Trang blog chuyên trị về âm nhạc Tài Tử và Cải Lương
Trang web mạnh nhất về cổ nhạc: Cổ Nhạc Việt Nam
Giới thiệu các nhạc cụ cổ nhạc: Âm Nhạc Cổ Truyền
Những tấm pano quảng cáo Sài Gòn xưa
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Những tấm pano quảng cáo Sài Gòn xưa
Có ai còn nhớ những tấm pano quảng cáo Sài Gòn xưa không nè ..
Những biển quảng cáo không thể thiếu trong đời sống người dân Sài Gòn
chúng ta thời đó, từ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa (1954 – 1975),
ngành hoạt động quảng cáo nở rộ như nấm mọc sau mưa, ngoài đất dụng võ
trên các trang báo hay những biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo còn đi
vào khai thác trong các lãnh vực “tinh vi” như phát thanh, truyền hình,
phim ảnh.
Bên cạnh đó còn có cách quảng cáo “thô sơ” theo kiểu “sơn đông mãi
võ” thường được áp dụng tại các vùng xa xôi, những nơi chưa được tiếp
xúc với các tiện nghi văn minh, cũng là một hình thức quảng cáo mà sau
này người ta thường thấy trong thể thao, Sài Gòn xưa có đội xe đạp
Euquinol của dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều tham gia cuộc đua đường trường
mang tên Vòng Cộng Hòa từ năm 1956 trở đi. Các cua-rơ mang áo Euquinol
để quảng cáo thuốc ban nóng dạng bột dành cho trẻ em mang tên Euquinol,
sự kết hợp giữ thể thao và kinh doanh mang lại một hiệu quả tốt đẹp: các
cua-rơ Euquinol rong ruổi trên khắp miền Nam đã tạo một ấn tượng tốt
đối với những người xem đứng hai bên đường. Cũng từ đó, thuốc Euquinol
có mặt trong hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ, hình thức quảng cáo này,
ngày nay đã trở thành phổ biến trong thể thao, người ta sẵn sàng bỏ ra
khoản tiền lớn để có một hợp đồng với các đội bóng mặc áo mang tên doanh
nghiệp hoặc tài trợ cho các giải thi đấu…. Vài Biển quảng cáo quen thuộc trên đường phố Sài Gòn Người
Sài Gòn không thể nào quên cái tên BGI trong ngành rượu bia đã một thời
làm bá chủ lãnh vực nước giải khát. Tiền thân của BGI là cái tên
Brassèries et Glacières de L’Indochine (Nhà máy làm nước đá ở Đông
Dương) của ông chủ Victor Larue, người Pháp, nổi tiếng từ năm 1909. Cũng
vì thế trên nhãn của BGI còn ghi hàng chữ Pháp: Bière Larue.
