NS Khánh Tuấn: “…Nhận cả vinh quang lẫn đoạn

NS Khánh Tuấn: “…Nhận cả vinh quang lẫn đoạn trường”
21.11.2008 19:53

Hình ảnh

Mê cải lương từ hồi còn nhỏ, đặc biệt, Khánh Tuấn rất thích giọng ca của NSUT Thanh Tuấn nhưng trong lòng Khánh Tuấn không bao giờ nghĩ rằng sau này lớn lên mình sẽ trở thành một nghệ sĩ. Nhưng rồi định mệnh đầy đưa, sau cái chết đột ngột của người cha, gia đình Khánh Tuấn lâm vào cảnh túng quẫn. Để đỡ phần nào gánh nặng cho mẹ, Khánh Tuấn vào đời kiếm sống.

Trong những tháng ngày bôn ba đó, duyên may đã giúp Khánh Tuấn có dịp làm quen với một người trong đoàn hát. Đó chính danh Ba Nhỏ - họa sĩ của đoàn CL Khánh Hổng. Thầy Khánh Tuấn dễ mến, lanh lợi lại rấtmê cải lương nên anh Ba Nhỏ đã giới thiệu cho Khánh Tuấn vào đoàn làm chân gác cửa, chỉ ghế cho khán giả. Từ lối rẽ đó, cuộc đời của Khánh Tuấn bước sang một trang khác...

Trong buổi ban đầu đầy gian nan ấy, Khánh Tuấn cho rằng mình đã rất may mắn khi được những bậc đàn anh, đàn chị hết lòng giúp đỡ và dìu dắt. Thấy Tuấn có khả năng, nhạc sĩ Hữu Lộc - một tay guitar của đoàn rất sẵn lòng dạy ca cho anh mà không lấy một đồng nào tiền công. Rồi NS Chí Bảo, Ngọc Đáng, Lam Giang, hề Nhẫn Nhục... chỉ cho anh từng nét diễn, từng động tác vũ đạo. Và chính NS Chí Bảo là người đã trực tiếp giới thiệu Khánh Tuấn với bà báu để anh được lên SK học nghề. Trong một lần đoàn thiếu người đóng vai quân sĩ, Khánh Tuấn được đưa ra SK. Dù chỉ đi ra - đi vào nhưng Khánh Tuấn cũng tập dượt thật kỹ càng từng bước đi của mình trên SK.

Hai năm miệt mài với những vai quân sĩ, đến năm 1979, đoàn CL Khánh Hồng đổi tên thành đoàn An Giang - Khánh Hồng và mời NS Kim Chưởng về dựng vỡ "Rừng thần" (TG: Trọng Nguyễn) thì Khánh Tuấn mới được hát chia một vai nhỏ - vai người áo đỏ với NS Hổng tơ. Tuy đây không phải là lần đầu tiên Khánh Tuấn bước ra sân khấu nhưng lại là lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng trong một vai diễn có số phận hẳn hoi nên anh rất run và hồi hộp. Cái cảm giác đó tưởng chừng như bóp nghẹt trái tim anh nhưng rồi sau đó, anh đã lấy lại được bình tĩnh và diễn rất tròn vai của mình. Bắt đầu từ đó, hễ đoàn dựng vở mới, là Khánh Tuấn lại có một vai nhỏ. Điều này làm Khánh Tuấn cảm thấy rất vui vì ít nhất, anh cũng đã tạo được sự tin tưởng đối với mọi người. Sau đó, anh lần lượt được giao các vai như Hứa Từ Liêm, rồi Trần Nguyên Hãn trong vở ''Rừng thần''. Mỗi một vai diễn, một vị trí khác nhau như là những nấc thang đánh dấu sự trưởng thành dần dần của Khánh Tuấn. Và cũng trên SK này, anh còn có những vai được khán giả yêu thích như vai đại úy Tâm trong ''Nửa mảnh tim''. Trần Quang Diệu trong ''Bảy mùa mai nở”...

Sau đoàn An Giang - Khánh Hồng, Khánh Tuấn còn đi qua nhiều đoàn hát khác và bắt đầu có danh ở các tỉnh miền Tây... Hành trình những chuyến lưu diễn miệt mài ấy chất chứa trong lòng Khánh Tuấn đầy ắp những kỷ niệm khó quên. Anh nhớ nhất là lần lưu diễn thốt Nốt. Khi chuyển bến thì đoàn thường di chuyển bằng ghe. Lần đó, không biết thế nào mà nước lại vô ghe, thấm vào những rương đựng quần áo hát. Mà lúc đó, đồ hương xa, tuồng cổ được làm bằng chất vải đặc biệt, khi bị thấm nước vào sẽ bị rã ra hết. Chứng kiến cảnh đồ hát như vậy, bà Hai - người giữ đồ hội của đoàn và bà bầu đã khác đến nỗi ghe cập bến, những người xung quanh tưởng là có ai chết ! Lúc đó Khánh Tuấn hãy còn chưa hiểu vì sao mọi người lại xúc động mạnh như vậy, mãi đến sau này, anh mới cảm nhận được mỗi một bộ đồ hát hay một món trang sức dành cho nhân vật đều có những giá trị tinh thần riêng...

