Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 11, 2017

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 12: Đào tạo thế hệ kế thừa

Hình ảnh
Nhiều nghệ nhân gạo cội của đờn ca tài tử vẫn canh cánh việc truyền nghề cho thế hệ sau để tinh hoa của nghề không bị mai một. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 11: Dòng họ tài tử >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 10: Tài nữ Bạc liêu >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 9: 70 năm chép bài bản cổ kim Nghệ nhân Hai Lợi (bìa phải) biểu diễn đờn ca tài tử với các học trò tại Liên hoan Đờn ca tài tử dịp húy kỵ tổ sư Nguyễn Quang Đại Tài tử khó sống bằng nghề Chúng tôi gặp lại đôi nghệ sĩ Hữu Lộc - Ánh Hồng trong những ngày ông bà về Cần Đước (Long An) để làm giám khảo Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT), do tỉnh Long An tổ chức hằng năm kỷ niệm ngày mất của vị tổ sư Nguyễn Quang Đại. Dịp này, nghệ sĩ Ánh Hồng cũng được vinh danh là nghệ nhân dân gian. Câu chuyện giữa chúng tôi với cặp đôi tài danh này rồi cũng trở lại đề tài tìm người kế thừa cho ĐCTT.  NSƯT Hữu Lộc được biết đến như một người “mát tay” trong

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 11: Dòng họ tài tử

Hình ảnh
Dòng họ 4 đời với hàng chục người đam mê, rồi sống bằng lời ca tiếng đờn, thế nhưng gia đình tài tử Lê Thanh Quí vẫn bị xem là “dị biệt”, là “tả đạo” của đờn ca tài tử Nam bộ bởi sự “phá phách” khiến không ít người phải nhíu mày.  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 10: Tài nữ Bạc liêu  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 9: 70 năm chép bài bản cổ kim  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo Vợ chồng tài tử Lê Thanh Quí - Trang Kim Tuyến biểu diễn khúc Lưu thủy trường với loại nhạc cụ “lạ” - Ảnh: Tiến Trình   4 đời theo đờn ca tài tử Nói tài tử Lê Thanh Quí (phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) chơi được 10 loại nhạc cụ của đờn ca tài tử thì nhiều người biết về ông sẽ không đồng ý. Bởi trong số đó, có những loại... chẳng thấy ở đâu khác, ngoài nhà ông. Trong căn nhà nóng hâm hấp bên sông, người đàn ông mái đầu bạc trắng với nụ cười “nửa âm nửa dương” bỗng chốc như lạc mất giữa thứ

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 10: Tài nữ Bạc liêu

Hình ảnh
Hình ảnh cô gái Bạc Liêu bên cây đờn kìm từ khá lâu đã trở nên quen thuộc trong đời sống đờn ca tài tử. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 9: 70 năm chép bài bản cổ kim >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm Tài nữ Ngọc Cần, một trong số hiếm hoi nữ nhi chơi nhạc cụ “quân tử cầm” - Ảnh: Phan Thanh Cường Con gái ôm quân tử cầm Về Bạc Liêu, nói chuyện đờn ca tài tử (ĐCTT), thế nào rồi người ta cũng nhắc đến Ngọc Cần. Một soạn giả nổi tiếng ở xứ sở của bản Dạ cổ hoài lang có lần thổ lộ rằng kiếm một ngón đờn hay thì xứ này không thiếu, nhưng đờn đến mức người nghe bị “hút hồn”, khiến thỉnh thoảng người ta lại phát nhớ như một thứ chất gây nghiện thì phải kể đến nữ tài tử 37 tuổi này. Ngọc Cần đã làm thay đổi định kiến của ông về đờn kìm, loại nhạc cụ được gọi là “quân tử cầm” vốn dành cho đấng nam nhi. Hơn 10 năm trước, sau một lầ

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 9: 70 năm chép bài bản cổ kim