Xà bông
là mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam rất sớm do ông Trương Văn Bền
(1883 – 1956) một kỹ nghệ gia đồng thời là một chính trị gia gầy dựng
qua nhãn hiệu Xà bông Việt Nam hay còn gọi là Xà bông Cô Ba. “Cô Ba” là
một bức ảnh bán thân của người phụ nữ búi tóc theo kiểu miền Nam, in nổi
trên mỗi cục xà bông, trụ sở và xưởng sản xuất xà bông nổi tiếng của
ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên
đường Kim Biên (rue de Cambodge) nơi có chợ Kim Biên trong Chợ Lớn ngày
nay Lối quảng cáo của Savon Vietnam rất bình dị qua cách hành văn
xưa: “Trên 20 năm danh tiếng – Ai cũng công nhận TỐT HƠN HẾT”. Hai bên
bức hình một cục xà bong có dòng chữ “Bọt nhiều” và “Ít hao”, phía dưới
cùng là câu “CỦA NGƯỜI VIỆT NAM CHẾ TẠO”, từ quảng cáo các mặt hàng tiêu
dùng như sữa, rượu bia, thuốc lá, thuốc tây, thuốc cao đơn hoàn tán, xà
bong… ngành quảng cáo còn mạnh dạn tung ra một mặt hàng mà ít người dám
nói đến chứ chưa nói gì đến việc quảng cáo rùm beng. Đó là việc mua hòm
cho thân nhân khi mãn phần của Nhà hòm Tobia.Quảng cáo Hòm Tobia trên báo Không
những quảng cáo trên báo, hòm Tobia còn xuất hiện trên xe điện Sài Gòn –
Chợ Lớn. Giữa các sản phẩm như Thuốc xổ Nhành Mai, Thuốc lá Jean Bastos
người ta còn thấy dòng chữ “Hòm Tobia danh tiếng nhất” ngay trên đầu xe
(*). Quả là một bước ngoặt ngoạn mục trong ngành quảng cáo của Sài Gòn
xưa. Quảng cáo hòm Tobia trên đầu xe điện Nổi bật nhất trên thị trường quảng cáo trên báo chí
lẫn quảng cáo ngoài trời phải nói đến các loại kem đánh răng, trong đó
có Hynos, Perlon và Leyna… Kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà
da đen, miệng cười hết cỡ khoe hàm răng trắng tinh xuất hiện khắp nơi.Quảng cáo Hynos ngoài trời. Ngoài
các hình thức quảng cáo trên báo chí, quảng cáo ngoài trời, dùng loa
phóng thanh hoặc dùng phim ảnh, Sài Gòn xưa còn có lối quảng cáo mà
người ta gọi là “sơn đông mãi võ”. Họ là những nhóm người đi về những
miền xa xôi để bán các loại “cao đơn, hoàn tán”… những lời quảng cáo
thuốc được phụ họa bằng từng hồi trống và phèng la, để thu hút đám đông,
họ luôn luôn có những màn trình diễn võ thuật, biểu diễn nội công xen
kẽ giữa những màn quảng cáo bán thuốc. Con nít xem trầm trồ thán phục và
người lớn bỏ tiền ra mua thuốc để phòng khi trái nắng trở trời. Đám
“sơn đông mãi võ” di chuyển nhiều nơi và cuộc đời của họ phiêu linh khắp
chốn cũng vì miếng cơm manh áo. Họ chính là những “quảng cáo viên” đích
thực! Quảng cáo của Hynos trên báo Cái
khéo của Hynos là thực hiện thêm nhiều biển quảng cáo ngoài trời tại
những nơi có đông người qua lại nên đạt hiệu quả rất cao. Vào dịp Tết
Nguyên Đán, tại chợ Bến Thành, lúc nào gian hàng Hynos cũng vang lên
điệp khúc “Hynos cha cha cha, cha cha cha Hynos…” át hẳn gian hàng của
khô nai Ban Mê Thuột, khô cá thiều Phú Quốc với lời phóng đại “nướng bên
này đường, bên kia đường uống rượu cũng thấy ngon”!, hơn thế nữa, ông
Nghĩa còn đi đầu trong việc làm phim quảng cáo kem đánh răng Hynos. Ông
bỏ tiền làm một đoạn phim ngắn tại Hồng Kông, ký hợp đồng với tài tử ăn
khách nhất Hồng Kông thời bấy giờ là Vương Vũ. Phim chỉ vài phút diễn
cảnh các nhân vật đi “bảo tiêu” một thùng hàng, khi mở ra trong thùng
chỉ chứa… toàn kem đánh răng Hynos với hình anh Bảy Chà cười toe toét!
