Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 3 12, 2019

Ca sĩ Bích Phượng: "Cha làm thầy, con không thể đốt sách"

Hình ảnh
(NLĐO) - Hậu duệ của "Đệ nhất danh ca" NSND Út Trà Ôn đã duy trì hoạt động sân khấu học đường hơn 10 năm qua. Tối 11-3, chị đưa chương trình giới thiệu vở diễn ca ngợi lịch sử vào diễn tại trường học - một cách để vinh danh sự nối nghiệp của cha. Ca sĩ Bích Phượng và các diễn viên trong vở "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" "Từ ngày ba tôi – NSND Út Trà Ôn qua đời, tôi như mất một điểm tựa vững bền trong sự nghiệp nghệ thuật. Sở dĩ tôi gắn với sân khấu học đường vì làm theo di nguyện của ba là tiếp tục bằng sức mình hãy nhân rộng những điểm diễn cho trẻ nhỏ xem để hiểu về những giá trị của nghệ thuật dân tộc" – ca sĩ Bích Phượng chia sẻ. Chị đã tìm được sự đồng cảm đáng quý từ gia đình của những người con muốn nối nghiệp cha, đó là ca sĩ Bích Thủy, Hạ Châu đã đứng ra thành lập chương trình sân khấu học đường, giới thiệu nhạc và kịch của nhạc sĩ Bắc Sơn. Chị đã cùng các diễn viên CLB Sân khấu Lạc Long Quân đưa kịch lịch sử vào trường học với nh

HSSV thể hiện tài năng hát vọng cổ, cải lương

Hình ảnh
Tiết mục dự thi của thí sinh tại vòng sơ khảo. GD&TĐ - Nhằm chào mừng 88 năm Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2019), Nhà Văn hóa Sinh viên vừa phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm TPHCM tổ chức Liên hoan Vọng cổ, Trích đoạn cải lương và các ca khúc mang âm hưởng dân ca Lần IV – năm 2019 vòng sơ khảo. Liên hoan năm nay đã thu hút các bạn học sinh, sinh viên đăng ký tham dự với gần 70 tiết mục dự thi đến từ 17 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp tại TPHCM, được chia làm 3 bảng dự thi (Bảng A: Vọng cổ; Bảng B: Trích đoạn cải lương; Bảng C: Các ca khúc mang âm hưởng Dân ca). Cuộc thi năm nay thu hút gần 70 tiết mục dự thi của các thí sinh đến từ 17 trường ĐH-CĐ, TCCN  trên địa bàn TPHCM. Với chủ đề “Âm điệu quê hương”, liên hoan năm nay không chỉ là một hội thi biểu diễn tài năng sân khấu cải lương mà còn là sức mạnh mang những hòa điệu từ lời ca, cung đàn của loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc vào giảng đường. Thí sinh thể hiệ

Giới sân khấu đau đầu vì kịch bản

Hình ảnh
Tìm kịch bản hay cho sân khấu ở đâu? Câu hỏi này làm đau đầu người trong cuộc khi sàn diễn kịch nói hôm nay đầu tư cho khâu sáng tác kịch bản chỉ theo cách "ăn đong từng bữa" Đã có quá nhiều hội thảo, tọa đàm nói lên vai trò quyết định của kịch bản để có một vở diễn sân khấu chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật. "Có bột mới gột nên hồ", thế nhưng kịch bản sân khấu ở nước ta thời gian qua thiếu và yếu một cách trầm trọng. Việc tìm ra đáp án cho bài toán khó này đang rất cấp bách đối với nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Thất vọng trại sáng tác Cũng đã có nhiều ý kiến cho rằng cần mở nhiều trại sáng tác để tạo ra nguồn kịch bản và thực tế cũng đã có nhiều trại sáng tác đã mở ra, do ngân sách đài thọ. Nhưng thực tế đời sống sân khấu không thụ hưởng được gì nhiều từ những trại sáng tác này. Tại lễ tổng kết hoạt động của Liên chi Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khu vực TP HCM và các tỉnh miền Đông, tác giả kịch bản sân khấu Vương Huyền Cơ đã cảnh báo thực trạng đau lò