Hình ảnh
Ở tuổi 'gần đất xa trời', nghệ nhân - nhạc sĩ Tăng Phát Vinh mới công bố quyển sách viết tay những bài bản đờn ca tài tử mà 70 năm qua ông dày công sưu tầm, biên soạn.  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 6: Gánh hát toàn nữ nông dân Nghệ nhân Tăng Phát Vinh vi ngón đờn kìm sâu lắng, gân guốc - Ảnh: T.Trình   Tài tử thứ thiệt Tiếng đờn kìm réo rắt hòa cùng lời nam ai ai oán của thiếu nữ khiến người khách trú mưa không cưỡng lại được bước chân mê đắm. Chủ nhà, lão nhạc sĩ Tăng Phát Vinh, niềm nở mời người lỡ đường góp mặt vào buổi quây quần ấm cúng. Ông lão ngồi với đôi mắt lim dim, nắn nót ngón đờn kìm. Bên cạnh, thiếu nữ đẹp cất giọng như chất chứa nỗi niềm: “Trời chiều xuân, lòng buồn nhớ đến lang quân. Nơi biên ải nghìn trùng, chàng nhập ngũ binh nhung...”. Hết đoạn, ông lão lại

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 8: Ngón đờn anh lái heo

Hình ảnh
Sau thời gian dài ôm đờn đi biểu diễn ở xứ Phù Tang, trở về ai cũng nghĩ sự nghiệp Hoàng Lưỡng sẽ lên hương, bất ngờ anh chàng lại tuyên bố bỏ đờn, về nhà phụ vợ làm nghề… lái heo. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 6: Gánh hát toàn nữ nông dân >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 5: Những 'tài tử huyền thoại Hoàng Lưỡng (trái) cùng các nghệ sĩ, ca sĩ thu âm đờn ca tài tử tại Nhật - Ảnh: Nhân vật cung cấp Ngón đờn hào hoa Không phải sau khi đoạt nhiều giải thưởng trong các đợt thi thố đờn ca tài tử (ĐCTT) thì người ta mới biết đến Hoàng Lưỡng. Những ai xem anh biểu diễn thường khó mà quên được ngón ghi ta “nhức nhối”, đầy chất “phiêu” và sáng tạo, đúng theo “trường phái” của danh cầm Văn Giỏi. Nghệ nhân Hai Lợi, cây đại thụ của ĐCTT xứ Tây Đô cứ trầm trồ khi nhắc đến Hoàng Lưỡng: “Lưỡng có chữ đờn rất đẹp. Trước đây tui cũng đờn ghi ta có hạng

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 7: Đệ nhất nguyệt cầm

Hình ảnh
NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu là người lớn tuổi nhất trong đoàn nghệ nhân Việt Nam có mặt tại Baku (Azerbaijan) để cùng các thế hệ nghệ sĩ con cháu trổ hết các ngón nghề của đờn ca tài tử làm say lòng tất cả các đại biểu năm châu và các nhà báo quốc tế tham dự cuộc họp xét duyệt của UNESCO. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 6: Gánh hát toàn nữ nông dân >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 5: Những 'tài tử huyền thoại >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 4: 80 năm, một tiếng đờn Nghệ sĩ ưu tú Ba Tu - Ảnh: H.Đ.N   15 giờ 47 (giờ Việt Nam) ngày 5.12.2013, ông H.E Abulfas Garayev - Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Azerbaijan (đại diện tổ chức UNESCO), gõ búa chính thức công nhận đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó là giây phút không bao giờ quên của NSƯT - nhạc sĩ Ba Tu. Ông bảo rằng ngay khi tiếng búa vừa gõ xong, những nghệ nhân Việt Nam ôm chầm lấy nhau. Ông (gần 80 tuổi) khăn đóng, áo the, mái

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 6: Gánh hát toàn nữ nông dân

Hình ảnh
Đó là gánh hát Đồng Nữ Ban, không chỉ toàn diễn viên nữ mà chủ yếu là nữ nông dân, không rành nghề, lập ra với mục đích khơi dậy lòng yêu nước thông qua tuồng tích. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 5: Những 'tài tử huyền thoại >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 4: 80 năm, một tiếng đờn >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 3: Nguyễn Vĩnh Bảo - đệ nhất danh cầm   >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 2: Bạch Công Tử bị bỏ quên >> Báu vật' đờn ca tài tử   Gánh hát Đồng Nữ Ban - Ảnh: T.L Chỉ là con gái nhà quê... Sau gánh hát của Thầy Năm Tú và gánh Phước Cương của Bạch Công Tử, vào năm 1927, tại Mỹ Tho xuất hiện thêm một gánh hát rất đặc biệt là gánh Đồng Nữ Ban của cô Ba Trần Ngọc Viện - cô ruột của GS-TS Trần Văn Khê. Theo GS-TS Trần Văn Khê thì: “Lúc bấy giờ cô Ba Viện đang dạy về gia chánh, thêu thùa, may vá, nấu ăn và đờn tranh tại Trường nữ sinh Áo Tím. Năm 1926, khi cụ Phan Chu Trinh mất, cô