Phim được chiếu tại các rạp ciné trước khi vào xuất chính và khán giả
thích thú dù biết đó là phim quảng cáo.A.Bia
Larue Khởi đầu, BGI thâm nhập miền Nam vào cuối thập niên 1900 chỉ với
mục đích sản xuất nước đá để tiêu thụ tại một xứ nhiệt đới. Nhưng chỉ
sau một thời gian ngắn, BGI bắt đầu chuyển sản xuất bia và nước giải
khát. Nhà máy BGI nổi tiếng nhất và lâu đời nhất là Nhà máy bia Chợ Lớn
và Usine Belgique được xây dựng từ năm 1952.B.Quảng
cáo Bia 33 của hãng BGI Sở dĩ có cái tên “Bia 33” vì dung tích chai
đựng bia là 33 centilitres, một cách đặt tên khá thú vị và thiết thực
của BGI. Sau khi Sài Gòn đổi tên, chính quyền tịch thu tài sản của chủ
Pháp và Nhà máy bia Chợ Lớn trở thành Bia Sài Gòn và Usine Belgique cũng
đổi thành Chương Dương, nhưng vẫn là các nhà máy sản xuất nuớc giải
khát.F.Thuốc
Cotab Nếu Mélia được coi là “sang trọng” thì Cotab được quảng cáo là
“thuốc của giới ưu tú” (La cigarette de l’élite) còn Bastos “xanh” và
Mic được coi là loại thuốc “đen”, nặng của giới lao động, thợ thuyền.E.Thuốc
Batos “xanh” Thuốc lá ngày xưa chưa được phát hiện có hại cho sức khỏe
nên được quảng cáo rầm rộ, trong khi quảng cáo các loại sữa cũng xuất
hiện với mức độ ít hơn. Sài Gòn xưa có các loại sữa bột như Guigoz, SMA
và sữa đặc có đường như Con Chim (Nestlé), Ông Thọ (Longevity), Bông
Trắng (Cal-Best)… Cái tên Cal-Best là chữ tắt của California’s Best xuất
hiện trễ nhất, được quảng cáo là “Giúp cho trẻ em mạnh khỏe và chóng
lớn”.Mẫu quảng cáo của BGI.
BGI có lịch sử từ năm 1927, ngoài Bia 33, BGI còn sản xuất các loại bia
mang nhãn hiệu Bière Royale, Bière Hommel (bia nhẹ) và Tiger Beer
(người ta thường gọi là “bia con cọp” vì có nhãn hiệu hình con cọp) …BGI
đã tự hào là “Một loại bia 5 châu lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33
ra khắp thế giới. Trong mẫu quảng cáo dưới đây ta thấy chữ “Bia” được
hiển thị qua nhiều ngôn ngữ: Bière (tiếng Pháp), Beer (tiếng Anh), Bier
(tiếng Đức), Bir (tiếng Indonesia), Birra (tiếng Ý)… .Bia 33 và 5 châu
lục. Nếu bia là độc quyền của BGI tại miền Nam, thuốc lá lại là mặt hàng
có nhiều nhà sản xuất và được quảng cáo rất mạnh vì luôn ở tư thế cạnh
tranh giành thị phần. Ngoài các loại thuốc lá ngoại nhập như Pall Mall,
Salem, Lucky Strike, Philip Morris, Camel, Winston, Marlboro… có rất
nhiều nhãn hiệu thuốc được sản xuất tại Sài Gòn.Mélia “vàng” Mélia “vàng”, còn gọi là “Mélia Jaune”,
là một trong những nhãn hiệu thuốc lâu đời nhất. Vào lúc mới tung ra
sản phẩm, mỗi gói thuốc Mélia đều có một tấm hình chụp một cặp Tây Ðầm
hôn nhau rất tình tứ, đó cũng là một cách tiếp thị! Chỉ có các ông Giáo
sư và các thầy Thông, thầy Phán có tiền rủng rỉnh mới hút thứ thuốc
“sang trọng” đó.Một số quảng cáo “HÒM TOBIA” chắc quý vị còn nhớ. Ông
chủ trại hòm Tobia cũng khéo đặt tên cho dịch vụ chăm sóc người chết vì
Tobia vốn là tên một nhân vật giàu lòng nhân ái trong Kinh Thánh Cựu
Ước, chuyên lo việc hậu sự. Trại hòm của ông nằm tại số 114 đường Hai Bà
Trưng, phía bên kia nhà thờ Tân Định, những người yếu bóng vía thường
có cảm giác sờ sợ mỗi khi đi ngang qua đây. Đó cũng là lẽ thường tình,
ai mà chẳng sợ chết! Trại hòm Tobia nhấn mạnh trong mục quảng cáo: “Lòng
hiếu thảo của dân Việt: SỐNG MỘT CÁI NHÀ, THÁC MỘT CÁI HÒM”. Có điều
chưa thấy xuất hiện quảng cáo… “mua một tặng một”!
