Những di tích nổi tiếng ở Sài Gòn có nguy cơ biến mất!

Những di tích nổi tiếng ở Sài Gòn có nguy cơ biến mất!

Sài Gòn đã đi qua hơn nửa chặng đường của năm 2015, thành phố cũng đã hơn 300 tuổi. Có lẽ đã đến lúc để nâng cấp các công trình đã có tuổi ở Sài Gòn. Dưới đây là top 10 các di tích đã đang có nguy cơ sẽ biến mất khỏi Sài Gòn, khi thành phố thay áo mới.

Các cửa hàng ở cửa Tây chợ Bến Thành

Các cửa hàng ở cửa Tây chợ Bến Thành
Các cửa hàng ở cửa Tây chợ Bến Thành
Sài Gòn từng chịu ảnh hưởng rất lớn của kiến trúc châu Âu do lịch sử 61 năm bị thực dân đô hộ. Ngày nay, đa phần các công trình ấy đã bị phá hủy, thành phố chỉ còn sót lại một vài địa điểm mang dư âm Pháp và tập trung chủ yếu ở khu vực quận 1, quận5. Ẩn sau những tấm pano quảng cáo lớn, khu nhà cao 3 tầng nằm ngay góc đường Lê Lai – Phan Chu Trinh là một trong các công trình mang sự pha trộn giữa các kiểu nhà truyền thồng thống châu Á nhưng vẫn phảng phất chút nét Âu. Tuy nhiên, theo thời gian thì khu nhà này đã cũ và rất cần được nâng cấp. Trong vài năm tới đây, hi vọng cùng với sự hình thành của tuyến tàu điện ngầm thì các khu vực quanh chợ Bến Thành sẽ được nâng cấp và cùng với đó, cư dân Sài Thành sẽ được thấy góc đường quen khoác lên mình một màu sắc mới đẹp và hiện đại hơn.

Các shop trên đường Nguyễn Huệ

Các shop trên đường Nguyễn Huệ
Các shop trên đường Nguyễn Huệ
Dãy số 85 – 115 Nguyễn Huệ là các ví dụ tuyệt vời cho kiểu shop có 2 tầng có mái hiên đặc thù kiến trúc xưa được các nhà bảo tồn hi vọng có thể tân trang lại như một phần của dự án phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đáng tiếc thay, 6 căn nhà từ số 89 – 99 đã bị đập bỏ để xây một khu mua sắm mới và những căn nhà còn lại được dự đoán cũng sẽ chịu “chung số phận”.

Thương xá Tax

SAIGON 1965 - Thương xá TAX
SAIGON 1965 – Thương xá TAX
Thương xá Tax từng là biểu tượng của Sài Gòn phồn hoa một thời. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, ít ai nghĩ rằng sẽ có ngày khu thương mại sầm uất ngày nào lại bị đóng cửa. Tháng 1 năm 2015, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố – đơn vị quản lý trực tiếp thương xá Tax – đã chấp nhận giữ lại phần bên ngoài của Grand Magasins Charner được xây dựng vào năm 1924 để làm mặt tiền của tòa nhà 43 tấng và quan trọng hơn hết là giữ lại được cầu thang khảm gốm moisaic để làm điểm nhấn trong sảnh của tòa nhà mới. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, cầu thang này sẽ được tháo rã ra và lắp lại sau khi công trình hoàn thành. Công việc tháo – lắp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia bảo tồn giàu kinh nghiệm. Do đó, công ty SATRA đã tìm kiếm các chuyên gia trong lĩnh vực nhằm thực hiện công việc khó khăn và phức tạp này.

136 Hàm Nghi

136 Hàm Nghi
136 Hàm Nghi
Ít ai biết rằng tòa nhà trụ sở đường sắt Sài Gòn đã có mặt ở đất Gia Định xưa hơn 1 thế kỉ. Gần đây, tòa nhà đã đươc tân trang và sơn lại và được đưa vào dự án tái phát triển thành văn phòng và căn hộ cho thuê. Đây là một phần trong thỏa thuận hợp tác với Kinh Đô Land (theo bài báo “Thành lập Trung tâm ứng phó sự cố, thiên tai và cứu nạn Đường sắt”, được in trên báo GTVT ngày 20 tháng 7 năm 2012)

606 Trần Hưng Đạo

606 Trần Hưng Đạo
606 Trần Hưng Đạo
Được xây dựng vào năm 1932 bởi công ty nhượng quyền sổ số từ thiện tên là “Société pour l’amélioration morale, intellectuelle et physique des indigènes de Cochinchine (SAMIPIC). Sau năm 1954, lần lượt tòa biệt thự này đã trở thành trụ sở của quân đội Mỹ (MAAG, MACV) và lực lượng vũ trang Hàn Quốc. Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì hiện nay, một trong các di sản lịch sử của Sài Gòn sẽ bị phá hủy và thay thế bởi một dãy văn phòng mới.

26 Lý Tự Trọng

26 Lý Tự Trọng
26 Lý Tự Trọng
Cũng như Bót Catinat, tòa chung cư có kiến trúc nghệ thuật vô cùng hoài cổ được biết đến với tên “tòa nhà Tự Do” nằm trên ngã ba “đất vàng” Đồng Khởi – Lý Tự Trọng này cũng đang trong tình trạng chờ bị phá dỡ dù những người dân sống ở khu chung cư này vẫn chưa được thông báo thời gian chính thức khi nào việc này sẽ diễn ra. Được xây dựng vào năm 1926 – 1927 để làm ……….. và được biết đến như khu chung cư có giá trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, tòa nhà này cũng là trụ sở của nhiều công ty và văn phòng thường trực của các công ty nước ngoài, điển hình như Đại sứ quán Mỹ trong giai đoạn 1930 – 1940. Đại sứ quán Mỹ đã tồn tại cho đến ngày 23/11/1941, hiến binh của Nhật thực hiện một cuộc đánh bom liều chết bằng xe hơi nhằm vào người Mỹ ở Việt Nam. Vụ tấn công này đã gây thiệt hại nặng nề cho tòa nhà Tự Do. Và 2 tuần sau đó, Nhật tiến hành tấn công Trân Châu Cảng và trục xuất tất cả các nhà ngoại giao Mỹ ra khỏi Đông Dương.

151 Đồng Khởi

151 Đồng Khởi ( Grand Hôtel de France)
151 Đồng Khởi ( Grand Hôtel de France)
Đây là địa chỉ quen thuộc của nhiều người, không chỉ là công dân Việt mà cả khách du lịch và người nước ngoài sống ở Việt Nam bởi đây là nơi tọa lạc của cà phê Lu’sine nổi tiếng. Tuy nhiên, vào đầu năm nay thì địa chỉ này cũng chính thức góp mặt vào danh sách “chờ khai tử” ở Sài Gòn. Ngược dòng lịch sử về đầu thế kỉ 20, tòa nhà này được xây dựng lại dựa trên tiền thân của khách sạch “Grand Hôtel de France” (xây dựng năm 1870). Đến cuối thời kì thuộc địa, tầng trên của tòa nhà này được sử dụng làm căn hộ cho thuê còn tầng trệt dùng để mở cửa hàng kinh doanh. Điều đặc biệt của tòa nhà này chính là rạp chiếu phiếu Catinat-Cine được đưa vào sử dụng vào năm 1930. Ngày nay, vách tường khảm moisaic của rạp chiếu bóng xưa vẫn còn tồn tại trong Lu’sine café.

59 – 61 Lý Tự Trọng

59 – 61 Lý Tự Trọng
59 – 61 Lý Tự Trọng
Từng xuất hiện torng phim “Người Mỹ thầm lặng”, 59 – 61 Lý Tự Trọng, tòa nhà 120 năm tuổi này lại là một công trình chúng ta hi vọng sẽ được giữ lại. Năm trước, Ủy ban nhân dân Thành phố đã tổ chức một cuộc thi thiết kế lại trụ sở hành chính mới ngay phía sau trụ sở cũ như để đáp lại những lời chỉ trích cho việc tháo dỡ khu chung cư 213 Đồng Khởi. Cuộc thi này khuyến khích các thiết kế kết hợp hài hòa giữa phần được bảo tồn của văn phòng chính phủ Pháp cũ với mặt tiền của văn phòng mới và cả kiến trúc của các khu vực xung quanh. 6 tháng sau khi phát động cuộc thi, 11 bản thiết kế đã được trưng bày để mọi người có thể bình chọn và người chiến thắng vẫn chưa được công bố. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 2/2/2015 với báo Sài Gòn Online, ông Nguyễn Thanh Toàn, phó giám đốc “Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.HCM” đã tiết lộ rằng Sở sẽ không trao giải nhất cho bất kì thiết kế nào bởi “Đa số các bài dự thi đều có chất lượng ngang nhau” và sau đó lại thông báo rằng kế hoạch số 107 là bài thi được đánh giá cao với bản dự kiến sẽ bảo tồn khu nhà 59 – 61 Lý Tự Trọng nhưng đồng thời sẽ di dời vị trí địa lý khoảng 500 mét, như thế sẽ thích hợp hơn với trục trung tâm của tòa nhà Ủy Ban Nhân Dân.

Xưởng tàu Ba Son

Xưởng tàu Ba Son
Xưởng tàu Ba Son
Chắc chắn chẳng có gì bất ngờ khi xưởng tàu Ba Son cũng nằm trong danh sách này. Đây là di sản hàng hải lâu đời và quan trong bậc nhất ở Sài Gòn đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia (Nghị định 1034-QĐ/BT) bởi bộ Văn hóa thông tin vào nằm 1993. Trong vài năm qua, một vài chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã đề nghị biến khu xưởng tàu này thành khu giải trí phức hợp như khu South Street Seaport của New York. Nhưng giờ đây, có vẻ khu Ba Son sẽ được bán cho một nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc để được tái quy hoạch thành các cao ốc văn phòng, khu căn hộ và trung tâm mua sắm.
Nguồn: http://saigoneer.com/saigon-buildings/4733-saigon-s-endangered-heritage-buildings-the-top-10

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Nghệ sĩ TP HCM cúng tổ nghề sân khấu

Tiểu Sử Nhơn Hậu

Tiểu Sử Tô Kiều Lan

Tiểu Sử Thành Được