Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 7 13, 2018

'Vua Riêm' Phương Quang qua đời, hiến xác cho y học

Hình ảnh
TTO - NSƯT Phương Quang trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở đường Trần Xuân Soạn (phường Tân Hưng, Q.7 , TP.HCM) sáng 13-7. NSƯT Phương Quang - Ảnh: Linh Đoan Trao đổi với  Tuổi Trẻ Online , anh Bảo, con trai nghệ sĩ  Phương Quang , cho biết ông đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 9h30 sáng 13-7 sau nhiều năm chống chọi với những căn bệnh tuổi già. Di nguyện của ông là muốn được hiến xác cho y học, nên trong ngày, người nhà sẽ chuyển thi thể ông đến Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. NSƯT Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942 tại Dĩ An, Bình Dương. Thuở nhỏ, ông đã mê nghe cải lương, mỗi lần có rạp hát về quê nhà ông đều tìm mọi cách để đi xem cho bằng được. Phương Quang có chất giọng trầm buồn, đầy tâm sự, những luyến láy trong từng câu chữ của ông luôn khiến người nghe thổn thức bởi cách ca hết sức mộc mạc, chân phương và tình cảm. Ông đặc biệt ái mộ và mong muốn được trở thành nghệ sĩ như NSND Út Trà Ôn. Dù không cố tình bắt chước nhưng vì

NSƯT Phương Quang qua đời, di nguyện hiến xác

Hình ảnh
(NLĐO) - NSƯT Phương Quang đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9 giờ 30 ngày 13-7 tại nhà riêng, hưởng thọ 76 tuổi. NSƯT Phương Quang NSƯT  Phương Quang  lâm trọng bệnh nhiều năm qua. Ông bị mất trí nhớ sau lần phẫu thuật não. Theo di nguyện, ông muốn được hiến xác cho y học.  "Sau khi ba tôi qua đời, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) sẽ tiếp nhận xác. Sau đó, gia đình vẫn để di ảnh và bàn thờ của ba tôi tại nhà để khán giả, người hâm mộ và các nghệ sĩ đồng nghiệp đến viếng" – Quang Bảo – con trai của NSƯT Phương Quang - cho biết. NSƯT Phương Quang tên thật là Tô Văn Quang, sinh năm 1942 tại Dĩ An, Bình Dương. Thời niên thiếu, ông đã yêu thích nghệ thuật cải lương. Ông có giọng ca giống NSND Út Trà Ôn nên nhiều người đã khuyên nên theo nghề diễn viên sân khấu cải lương. Năm 1960, ông lên Sài Gòn tìm nhạc sĩ Văn Còn, người cùng quê và là bà con dòng họ, để xin được học nghề. Ông theo nhạc sĩ Văn Còn một thời gian để phụ xách đờn cho thầy, lúc đó đi theo g

"Bao Công" nhí làm tan chảy trái tim khán giả

Hình ảnh
(NLĐO)- Đông đảo khán giả đã bày tỏ cảm xúc khi xem bé Hồng Quyên thể hiện xuất sắc vai Bao Công trong chương trình của nhóm "Bầu trời xanh" NS Hồng Quyên - vai Bao Công Tại Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, những suất diễn cuối tuần khán giả từng háo hức chờ đợi được thưởng thức trích đoạn cải lương tuồng cổ nổi tiếng "Bao Công vô lò gạch" – một trong những trích đoạn cải lương kinh điển của gia tộc Bầu Thắng – Minh Tơ – Thanh Tòng. Nhưng lần này không phải họ mong chờ được xem tài năng diễn xuất của NSƯT Trường Sơn, NSƯT Tú Sương, NS Lê Thanh Thảo – ba thành viên trong gia đình của NSƯT Trường Sơn từng thể hiện vai Bao Công thành công - mà muốn  xem bé Hồng Quyên - con gái NSƯT Tú Sương - biểu diễn. Quả không phụ lòng, bé Hồng Quyên nhanh chóng chinh phục người xem qua nét diễn khẳng khái, uy nghi như cách diễn của ông ngoại – NSƯT Trường Sơn. Từng điệu bộ, cách chao đôi mắt, cho đến cách phát âm sang sảng, cách hức chòm râu mạnh mẽ đã làm ta