Theo Fb/ Sài Gòn Xưa
Từ guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương Ngày nay trong tất cả các ban nhạc tài tử cải lương, đàn guitar phím lõm phím lõm đóng một vai trò quan trọng và là nhạc cụ không thể thiếu của ban nhạc. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các nhạc cụ khác như: tranh, nguyệt, nhị... nhưng có thể nói rằng guitar phím lõm là linh hồn của ban nhạc tài tử cải lương. Từ đàn guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương 10:18' 07/11/2003 (GMT+7) Đàn guitar phím lõm Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên cây đàn guitar của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình âm nhạc tài tử và cải lương ở Nam bộ. Để có được cây đàn guitar phím lõm như hôm nay, đó là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau và chính ngay cây guitar phím lõm tự nó cũng đã là...
Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương Cải lương Nam bộ là “con đẻ” của ĐCTT Nam bộ, nó không khi nào được coi là một thực thể độc lập với ĐCTT. ĐCTT được xem là gốc rễ, còn cải lương được ví như cái ngọn của một cây. Giữa hai loại hình lại có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự lẫn lộn, nhập nhằng… Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai bộ môn trước hết là do khac biệt về phong cách trình tấu, ĐCTT phải thay đổi cách chơi để thích ứng với một không gian mới như chơi trên sân khấu để cho nhiều người nghe ca và coi hát, nhiều loại hình nghệ thuật tạp kỹ cùng diễn, đối mặt với khán thính giả, phần đông không phải là bạn tri âm. ĐCTT Nam bộ có tính thính phòng, đờn ca trong một không gian vừa đủ để cho người chơi và người nghe, dù ban ngày hay ban đêm, cùng nhau thưởng thức tiếng đờn và lời ca mà không cần phải có máy móc tăng âm, dùng tai để nghe là chính, đôi khi phải nhắm mắt lại, dùng trái tim để cảm nhận nghệ thuật đờn ca. Chơi ĐCTT là chơi bài bản và p...
Tiểu Sử Nhơn Hậu Tên thật: Nhơn Hậu Ngày sinh: 1975 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Hiện cô công tác tại Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang. Năm qua, Nhơn Hậu đã có nhiều cơ hội trổ tài ca diễn trong các vở mới như: Nước mắt thâm tình (Hội Sân khấu TP.HCM), chương trình Tự tình quê hương (Nhà văn hóa Thanh Niên), chương trình Làn điệu phương Nam (Nhà hát TP.HCM)... Yêu và trân trọng mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn mình, Nhơn Hậu luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện nghề để xứng đáng với sự kỳ vọng của cha mẹ và người thân trong gia đình khi đến với sân khấu. Và phần thưởng cho cô là chiếc HCV triển vọng Trần Hữu Trang năm 2003. Nhơn Hậu là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em, 15 tuổi cô đã tham gia sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa Tiền Giang, rồi từng bước làm quen với sân khấu chuyên nghiệp. Điều ít a...