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 5: Những 'tài tử huyền thoại'

Hình ảnh
Xứ sở của lúa Chợ Đào trứ danh (Cần Đước, Long An) còn được biết đến với nhiều thế hệ tài tử, nghệ nhân tên tuổi. Họ coi lời ca, tiếng đờn là sự sống. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 4: 80 năm, một tiếng đờn >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 3: Nguyễn Vĩnh Bảo - đệ nhất danh cầm >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 2: Bạch Công Tử bị bỏ quên >> Báu vật' đờn ca tài tử Nghệ nhân Út Bù nổi danh với ngón đờn ghi ta tay trái - Ảnh: T.T Bao thế hệ người dân Cần Đước truyền nhau một đam mê, sự kiêu hãnh là nơi sản sinh ra nhiều anh tài của đờn ca tài tử. Là nơi phát tích và lưu truyền nhiều giai điệu mùi mẫn cho đến ngày nay.  “Tiếng đờn Cần Đước xuân xanh” Trở lại những năm cuối thế kỷ 19, khi thầy Ba Đợi - nghệ nhân, nhạc sư Nguyễn Quang Đại, một quan nhạc triều Nguyễn, người được coi như là “hậu tổ” có công khai sáng bộ môn đờn ca tài tử Nam bộ - chọn vùng đất này làm nơi lưu ngụ và truyền

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 4: 80 năm, một tiếng đờn

Hình ảnh
Cây đờn kìm cứ vuột khỏi bàn tay ông. Bàn tay gầy guộc, run rẩy như không còn bấm nổi sợi dây căng. Đã 80 năm, tiếng đờn nhạt dần, yếu đi nhưng nghệ nhân già vẫn vui và tin rằng ngọn đuốc đã được truyền tay.  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 3: Nguyễn Vĩnh Bảo - đệ nhất danh cầm  >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 2: Bạch Công Tử bị bỏ quên  >> Báu vật' đờn ca tài tử Nghệ nhân Tư Bền với ngón đờn kìm vang bóng một thời - Ảnh: Tiến Trình Tấm lòng “người giữ lửa” 95 tuổi, hơn 80 năm gắn bó với cây đờn, tiếng ca, nghệ nhân Tư Bền (Võ Văn Chuẩn, xã Mỹ Lệ, H.Cần Đước, Long An) giờ đã mãn nguyện khi liên tục nghe những tin vui về bộ môn nghệ thuật mà ông mang theo cả đời. Tại đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ), nơi thờ linh vị nhạc sư Nguyễn Quang Đại - người được nhìn nhận như là một trong những “tổ sư” của bộ môn đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ, tên tuổi nghệ nhân Tư Bền cũng được vinh danh cùng với những ng

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 3: Nguyễn Vĩnh Bảo - đệ nhất danh cầm

Hình ảnh
Nhạc sư Vĩnh Bảo là một nhân vật đã sống trọn vẹn cuộc đời cho đờn ca tài tử Nam bộ qua việc dạy học, diễn giảng, biểu diễn, đóng đàn, sáng tạo nhạc cụ và các loại lên dây (tunings), cùng với kỹ thuật diễn tấu cũng như tư duy mỹ quan âm nhạc Việt Nam. >> Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 2: Bạch Công Tử bị bỏ quên >> Báu vật' đờn ca tài tử Nhạc sư Vĩnh Bảo - Ảnh: nhân vật cung cấp Năm 1972, GS-TS Trần Văn Khê và nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã thực hiện cho Ocora (Radio-France) một đĩa nhạc Tài tử Nam bộ. Đĩa này đã khiến cho UNESCO chú ý và cơ quan này đã mời 2 người thực hiện thêm đĩa Collection UNESCO (Musical Sources, hãng Philips của Hà Lan sản xuất) với Trần Văn Khê (đàn tỳ bà), Nguyễn Vĩnh Bảo (đàn tranh) hòa tấu các bản Bình bán, Kim tiền, Tây Thi, Cổ bản. Riêng nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo còn độc tấu đàn tranh các bản Nam xuân, Nam ai, Đảo ngũ cung và Tứ đại oán. Ít tháng sau đó, UNESCO đã điều đ

