Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích “dân chơi cầu ba cẳng”

Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích “dân chơi cầu ba cẳng”

Cầu Ba Cẳng ở đâu? Tại sao gọi là dân chơi cầu ba cẳng?

Hãy cùng Hình ảnh Việt Nam xưa khám phá cây cầu đặc biệt thú vị này nhé.

DÂN CHƠI … ” CẦU BA CẲNG ” là ai.?…

Người Sài gòn khi dùng cụm từ ” Dân chơi Cầu Ba Cẳng ” là để ám chỉ một phần những người chơi không đàng hoàng đi kèm một sự quá đáng hay không xứng đáng ở phong cách thể hiện… môt sự hợm hỉnh ,không phù hợp và không đúng với xu hướng Thời trang , xuất phát từ đặc điểm lịch sử qua các thời kỳ…

Cũng được gọi là DÂN CHƠI nhưng không bao giờ “ Dân chơi Cầu Ba Cẳng ” được xếp vào hàng Đẳng cấp do không có tính ” Sành điệu…Phong độ và Oai hùng ” như Dân chơi Sài gòn thứ thiệt…cụm từ “ Dân chơi Cầu Ba Cẳng ” vẫn còn là một cách nói đặc trưng không thể trộn lẫn trong giao tiếp của người Sài Gòn xưa. và bây giờ….
@Phùng Văn Danh
Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa Ảnh chụp năm 1950
Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa Ảnh chụp năm 1950
      Đây là tấm hình hiếm hoi còn sót lại của cầu Ba Cẳng, một cây cầu chẳng có mấy quan trọng, nhưng nó đã trở thành một phần của lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn xưa, với cái tên nghe thật dân dã và cũng có lắm chuyện xưa liên quan đến nó, như chuyện “Dân chơi cầu Ba Cẳng” của nhà văn Trương Đạm Thủy: “Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận … nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng” – trích lời nhà văn Trương Đạm Thủy.
Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích "dân chơi cầu ba cẳng" Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích "dân chơi cầu ba cẳng" Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích "dân chơi cầu ba cẳng" Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích "dân chơi cầu ba cẳng" Cầu Ba Cẳng Sài Gòn xưa và sự tích "dân chơi cầu ba cẳng"

Cầu Ba Cẳng ở đâu? 

      Cầu Ba Cẳng ở quận 6 Chợ Lớn, bắc qua rạch Bãi Sậy, gần Chợ Bình Tây, và gần phía sau chợ Kim Biên (chợ Kim Biên chỉ mới có sau 1975, trước đó vị trí chợ là một công viên). Chân cầu bên phải là đường Gò Công ngày nay.
Phía sau chợ Kim Biên, nối 2 bờ rạch Hàng Bàng. Gần cầu Ba Cẳng, ở ngã ba rạch Bãi Sậy từ kênh Tàu Hủ và rạch chạy đến đường Kim Biên (tiếng Quảng Đông nghĩa là Cao Miên, vì trước đây gọi là đường Cao Miên hay rue de Cambodge) là đường Gò Công, đây là đường từ Chợ Lớn đi xuống Gò Công (cầu Ba Cẳng có bậc đi xuống đường Gò Công).
Trụ sở và xưởng sản xuất “xà bông Việt Nam” nổi tiếng của ông Trương Văn Bền trong những thập niên giữa thế kỷ 20 nằm ngay trên đường Kim Biên.
Cầu Ba cẳng nằm ở khúc rẽ phải ra kênh Tàu Hủ, hai chân nằm ở bến Bãi Sậy và bến Nguyễn Văn Thành và chân kia ở bến Vạn Tượng. Đoạn cuối rạch này vẫn chưa lấp, và Cầu Ba Cẳng tồn tại đến năm 1990 thì bị sập không còn và rạch phía sau chợ Kim Biên đã bị lấp. Phía sau chợ Kim Biên vẫn còn một đoạn rạch rất ngắn khoảng 30m rộng 3m, trước đổ ra thẳng kênh Tàu Hủ.
Cầu ở đầu đoạn rạch Bãi Sậy, rạch Bãi Sậy hay kênh Hàng Bàng ngày nay đã lấp đến 90% trở thành đường Bãi Sậy và đường Phạm Văn Khỏe, Quận 6, chạy từ rạch Lò Gốm (phía bên trái) ngang qua chợ Bình Tây, tới chỗ cầu Ba Cẳng rẽ phải một đoạn ngắn chảy ra rạch Tàu Hủ. Đây là con đường chính để đưa hàng hóa đến chợ và hàng hóa từ chợ sau đó lại tỏa đi khắp nơi khi vận tải đường bộ còn chưa phát triển trong nửa đầu thế kỷ 20.
    Kênh Bonard, tức rạch Bãi Sậy, Chợ Lớn, cũng được gọi là kênh các lò gốm. Cái cẳng thứ 3 của Cầu 3 cẳng là hướng thẳng vào trục đường Trịnh Hoài Đức. Và đúng là rạch Lò Gốm và Bãi Sậy là 2 rạch khác nhau. Nhiều rạch xưa nay đã bị lấp, nên trên các bản đồ Sài Gòn mới sau này không còn tìm thấy chúng. Trong phần chú thích tiếng Pháp có ghi rõ: “Đường nhà buôn (tức là đường Nguyễn Văn Thành). Kênh Bonard, cũng được gọi là kinh các lò gốm, là một huyết mạch thương mại chính của Chợ Lớn”.
Đoạn cuối rạch Bãi Sậy gần Cầu Ba Cẳng, nhìn từ cầu Palikao. Cầu Palikao là cầu qua rạch Bãi Sậy trên đường Ngô Nhân Tịnh. Cầu Palikao được người Pháp đặt tên theo một câu gần Bắc Kinh, gọi là Bát lí kiều (cầu tám dặm), nơi liên quân Anh-Pháp vào năm 1860 đánh với quân nhà Thanh
Gần cầu Palikao và chợ Kim Biên hồi xưa có ngôi nhà lớn của một trong bốn người giàu nhất Sài Gòn, đó là ông Trần Hữu Định, cũng được gọi là Bá hộ Định, người được xếp thứ tư trong “Tứ đại Phú Gia Sài Gòn”: Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.
Cầu Ba Cẳng nhìn từ đường Trịnh Hoài Đức (là con đường chạy thẳng ở cuối rạch Bãi Sậy). Đi về phía phải của Cầu Ba Cẳng trong hình này vài chục mét là tới chợ Kim Biên ngày nay, còn về phía trái khoảng 200m là tới Đại lộ Đông Tây và kênh Tàu Hủ. Hình này chụp khoảng đầu thập niên 1950, ngày nay cầu này không còn nữa. Cái cẳng trong hình này là cẳng đi xuống đường Yunnan, tức đường Vân Nam (sau 1955 là đường Vạn Tượng), còn hai cẳng kia thì bắc qua hai con đường hai bên rạch Bãi Sậy: bên trái xuống bến Bãi Sậy, bên phải xuống bến Nguyễn Văn Thành nơi đầu đường Cambodge (sau 1955 là đường Kim Biên).
Cầu có “3 cẳng” đều giống nhau nên khó phân biệt được cẳng nào với cẳng nào.
HinhanhVietNam.com sưu tầm và tổng hợp từ khoquatrai.blogspot.com

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được