Ai chịu nổi chứ em ...xin thua! ...kakakaka

Hình ảnh

Sân khấu hài – vẫn là một khoảng trống lớn…

Hình ảnh
Sân khấu hài – vẫn là một khoảng trống lớn… 14:10 12/07/2018 Nói đến nghệ thuật sân khấu - từ cổ điển đến hiện đại, từ phương Tây sang phương Đông... - là nói đến hài và bi - nụ cười và nước mắt - là hai phạm trù vừa đối lập, lại vừa thống nhất để góp phần làm nên cuộc sống của con người! Từ ngàn xưa, tiếng cười đã không thể thiếu được trong cuộc sống của loài người, trong đó có dân tộc Việt Nam. Trong các câu chuyện dân gian, cổ tích, tiếu lâm, cả huyền thoại, dã sử, lịch sử…cho đến kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca… tiếng cười đã trở thành vũ khí sắc bén, tạo nên sức mạnh cho con người vượt qua những khó khăn, gian khổ của cuộc sống thường nhật, của thiên nhiên huyền bí, hoang dã; và của chính sự tồn tại của con người trong đấu tranh giai cấp, để hình thành, tồn tại, phát triển. Tiếp thu những tinh hoa của di sản văn hóa dân gian trên nhiều lĩnh vực đó; từ khi xuất hiện, nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam - tiêu biểu là Chèo, Tuồng cũng như các thể loại sân khấu đương đại

Mời hội đồng xem xét danh hiệu NSND của một số nghệ sĩ phía Nam

Hình ảnh
Mời hội đồng xem xét danh hiệu NSND của một số nghệ sĩ phía Nam TPO - Sau khi TPHCM lên tiếng rằng sẽ có đơn kiến nghị về trường hợp của ba nghệ sĩ có nhiều đóng góp là Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu cũng như một số phản hồi về trường hợp “trượt” vòng Hội đồng chuyên ngành nhà nước, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện nói rằng xem lại một số trường hợp cụ thể. NSUT Minh Vương, Thanh Tuấn có thể được Hội đồng xem xét lại Minh Vương ngỡ ngàng khi lần thứ ba trượt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân Đặc cách xét danh hiệu NSND cho Minh Vương, Thanh Tuấn, Giang Châu?  NBộ VHTTDL đăng tải danh sách xét danh hiệu NSND, NSƯT trên cổng thông tin để lấy ý kiến nhân dân từ 3-11/7. Ngày 11/7, lãnh đạo Sở Văn hoá và Thể thao TPHCM lên tiếng rằng sẽ có văn bản đề nghị đặc cách cho các nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sân khấu như Minh Vương, Thanh Tuấn và Giang Châu. Trả lời về việc này, Bộ trưởng Bộ VHTTDL nói rằng sau thời gian nhận ý kiến phản hồi, tổng hợp các ý kiến Bộ sẽ ng

NSƯT Minh Vương có còn cơ hội được xét tặng danh hiệu NSND?

Hình ảnh
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT đang được lấy ý kiến nhân dân. Do đó, NSƯT Minh Vương vẫn còn cơ hội nếu có sự lên tiếng của dư luận và các cơ quan truyền thông. Nghệ sĩ Minh Vương 3 lần trượt danh hiệu NSND Đây là chia sẻ của ông Phùng Huy Cẩn, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng bên lề buổi Họp báo Thường kỳ quý II của Bộ VH,TT&DL diễn ra vào chiều ngày 5/7. Ông Phùng Huy Cẩn, cho biết, theo các quy định tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP, các hồ sơ không đạt đủ 90% số phiếu bầu của thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước thì sẽ không có tên trong danh sách lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Hội đồng cấp Nhà nước. Hồ sơ của NSƯT Minh Vương nằm trong trường hợp này. Đây là quy định và không thể làm khác. Tuy nhiên, hồ sơ của NSƯT Minh Vương vẫn còn cơ hội được xét tặng danh hiệu NSND nếu dư luận và các cơ quan truyền thông lên tiếng. Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước sẽ ghi nhận, tổng hợp và xin ý kiến của Hội đồng cấp trên để xem xét. Trước

Minh Vương "lau nước mắt" khi Bộ Văn hóa đề nghị bỏ phiếu lại

Hình ảnh
“Tôi cảm thấy ấm lòng vì sự quan tâm đặc biệt mà dư luận và các cơ quan báo đài đã dành cho tôi trong suốt thời gian vừa qua”. NSƯT Minh Vương cảm thấy ấm lòng khi được dư luận quan tâm Đây là chia sẻ của NSƯT Minh Vương sau khi nhận được thông tin, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang cân nhắc đề nghị Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT bỏ phiếu lại trường hợp của ông cùng NSƯT Thanh Tuấn và Giang Châu. NSƯT Minh Vương chia sẻ, bản thân khá bất ngờ khi nhận được thông tin này. “ Cứ ngỡ mọi chuyện sẽ trôi đi khi hồ sơ của tôi bị trượt khỏi Hội đồng Nhà nước. Nhưng nay lại được chính Bộ xem xét lại và các cơ quan báo chí đưa tin thì tôi cảm thấy rất cảm kích, vui mừng. Cuối cùng, những đóng góp và cống hiến của tôi đối với nghệ thuật cải lương đã được biết đến” . “ Bao năm nay dù không được xét tặng danh hiệu NSND nhưng bản thân tôi vẫn tham gia đều đặn các hoạt động nghệ thuật của sân khấu cải lương, vẫn cố gắng cống hiến bằng niềm đa

Xét đặc cách cho "ông hoàng cải lương" Minh Vương: Đang thu thập ý kiến

Hình ảnh
Xét đặc cách cho "ông hoàng cải lương" Minh Vương: Đang thu thập ý kiến Trước đề nghị xét đặc cách NSND cho 3 nghệ sỹ cải lương gạo cội Sài Gòn là Minh Vương, Thanh Tuấn và Giang Châu do Sở VH-TT TP.HCM kiến nghị, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, bộ sẽ nghiêm túc xem xét và lắng nghe các ý kiến phản hồi. Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, sau thời hạn xin ý kiến nhân dân trên website của Bộ VH-TT&DL về việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2018, bộ sẽ nghiêm túc tiếp thu các ý kiến phản ánh của nhân dân, của các nghệ sỹ đóng góp. Trên cơ sở đó, bộ sẽ nghiên cứu và mời hội đồng để báo cáo lại sự phản hồi của dư luận về danh sách các nghệ sỹ đã vượt qua vòng Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, việc xem xét các trường hợp cụ thể sẽ căn cứ vào luật pháp và tình hình thực tiễn để làm sao cho thấu tình đạt lý, không nghệ sỹ nào bị thiệt thòi.   Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ng

Gia Bảo chấp nhận cho em gái tiếp tục quen Hoài Lâm

Hình ảnh
Gia Bảo chấp nhận cho em gái tiếp tục quen Hoài Lâm (Dân Việt)  Bảo Ngọc có câu trả lời chính thức về tin đồn chia tay Hoài Lâm, trong khi anh trai của cô, nghệ sĩ hài Gia Bảo cũng lên tiếng chấp nhận mối quan hệ. Cách đây không lâu, tin đồn Hoài Lâm chia tay bạn gái Bảo Ngọc sau 2 năm hẹn hò đã thu hút khá nhiều sự chú ý từ khán giả. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc cháu gái NSƯT Bảo Quốc xoá toàn bộ ảnh kỷ niệm tình yêu với bạn trai trên mạng xã hội, đồng thời gỡ bỏ trạng thái “In Relationship” (Tạm dịch: Đang trong mối quan hệ hẹn hò) trên trang cá nhân. Tuy nhiên, mặc cho dư luận không ngừng đồn đoán, cả Hoài Lâm và Bảo Ngọc đều giữ im lặng, không lên tiếng xác nhận hay phủ nhận thông tin chia tay.   Từ đầu tháng 6, cặp đôi bị đồn đường ai nấy đi khi bạn gái Hoài Lâm bất ngờ xoá bỏ toàn bộ hình ảnh tình yêu của cả hai trên trang cá nhân. Mãi đến gần đây, trong một buổi giao lưu với khán giả trên mạng xã hội, Bảo Ngọc mới lần đầu tiên trả lời về vấn đề này sau

Vở chèo cổ gây xúc động với chuyện mẹ kế thương con chồng

Hình ảnh
Vở chèo cổ gây xúc động với chuyện mẹ kế thương con chồng Vở chèo cổ “Trinh Nguyên” đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ. Tối 30/6, Nhà hát chèo Việt Nam giới thiệu vở  Trinh Nguyên  đến khán giả Hà Nội. Câu chuyện kể góa phụ Trinh Nguyên, nuôi con chồng – Tôn Mạnh – và con ruột – Tôn Trọng. Trên đường đi học về, hai anh em thấy người chết bên đường, thay nhau chôn cất thi thể. Quan xã ngang qua thấy vậy, bèn sai lính bắt giam vì cho rằng Tôn Mạnh, Tôn Trọng giết người phi tang. Hai đứa trẻ bị kết án tử hình. Trinh Nguyên đau đớn, kêu oan lên quan lớn và sẵn sàng chết thay. Quan cho cô quyền được cứu một trong hai đứa bé.  Tích truyện đơn giản, nhưng vở chèo hấp dẫn người xem khi xây dựng thành công biểu tượng đức hạnh phụ nữ, tình mẫu tử thiêng liêng và công lý chốn quan trường. Trinh Nguyên là thợ dệt lụa chăn tằm nổi tiếng một vùng. Chồng mất sớm, cô thủ tiết và dồn tình thương cho con trẻ. Dân gian có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương