Taxi Sài Gòn xưa

Taxi Sài Gòn xưa

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20.
Khi ấy, người dân Sài Gòn vẫn quen miệng gọi là xe “cóc” hoặc “con bọ”.., tôi có vài người bạn là dân gốc Sài Gòn “chính hiệu” cho biết: “Đến giờ tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của chiếc taxi cóc có màu xanh dương và màu vàng kem.
Những năm 1960 – 1970 đường phố Sài Gòn tràn ngập loại xe này, ngày đó những người dân cho dù giàu hay nghèo vẫn đi bình đẳng phương tiện này và không bao giờ phân biệt giàu nghèo như nay . Sau năm 75 những chiếc taxi này hầu như bị “tuyệt chủng” không còn xuất hiện trên đường nữa”.
==============================
Một nét văn minh khi đi trên những chiếc Taxi Sài Gòn xưa trước 75 hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền “Không bỏ rác xuống đường” để giữ đường phố sạch đẹp, không biết có ai còn nhớ không ta?
xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10)
Mới đây trong vài lần đi ngao du lòng vòng Sài Gòn có thấy một anh tên Hòa năm nay cũng đã 65 tuổi, anh là một người Sài Gòn chính gốc một tài xế taxi trước 75 chia sẻ :
=====================
“Tôi lái taxi lúc đó 21 tuổi, cũng vào những năm tháng huy hoàng cuối cùng của những chiếc xe taxi con cóc, lúc đó, bến Bạch Đằng là điểm đậu rất nhiều taxi, thời đó taxi không được trang bị bộ đàm, không có tổng đài như bây giờ, nên phải chạy lòng vòng để đón khách, hằng đêm, chúng tôi hay đậu xe gần các rạp hát cải lương để đón khách, những chiếc taxi thời kỳ này đa phần là nhập từ Pháp về Sài Gòn, sau đó được đăng ký và cấp phát số hiệu. Số hiệu được in lớn hai bên cửa, khách muốn đi taxi phải ra đường chờ xe chạy ngang qua rồi vẫy tay để gọi, hoặc ra tận những nơi đậu xe. Đi taxi thời bấy giờ chỉ tính tiền km, không tính tiền chờ như hiện nay”, anh Hòa kể lại”
======================

1.Gặp lại chiếc TAXI còn sót lại

Taxi “con cóc” thời đó đặc trưng nhất là những chiếc xe mang tên Renault 4CV, do Pháp sản xuất đại trà từ năm 1947 và những hình dưới đây là chiếc Renault 4CV mang số hiệu Taxi – 1541, một trong số ít những chiếc taxi còn sót lại tại Sài Gòn và đang được phục chế sau hơn 40 năm “mất tích”, theo một thợ chuyên phục chế lại xe cũ, sau một thời gian bị lãng quên, hiện nay một số chiếc taxi xưa đang được phục hồi nguyên trạng, để phục vụ du lịch và dành cho những người muốn tìm lại chút hoài niệm về Sài Gòn xưa, một nhà sưu tầm đồ cổ đã tìm và phục dựng thành công chiếc taxi Renault 4CV này. Anh cho biết sẽ đưa chiếc xe đến những địa điểm mà nó đã từng đậu và đón khách, cũng theo anh, chiếc taxi xưa hiện anh đang sở hữu được người bán lại cho biết, nó được cấp lại biển số sau giải phóng.
xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10)

2.Những tính năng TAXI con cóc trước 75

xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi saigon xua (2)
Đồng hồ tính tiền, đây là một loại đồng hồ cơ học cũng sản xuất từ Pháp, được trang bị trên taxi thời đó hiện vẫn còn nguyên vẹn trên chiếc xe đang được phục chế, một nét văn minh Sài Gòn xưa, hầu hết các xe taxi thời đó đều viết khẩu hiệu tuyên truyền “Không bỏ rác xuống đường” để giữ đường phố sạch đẹp, thời đó, chủ nhân của xe được khắc tên, địa chỉ lên một tấm bảng gắn trên xe. Chiếc xe này thuộc về người chủ tên Nguyễn Thị Mười, ngụ đường Lê Văn Duyệt xưa (Cách Mạng Tháng Tám) nay.

Nguồn: FB/ Sài Gòn xưa
xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10) xe taxi sai gon xua - xe con bo - xe coc (10)

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được