Trên SK các đoàn tỉnh, tuy Khánh Tuấn cũng đã có cơ hội thử sức mình ở nhiều dạng vai nhưng dường như vẫn chưa có vai nào thật sự đặc sắc dành cho anh. Mãi cho đến năm 1996, với lời giới thiệu của NSUT Vũ Linh, Khánh Tuấn được nhà hát Trần Hữu Trang mời về cộng tác. Bằng con mắt tinh tường, NSUT Vũ Linh đã nhận ra cái ''chất'' của Khánh Tuấn nên đã đề nghị giao cho vai Mã Văn Tài trong vỡ ''Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài” cho anh. Như ''cá gặp nước'', với vai Mã Văn Tài, Khánh Tuấn tha hồ ''vùng vẫy'' để rồi đi đến đâu anh cũng được gọi tên nhân vật. Sự thành công này đã mở ra cho Khánh Tuấn một hướng đi mới để từ đó anh dần định hình phong cách riêng cho mình. Đó là khả năng đóng kép độc. Những vai diễn như: Hai Cùng trong ''Tướng cướp Bạch Hải Đường'', Hai Long trong ''Những đứa con oan nghiệt'', Tony Don trong ''Bông trang trắng'', Dương Nhật Lễ trong cho đời soi gương''... đều là những vai diễn đầy ấn tượng của Khánh Tuấn. Tôi nhớ nhất là vai Tony Don của anh trên SK Đoàn CL Thanh Nga. Có thể nói, với Tony Don, cái ác của nhân vật đã được Khánh Tuấn đẩy lên đến tận cùng. những đòn roi tra tấn của Tony Don đối với nữ cán bộ cách mạng quả thật không làm người xem khiếp sợ bằng sự thản nhiên, lạnh lùng nhưng rất thông minh của hắn khi dùng những đòn tâm lý chiến. Hắn dửng dưng trước những đớn đau của người khác. Nụ cười của Tony Don – Khánh Tuấn ẩn chứa cả sự tò mò, thích thú khi được chứng kiến những người yếu ớt đang chết dần, chết mòn trong tay mình. Xem Khánh Tuấn diễn, tôi bất chợt rùng mình khi cảm nhận được cái ác trong chiều sâu tâm thức của con người. Nói về những vai độc này của mình, Khánh Tuấn tâm sự: ''Sau vai Mã Văn Tài, tôi đã được NSND Diệp Lang và NSND Thanh Tòng động viên nên tiếp tục thử sức dạng vai này. Tôi rất vui khi mình tìm ra được hướng cái riêng để có cơ hội bật sáng. Tuy nhiên bên cạnh những thành công của những nhan vật mà tôi thể hiện trên sân khấu thì trở về với đời thường... tôi lại chịu khá nhiều thiệt thòi trong những mùa Hội diễn và nhất là tình cảm của công chúng dành cho mình. Bao giờ cũng vậy khi người nghệ sĩ thể hiện một vai ác thành công khiến người xem phải ghét cay ghét đắng, ấy cũng là lúc mình cũng cùng chung ''số phận" với nhân vật. Dường như đó là ''mẫu số chung" của những người ''chuyên tri"những vai ác. Tôi nhớ có lần mình đi hát ở hội chợ, mấy bà già gặp tôi, đ ã chỉ thẳng vào mặt tôi và bảo rằng: ''Đồ cái thứ ác ôn!. Lúc đó, tôi không biết ph ản ứng thế nào, chỉ biết cười trừ. Đêm ấy về nhà nằm ngẫm nghĩ, chợt thấm làm sao cái câu: ''Người vào cỡi áo lau son phấn. Nhận cả vinh quang lẫn đoạn trường”.... Mặc dù vậy nhưng Khánh Tuấn vẫn quyết trung thành với con đường mà mình đã chọn vì với anh, trên sân khấu, khi anh đấy cái ác của nhân vật lên đến đỉnh điểm thì cũng là lúc anh muốn đề cao giá trị của cái đẹp, cái thiện - những điều mà con người cần phải hướng đến và vươn tới...

Hiện tại, ngoài cộng tác với nhóm Thắp sáng niềm tin, NS Khánh Tuấn còn kiêm nhiệm vụ Phó đoàn CL Thanh Nga, phụ trách về chuyên môn. Những năm gần đây, sau vở CL ''Đóa hoa vô ưu'', đoàn thường xuyên dựng những vở tuồng, trích đoạn về đề tài Phật giáo. Hỏi Khánh Tuấn vì sao lại chuyển đề tài thể hiện như vậy, anh cho biết: "Theo yêu cầu ở một số chùa, đặc biệt là Tổ đình Giác Nguyên, đoàn dựng những vở về Phật giáo để hát phục vụ cho bà con Phật tử. Khi mà một vở diễn hay trích đoạn ra mắt, thấy bà con thích thú, tôi và đồng nghiệp cảm thấy rất vui. Bởi nghĩ rằng chúng tôi đã làm được hai điều trong một mục đích đó là đưa cải lương và Phật giáo đế ngần với mọi người hơn. Và những khi không đi diễn thì Khánh Tuấn ở nhà quản lý phòng thu của mình. Đây cũng là một niềm đam mê của anh. Anh cười bộc bạch: ''Để mớ phòng thu này tôi đã phải tranh thủ thời gian để đi học vi tính, anh văn, cách xử lý âm thanh... Mà mỗi môn học, tôi thường đăng ký học 2 - 3 lớp với những khoảng thời gian khác nhau để có bận giờ này, thì tôi vẫn còn giờ khác để học. Tuy đây là một nghề tay trái nhưng nó vẫn gắn liền với cái nghiệp của tôi mà phải không bạn?"

ngocanh (Theo Báo sân khấu)

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương