Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 18, 2018

Danh ca Thanh Tuấn: "Chê cải lương sến, khán giả có lý của mình"

Hình ảnh
(NLĐO)- Hóa thân thành công trong vai thầy Ba Đợi, sau chuyến lưu diễn Hà Nội được đông đảo khán giả thủ đô yêu thích, danh ca Thanh Tuấn đã có những suy nghĩ về nghề nghiệp mà ông đeo đuổi hơn 50 năm. NSƯT Thanh Tuấn cùng đồng nghiệp *  Phóng viên: Điều gì khiến ông trăn trở sau chuyến lưu diễn vở "Thầy Ba Đợi"? -  NSƯT Thanh Tuấn : Nhiều năm qua, sân khấu cải lương chỉ bám vào các sự kiện, còn sàn diễn thì thưa thớt. Người ta chê cải lương sến là có lý do. Sến ở đây xin hiểu theo nghĩa có những con "sâu làm rầu nồi canh". Đi ngược lại tôn chỉ của tiền nhân là "cải cách hát ca theo tiến bộ, lương truyền tuồng tích sánh văn minh". Một số nghệ sĩ vẫn diễn ẩu tả, ăn mặc phục trang lòe loẹt. Ra Hà Nội gặp và nghe những ý kiến phê bình chính xác của khán giả mới biết họ yêu quý nghệ thuật cải lương lắm, nhưng xem một vài sô diễn kém chất lượng, họ không đến rạp nữa. *  Nhưng không lẽ là một danh ca, nghệ sĩ đàn anh đi trước, ông không góp phầ

Việc cần làm ngay để cứu cải lương

Hình ảnh
Sáng 28-4, hội thảo khoa học "Một thế kỷ hình thành, phát triển của nghệ thuật cải lương ở Việt Nam (1918-2018) - Những vấn đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển" do Đài Tiếng nói Việt Nam; Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương; Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; Hội Sân khấu TP HCM tổ chức đã diễn ra tại TP HCM. Ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương - đến dự và phát biểu chỉ đạo. Từ trái sang: Nghệ sĩ Dương Thanh, NSƯT Trọng Phúc, NSƯT Thanh Ngân trong vở "Nửa đời hương phấn" của soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng Theo ông Thưởng, thị phần dành cho nghệ thuật truyền thống của dân tộc đang có nguy cơ thu hẹp dần trong một cuộc cạnh tranh không cân sức. Đó là một thực trạng, thách thức có thật mà chúng ta đang phải đối mặt. Đã có những cảnh báo về một sự xâm lăng, xâm thực văn hóa. "Làm thế nào để trong hoàn cảnh đó, nghệ thuật cải lương vẫn tìm được hướng đi, tháo gỡ k

Cải lương vẫn sống, chỉ sàn diễn là "chết"!

Hình ảnh
Danh ca Minh Cảnh cho rằng người làm sân khấu đã không biết giữ cội rễ của bộ môn nghệ thuật này, để những chuẩn mực bị lệch lạc, miễn sao bán vé thu lợi là được nên sân khấu cải lương mới "chết" như hôm nay .  Phóng viên :  Sàn diễn cải lương ngày càng thưa vắng người xem. Liệu sân khấu cải lương (SKCL) có cáo chung sau 100 năm tồn tại không, thưa ông? -  Nghệ sĩ Minh Cảnh:  Nói cải lương ngày nay chết chỉ đúng nửa phần bởi chỉ có sàn diễn cải lương là chết vì vắng khán giả; còn các hoạt động, loại hình chuyển tải nghệ thuật cải lương thì vẫn tồn tại đó chứ. Nếu không muốn nói là tồn tại mạnh mẽ. .  Theo ông, vì sao SKCL lâm cảnh chợ chiều như vậy? - Tôi đã từng cảnh báo lúc sàn diễn cải lương đang được cổ xúy "cải tiến". Tự thân nghệ thuật cải lương là loại hình mở thì "cải tiến" làm gì? Có chăng là cải tiến những suy nghĩ của con người làm sân khấu, trong đó có cải lương. Người làm sân khấu đã không biết giữ cội rễ của bộ môn nghệ thuật này,