Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 10 25, 2018

Làm sao để nhà hát luôn sáng đèn?

Hình ảnh
Làm sao để nhà hát luôn sáng đèn? Một cảnh trong vở tuồng “Huyền thoại ngọn đồi đỏ” GD&TĐ - Đối mặt với nhiều khó khăn trong bối cảnh bùng nổ các loại hình nghe nhìn, các nhà hát đang trong cuộc vận động để tìm hướng tồn tại và phát triển. Bước chuyển mình trong cách tiếp cận, thu hút và đáp ứng nhu cầu khán giả sẽ giúp sân khấu sáng đèn.   Tìm lại chính mình “Khó khăn nhất của chúng tôi là tiếp cận với công chúng.  Nghệ thuật sân khấu lâu nay đã rất khó khăn trong vấn đề thu hút khán giả đến các rạp,  sân khấu truyền thống  còn khó khăn hơn, và loại hình sân khấu Tuồng lại khó khăn nhất. Để hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, Nhà hát Tuồng xác định: Việc cần và quan trọng đầu tiên phải làm là tiếp cận được khán giả, đến với khán giả và tìm cách kéo khán giả đến với mình. Khán giả có biết, có hiểu thì mới yêu được Tuồng…” - ông Tạ Văn Sốp - Phó Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam cho biết. Tại một số đơn vị như Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà há

Câu vọng cổ trong lòng người trẻ Sài Gòn

Hình ảnh
TTO - Giữa thành phố hiện đại vẫn vang lên những câu ca vọng cổ mùi mẫn từ những tâm hồn trẻ trung, như một mạch ngầm âm thầm chảy giữa cơn lốc "triệu view" của nhạc trẻ. Những câu hò - xự - xang - xê - cống đã sống hàng thế kỷ ấy đang được nâng niu qua tiếng đờn, giọng ca của những bạn trẻ tuổi đôi mươi. Một buổi biểu diễn đờn ca của các bạn trẻ - Ảnh: Fanpage CLB Giai điệu phương Nam Chất tài tử của "Giai điệu phương Nam" Dù xuất thân từ gia đình nhà nòi hay không, dù mỗi người theo đuổi một công việc khác nhau, tất cả đều có chung đam mê sâu sắc với bộ môn  vọng cổ  - cải lương truyền thống. Đến Nhà văn hóa sinh viên TP.HCM vào những ngày cuối tuần, bạn sẽ gặp nhóm bạn trẻ của CLB Giai điệu phương Nam ngồi quay quần bên nhau cùng đờn hát, vui đùa trong những điệu lý, câu hò. Hết điệu  Nam Ai  rồi đến  Xàng Xê , hết điệu  Tây Thi  sang  Chiêu Quân , rồi lại lên câu vọng cổ ngọt lịm, ai thuộc thì hát chung, ai chưa biết thì chăm chú nhẩm theo.

Về đâu những giọng ca vọng cổ

Hình ảnh
TTO - Mỗi năm, lượng thí sinh đăng ký tham gia các cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hay ngày càng giảm. Từ trái qua: thí sinh Kim Cương, Ngọc Quyền và Văn Nguyên - Ảnh: LINH ĐOAN Nếu như năm 2006 giải Chuông vàng vọng cổ mùa đầu tiên (với tên gọi Ngôi sao vọng cổ truyền hình) thu hút tới 1.500 thí sinh đăng ký dự thi, thì những năm gần đây chỉ chừng khoảng 300. Và năm nay, 3 thí sinh xuất sắc nhất gồm Lâm Thị Kim Cương (Sóc Trăng), Phạm Văn Nguyên (Đồng Tháp) và Võ Thị Ngọc Quyền (TP.HCM) đã vượt qua hơn 200 thí sinh dự thi để bước vào vòng chung kết tối 30-9 (truyền hình trực tiếp lúc 21h trên kênh HTV9) đều là các "cựu binh". 12 năm trôi qua, đã xuất hiện quá nhiều loại hình giải trí hiện đại và nghệ thuật truyền thống khó mà cạnh tranh lại. Và vì thế duy trì một cuộc thi tìm kiếm giọng ca cải lương hay ngày càng khó khăn. Không ít người thực hiện trong tâm thế năm nay làm được, năm sau chẳng biết thế nào. Đường đến danh ca vọng cổ xuất hiện và tạo ấn

100 năm cải lương là năm nào?

