Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 27, 2019

NÓI VỀ GIẢI THANH TÂM

Hình ảnh
NÓI VỀ GIẢI THANH TÂM Posted on  13.09.2018  by hongoccan2017 HCV GIẢI THANH TÂM : NHỮNG NGÔI SAO CẢI LƯƠNG NGÀY ẤY GIỜ RA SAO ? – Soạn giả Nguyễn Phương Xem trên internet, một ông bạn nào đó khi viết về cuộc đời của một nữ nghệ sĩ cải lương ngày xưa đã có nói tới giải thưởng Thanh Tâm và ông bạn đó kể là ông cựu Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành đã đứng ra phát huy chương vàng cho cô Thanh Nga, nữ nghệ sĩ đầu tiên đoạt được giải Thanh Tâm. Ông bạn đó còn mô tả là Đài truyền thanh, Đài truyền hình Saigon loan tin, chiếu hình ảnh và phát sóng trực tiếp buổi lễ phát giải thưởng đó. Ông bạn thật là giàu trí tưởng tượng. Giải Thanh Tâm đầu tiên được phát là vào năm 1958, khi đó thì Sàigòn chưa có đài truyền hình, làm sao mà phát hình phát song ? Vả lại giải thưởng Thanh Tâm là một giải Văn nghệ do tư nhân tổ chức nên không có việc một ông bộ trưởng Thông Tin đứng ra trao giải thưởng. Nhắc đến giải thưởng Thanh Tâm, huy chương vàng cho diễn viên triển vọng cải lương l

Soạn giả VIỄN CHÂU

Hình ảnh
Soạn giả VIỄN CHÂU Posted on  14.09.2010  by hongoccan2017 SÁNG NGỜI TÊN TUỔI VIỄN CHÂU VỚI TIẾNG ĐÀN BẢY BÁ & SOẠN GIẢ CẢI LƯƠNG – Nguy ễn Văn Danh Thuở nhỏ, ông học quốc văn ở trường làng và học Hán văn với những bậc túc nho ở tại nhà. Ngoài ra, ông còn học thêm âm nhạc. Ông khá sành Hán văn và sử dụng khá thành thạo các nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là đàn tranh. Soạn giả Viễn Châu sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo vào năm 1924, ông theo đuổi Nho văn và sớm có thiên tư về âm nhạc nhưng khi lớn lên, ông lại không có thiên hướng về khoa cử hay sân khấu. Ông đam mê viết văn và làm thơ hơn. Truyện ngắn “Chàng trẻ tuổi”, truyện ngắn đầu tay của ông đã được đăng trên báo Dân Mới vào năm 1942. Cùng năm này, bài thơ “ Thời mộng ” của ông cũng đã được đăng trên báo “Tổng xã mới”. Ông viết văn, làm thơ nhưng không có duyên nợ với văn chương. Năm 1945, ông chuyển sang soạn tuồng cải lương. Vở tuồng “Hồn chiến sĩ”, vở tuồng đầu tay của ông, có nội dung chống thực d

Nỗ lực bảo tồn nghệ thuật cải lương

Hình ảnh
Trước cơn “bão” gameshow và các loại hình giải trí thay đổi liên tục, vẫn có những chương trình cải lương truyền thống bền bỉ lên sóng. NSƯT Thoại Mỹ và NSƯT Lê Tứ trong chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” số 199 Đã có lúc “bế tắc” 2019 là năm chương trình Vầng trăng cổ nhạc tròn 19 tuổi. Đây là một trong những chương trình cải lương đã trở thành “thương hiệu” nổi tiếng suốt hàng chục năm qua, cũng là chương trình hiếm hoi lên sóng gần 20 năm với sự gắn bó của nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Lệ Thủy, NSƯT Minh Vương, NSƯT Thanh Tuấn, Kim Tử Long… Mỗi tháng 1 lần, tới nay, Vầng trăng cổ nhạc đã có 203 số được phát sóng. Được tổ chức bắt đầu tại sân khấu Vườn hồng - Khách sạn REX, rồi tới sân khấu Đầm Sen, Nhà hát Đài truyền hình TP HCM và theo năm tháng, chương trình đã được đưa đi nhiều tỉnh, thành khắp cả nước như: Hà Nội, Bạc Liêu, Hậu Giang… để phục vụ người dân. Một sân chơi nữa cho giới mộ điệu cải lương là Chuông vàng vọng cổ - cuộc thi nhằm tìm ra những tài năng, thế h