Tiểu Sử Hữu Lợi Tên thật: Hữu Lợi Ngày sinh: 08/12/1950 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Mới đó mà đã 17 năm, vào năm 1991 sân khấu cải lương hồ quảng đã mất đi người nghệ sĩ hiền lành, tài hoa: NS Hữu Lợi. Anh mất đi khi tuổi còn rất trẻ (41 tuổi), sự ra đi của anh đã để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè, đồng nghiệp và khán giả mến yêu. Hôm qua là ngày giỗ của anh, ngày 5 tháng 7 năm 2008. Tôi ra Bình Trị Đông, đốt nén hương, đại điện cho các fans hâm mộ cố NS Hữu Lợi ở khắp nơi thầm khấn nguyện cho hương hồn anh - vẫn còn đang ở đâu đây, chắc là cũng mĩm cười mãn nguyện. Chỉ hai bàn tròn, với sự góp mặt của bạn bè, đồng nghiệp, hậu đài…không ngại đường xa. Một buổi tiệc đơn giản nhưng rất đầm ấm, vui tươi. Kia là NS Thanh Thế ở Tân Bình, đó là NS Xuân Yến ở Quận 5, đây là chị Kim Ph...
Những nghệ sĩ cải lương tiêu biểu đất Tiền Giang Đất Tiền Giang xưa và nay, cũng như các tỉnh thành Nam bộ là một trong những trang sử vàng về truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kì lịch sử dân tộc. Trong lịch sử cận và hiện đại của dân tộc, đất Tiền Giang đã trở thành một trong những địa danh có nhiều “địa linh nhân kiệt” trên nhiều lĩnh vực. Riêng lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đặc thù Nam bộ, Tiền Giang đã từ lâu được cả nước gọi là cái nôi của nghệ thuật Cải lương Nam bộ. Và từ cái nôi này, đã có biết bao nghệ nhân, nghệ sĩ kế thừa hấp thụ dòng huyết thống đó, tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần phát triển và tô đậm những dấu son của loại hình nghệ thuật Cải lương theo từng thời kì lịch sử dân tộc. Đó là nội dung của tham luận này trong buổi Tọa đàm: “Tiền Giang với nghệ thuật Sân khấu Cải lương”. Tham luận sẽ trình bày những nét tiêu biểu của những nghệ sĩ Cải lương tiêu biểu được sinh ra, hoặc sinh sống từ quê hương Tiền ...
Tiểu Sử Vương Linh Tên thật: Lê Văn Hân Ngày sinh: 1960 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Nam NS Vương Linh tên thật là Lê Văn Hân, sinh năm 1960. Anh là em ruột của nam NS nổi tiếng Linh Vương. Năm 1988, đài truyền hình TPHCM phát sóng vở CL xã hội SAN HÔ ĐỎ do đoàn Sài Gòn 1 trình diễn. Trong vở tuồng này Vương Linh hát chánh với nữ NS Lệ Trinh. Năm 1989, Vương Linh về đoàn Văn công TPHCM hát chánh với nữ NS Ngân Hà trong vở Nợ tình. Năm 1990, Vương Linh về đoàn CL Thanh Nga hát chung với Cẩm Tiên, Lê Giang, Bảo Ngọc, Ngọc Hà, Trần Kim Lợi,..... trong vở Điểm hẹn tình yêu. Sau đó anh về đoàn Phước Chung hát với nữ NS Kiều Phượng Loan trong Mắt em là bể oan cừu. 1992, nam NS Vương Linh thành lập đoàn CL Tiếng hát Vương Linh đăng ký tại tỉnh Đ...
Tiểu Sử Ngọc Huyền Ngọc Huyền (sinh năm 1970) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt. Cô đặc trưng bởi hai lúm đồng tiền trên má và mái tóc đen dài. Ngọc Huyền từng đoạt nhiều giải thưởng lớn trong nước, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ... để tiếp cận...nhịp sống của thời đại ". Cô có giọng hát ngọt ngào, thể hiện qua sự mến mộ của khán giả. Suốt một thời gian dài, Ngọc Huyền đã thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn trong cả nước. Cô tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Gia đình cô di cư vào Nam năm 1954. Cha cô là một kiến trúc sư gốc Hà Nội, mẹ nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền sinh ra tại Sài Gòn. Gia đình không ai theo nghề nghệ thuật nhưng Ngọc Huyền lại đam mê với nghề này. Được sự ủng hộ và truyền cảm hứng từ mẹ, cô bước vào sân khấu từ năm 14 tuổi bằng sự...