Báu vật đờn ca tài tử - Kỳ 2: Bạch Công Tử bị bỏ quên

Hình ảnh
Sau sự kiện UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tỉnh Tiền Giang đã tổ chức lễ hội vinh danh những người có công đóng góp cho bộ môn này, nhưng đã bỏ quên một người có công lớn là Bạch Công Tử.  >> Báu vật' đờn ca tài tử   Rạp hát Huỳnh Kỳ của Bạch Công Tử xưa, sau đổi thành rạp Lê Ngọc, rạp Viễn Trường và vài năm gần đây bị đập xây siêu thị sách - Ảnh: H.PH Gánh hát, rạp hát đầu tiên Tiền Giang được xem là cái nôi của nghệ thuật cải lương bởi vì ngay từ đầu thế kỷ 20, gánh hát và rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam đã ra đời tại Mỹ Tho.   Trong bộ môn nghệ thuật sân khấu từ hát bội đến cải lương, chưa có nơi nào có rạp hát như thế, cho nên Tiền Giang hãnh d

Báo vật đờn ca tài tử - phần 1

Hình ảnh
UNESCO đã công nhận đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nhưng để thật sự hiểu và thêm trân quý đờn ca tài tử, Thanh Niên đã gặp gỡ các chuyên gia về âm nhạc dân tộc để tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo này.   Đờn ca tài tử luôn sống mãi trong lòng người dân Nam bộ - Ảnh: T.L GS - nhạc sĩ (NS) Trần Quang Hải (trưởng nam của GS-TS Trần Văn Khê, hiện đang ở Paris, Pháp) và NS Đặng Hoành Loan (Hà Nội) là những người đã có nhiều đóng góp quan trọng để hồ sơ về đờn ca tài tử được UNESCO công nhận. “Như cơm ăn nước uống” NS Đặng Hoành Loan phân tích 6 đặc trưng nổi bật khiến đờn ca tài tử trở thành báu vật. Thứ nhất, đờn ca tài tử là một tập tục không thể thiếu trong sinh hoạt của người dân Nam bộ khoảng 100 năm nay, đối với người dân “như cơm ăn nước uống”. Thứ hai, đây thật sự là loại hình giải trí của người dân Nam bộ, so với tất cả các nghệ thuật cổ truyền VN thì

Điệu cổ nhạc được ưa chuộng ở Nam bộ

Hình ảnh
Điệu cổ nhạc được ưa chuộng ở Nam bộ Cập nhật: 28-03-2017 | 08:38:53 So với những làn điệu cổ nhạc khác thì “Vọng cổ” là làn điệu được thịnh hành trong nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) và sân khấu cải lương. Bởi chỉ có “Vọng cổ” mới hội đủ các hơi điệu: Xuân - Ai - Bắc - Oán; rồi dung nạp thêm các điệu lý, câu hò của dân ca Việt Nam. Thậm chí, một số nghệ nhân còn sáng tạo kết hợp giữa làn điệu “Vọng cổ” với một số bản tân nhạc thành một điệu ca mới gọi là “Tân cổ giao duyên” phát triển cực thịnh vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX. Cha đẻ của “Tân cổ giao duyên” là ai? Hầu hết các tài liệu nghiên cứu và cả những ghi nhận của giới chuyên môn, những nhân chứng sống của nghệ thuật ĐCTT và sân khấu cải lương Nam bộ đều công nhận người đi tiên phong sáng tạo ra thể loại “Tân cổ giao duyên” chính là NSND - soạn giả Viễn Châu. Sinh thời, cố GS-TS Trần Văn Khê khẳng định: “Anh Bảy Viễn Châu chính là người khai sinh và viết nhiều nhất thể loại “Tân cổ giao duyên”. Những năm đầu th