tộc! Tiến sĩ Phan Thị Bích Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM cho biết, đây là lần đầu tiên bộ môn đàn dân tộc không có thí sinh dự thi. Tiến