Tiểu Sử Tô Kiều Lan Tên thật: Đoàn Thị Kim Lang Ngày sinh: 1943 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Tô Kiều Lan, một nữ tài danh chuyên diễn các vai độc, độc lẵng, đến năm cô được 50 tuổi, cô mới chuyển qua diễn vai hài và đã thành công một cách rực rỡ.... Qua hơn 80 năm, sân khấu cải lương đã sản sinh ra rất nhiều diễn viên hài nổi danh, khán giả hôm nay còn nhắc đến các danh hài Ba Du, Tư Xe, Năm Định, Tám Củi, Hề Lập, Ba Vân, Tám Lắm, Hề Tỵ, Hề Bảy Xê, Hoàng Mai, Hề Giác, Tư Rọm, Kim Quang, hề Lòng, hề Văn Núi, Châu Hí, Văn Chung, Văn Hường, Hề Minh, Thanh Việt, Khả Năng, Hề Sa, hề Vui Tươi, hề Vũ Đức, Giang Châu, Việt Anh, Lê Vũ Cầu, v.v... Lại có những danh hài nữ cũng được khán giả ưa thích như nữ hề Bé Bự, hề Bé Hoàng Vân, Hồng Nga, Ngọc Giàu, Kim Ngọc, Tô Kiều Lan, Kiều Mai Lý, Mai ...
Loạt bài này viết về cấu trúc của 6 câu vọng cổ hiện tại để bạn đọc nào thích cổ nhạc có thể hiểu hoặc viết lời ca cho một bài vọng cổ. Trước khi viết về phần cấu trúc, xin nói sơ qua về xuất xứ của 6 câu vọng cổ. 6 câu vọng cổ ngày nay nằm trong lãnh vực ca nhạc Cải Lương. Cải lương lại nằm trong nhạc Tài Tử Nam Bộ . 6 câu vọng cổ được xử dụng cho những bài hát vọng cổ đơn độc hay trong các tuồng cải lương . Nhạc Tài Tử Nam Bộ có từ đầu thế kỷ 20 . Nền âm nhạc này được thành hình nhờ các nhạc sĩ và quan lại từ Huế vào sinh sống trong nam. Loại nhạc này cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng của các âm điệu nhạc của các xứ Quảng Nam, Quảng Ngãi.Thí dụ, những bài hát lý từ xứ Quảng. Tuy chịu ảnh hưởng sâu, nhưng cung điệu cùng giọng hát khi vào nam đã thay đổi rất nhiều. Vì xuất phát từ nền nhạc Huế nên nhạc Tài Tử Nam Bộ là một nền âm nhạc dồi dào, bác học, có lý thuyết hản hòi.Các âm điệu, nghệ thuật ứng tác, ứng tấu, tô điểm hoa lá đều có cả. Nhưng vì các tay đ...
Tiểu Sử Tư Út Từ Anh - Năm Châu - Tư Út - Phùng Há - Ba Liên ( Khúc Oan Vô Lượng ) Gánh Trần Đắc 1931 Năm 1948, trong đêm diễn Một đêm trăng trong Ngự Uyển (Mộng Hoa Vương). Hai màn đầu háo hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn Ngự Uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần. Trong vai Mộng Hoa Vương, cô Bảy Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh – Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Bất chợt Ngô sứ giả ngây ngươi ngồi sụm xuống. Nghệ sĩ Tư Út gục đầu thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly. Tư Út tên thật là Phạm Thế Đẩu, sinh quán quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thuở nhỏ, ông được người anh ruột vốn là giáo viên trường tiểu học nuôi dưỡng nhưng vì mê nghiệp ca nên Tư Út sớm từ giã ghế nhà ...
Nhận xét
Đăng nhận xét