Hình ảnh
TTO - LTS: Năm 2018 được xem là mốc đánh dấu 100 năm ra đời sân khấu cải lương. Tuy nhiên, tác giả Trần Nhật Vy góp thêm những tư liệu về cái mốc 100 năm này xuất phát từ đâu, và có cần những nghiên cứu đủ đầy hơn nữa về lịch sử cải lương? Một dàn nhạc tài tử xưa Tháng 12-1966, Trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập nghệ thuật  cải lương . Tại buổi lễ kỷ niệm này, một diễn giả đã khẳng định cải lương ra đời năm 1916! Cuối năm đó, tạp chí  Tin Văn  do nhà văn Nguyễn Ngọc Lương bút danh Nguyễn Nguyên ra số đặc biệt, số 13, để "Kỷ niệm nửa thế kỷ sân khấu cải lương"! Vậy cải lương ra đời năm 1916? Gốc gác của năm 1918 Không! Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng nói "quý vị mặc tình muốn đặt năm sanh của cải lương vào năm nào tùy ý mỗi người" (Vương Hồng Sển, 50 năm cải lương, Tủ sách Nam Chi Sài Gòn 1968, trang 18). Năm 1997, nhạc sĩ Kiều Tấn trong luận án làm tại Berlin, Đức "Cây đàn ghita phím lõm" quả quyết: &

Giới thiệu cải lương - vọng cổ đến học sinh

Hình ảnh
TTO - Sáng 15-10, Nghệ sĩ Nhân dân Bạch Tuyết có buổi nói chuyện chuyên đề sân khấu 'Đưa âm nhạc dân tộc và sân khấu vào học đường' tại Trường THCS Nguyễn Hiền, Q.7, TP.HCM. Nghệ sĩ Bạch Tuyết khái quát lịch sử phát triển 100 năm cải lương trên sân khấu trường học - Ảnh: TRỌNG NHÂN Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động nhằm giúp  học sinh  hiểu hơn về vọng cổ -  cải lương  do CLB sân khấu Lạc Long Quân, thuộc Trung tâm tổ chức biểu diễn và điện ảnh TP.HCM tổ chức. Trong buổi nói chuyện, NSND Bạch Tuyết khái quát lại quá trình ra đời và phát triển của cải lương cũng như làm sống lại trước mắt những học sinh hình ảnh của các vị nữ tướng anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu hay hình ảnh người thái hậu tài đức Dương Vân Nga... qua giọng ca đặc trưng "cải lương chi bảo". "Diễn trước các em tôi nhận được tình cảm yêu mến nồng ấm và đầy trong sáng. Tôi mong các em có thể yêu quý bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc qua các buổi nói chuyện chuyê

TPHCM: Công diễn vở cải lương “Tổ quốc nơi cuối con đường“

Hình ảnh
VOV.VN - Vở cải lương “Tổ quốc nơi cuối con đường” sẽ được công diễn cho 6.000 cán bộ, công chức, người lao động. Từ ngày 3/11 tới, Liên đoàn Lao động TP HCM phối hợp với Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP tổ chức cho đoàn viên, công nhân, viên chức và người lao động xem vở cải lương “Tổ quốc nơi cuối con đường”. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Cảnh trong vở cải lương "Tổ quốc nơi cuối con đường". Ảnh: TTVH. “Tổ quốc nơi cuối con đường” là tác phẩm do Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP HCM xây dựng tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2018, đạt huy chương vàng dành cho vở diễn và 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc dành cho diễn viên. Tác phẩm tái hiện hình ảnh người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với hai bàn tay trắng tại Bến cảng Nhà Rồng, q

Người tâm huyết với dân ca nhạc cổ

Hình ảnh
(CLO) Có những mối cơ duyên gắn bó với người làm báo rất khó lí giải. Bởi không chỉ nằm ở chỗ viết bài về lĩnh vực nào đó mà còn đến mức say mê nó như bị “bỏ bùa”. Với nhà báo Thu Trà - Đài Truyền hình Việt Nam thì dân ca nhạc cổ chính là một ví dụ cho mối lương duyên này để rồi suốt chặng đường nghề nghiệp chị luôn tâm huyết bảo tồn và phát triển nó. “Tôi có may mắn được đặt chân đến nhiều miền quê của Tổ quốc, được gặp các nghệ nhân dân gian và các nghệ sĩ gắn bó với âm nhạc truyền thống dân tộc. Điều làm tôi đặc biệt ấn tượng và thích thú đó chính là được nghe các em nhỏ hát dân ca. Khi được tận mắt chứng kiến các em nhỏ thuộc làu làu và say sưa hát dân ca như vậy, trong tôi dâng lên những cảm xúc tự hào vì tôi biết rằng dân ca vẫn luôn được bảo tồn, kế thừa và hiện hữu trong đời sống mới” -   Nhà báo Đoàn Thu Trà (Biên tập viên âm nhạc, Đài Truyền hình Việt Nam) đã kể câu chuyện đầy xúc động như vậy với tôi khi được hỏi động lực nào khiến chị quyết tâm theo đuổi và đưa dân c