Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Tấn Giao


    Tên thật: Nguyễn Tấn Giao
    Ngày sinh: 1971
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Tôi còn nhớ khoảng tháng 3 năm 1996, nhân dịp về quê hương thăm con cháu, tôi được các cháu dẫn đi xem hát cải lương ở rạp hát Hòa Bình, hình như đó là đêm phát huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995. Đêm hát đó diễn nhiều trích đoạn tuồng cải lương hay trước năm 1975.
    MC Thành Lộc giới thiệu trích đoạn Tiếng Hạc Trong Trăng do hai nghệ sĩ Tấn Giao thủ vai tướng cướp Thi Đằng và nữ nghệ sĩ Ngọc Tuyết trong vai cô gái mù Xuyên Lan.
    Nguyễn Phương nhớ rõ cốt truyện tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng và nhất là hai vai tướng cướp Thi Đằng do nghệ sĩ Thành Được thủ diễn và vai cô gái mù Xuyên Lan do cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga.
    Vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng hồi xưa được ông Trần Tấn Quốc và Ban chấm giải thưởng Thanh Tâm tặng giải vở diễn xuất sắc trong năm 1966, nghệ sĩ Thành Được cũng được tặng giải diễn viên xuất sắc trong vai tướng cướp Thi Đằng năm 1966.
    Sở dĩ tôi nhắc đến hai nghệ sĩ Thành Được và cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga vì khi tôi xem hát ở rạp Hòa Bình, sau khi MC Thành Lộc giới thiệu hai diễn viên trẻ trong vai Thi Đằng và Xuyên Lan, tôi sững sờ vì thấy hai diễn viên trẻ đó giống y như Thành Được và Thanh Nga dưới ánh đèn sân khấu.
    Đã ba mươi năm trôi qua, ngày trước, năm 1966, Thành Được xuất sắc trong vai Thi Đằng, 30 năm sau, năm 1996, nam nghệ sĩ Tấn Giao giống nghệ sĩ Thành Được từ vóc giáng đến cách hóa trang, thậm chí đến lối ca vọng cổ của nghệ sĩ Tấn Giao cũng ngọt ngào, chân phương giống như giọng hát của nghệ sĩ Thành Được khi xưa.
    Tôi thật sự xúc động vì nhớ đến gánh hát và các bạn đồng nghiệp dù cách nay đã ba, bốn mươi năm nên tôi xem được một lúc, tôi liền vô hậu trường rạp hát Hòa Bình để đến gần nghệ sĩ Tấn Giao mà tôi cho là một phiên bản của Thành Được, không sai một ly một tất nào.
    Giống Thành Được
    Trong hậu trường của rạp hát, tôi gặp hai soạn giả Kiên Giang và Hoàng Khâm, cả hai đều có mặt xem hát đêm đó ở rạp Hòa Bình, hai bạn cũng công nhận là nghệ sĩ Tấn Giao vào vai Thi Đằng, giống Thành Được tới 8, 90 phần 100.
    Nghệ sĩ Tấn Giao nếu đi tranh giải huy chương vàng Trần Hữu Trang với vai tuồng Thi Đằng thì tôi tin là Ban Chấm giải sẽ không ngần ngại gì mà không tưởng thưởng ngay cho Tấn Giao huy chương vàng, vì Tấn Giao đã chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh nghề nghiệp.
    Nghệ sĩ Tấn Giao tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sanh năm 1971 tại quận 10 Saigon, quê quán của cha mẹ ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Thân phụ của anh là ông Nguyễn Văn Sáu, sanh năm 1924, làm nghề tài xế, nhà ở đường Ngô Gia Tự quận 10. Mẹ của Tấn Giao là bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, sanh năm 1936, đã qua đời năm 1995.
    Nghệ sĩ Tấn Giao có 6 anh em trai, người anh cả làm nghề tài xế, 3 người anh kế là công nhân của rạp Rex, Tấn Giao có hai em trai còn đi học. Trong bà con thân tộc của Tấn Giao không có người nào theo nghề sân khấu.
     Source: zing



    Tên thật: Nguyễn Tấn Giao
    Ngày sinh: 1971
    Thể loại: Việt Nam, Cải Lương
    Quốc Gia: Việt Nam
    Tôi còn nhớ khoảng tháng 3 năm 1996, nhân dịp về quê hương thăm con cháu, tôi được các cháu dẫn đi xem hát cải lương ở rạp hát Hòa Bình, hình như đó là đêm phát huy chương vàng giải Trần Hữu Trang năm 1995. Đêm hát đó diễn nhiều trích đoạn tuồng cải lương hay trước năm 1975.
    MC Thành Lộc giới thiệu trích đoạn Tiếng Hạc Trong Trăng do hai nghệ sĩ Tấn Giao thủ vai tướng cướp Thi Đằng và nữ nghệ sĩ Ngọc Tuyết trong vai cô gái mù Xuyên Lan.
    Nguyễn Phương nhớ rõ cốt truyện tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng và nhất là hai vai tướng cướp Thi Đằng do nghệ sĩ Thành Được thủ diễn và vai cô gái mù Xuyên Lan do cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga thủ diễn trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga.
    Vở tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng hồi xưa được ông Trần Tấn Quốc và Ban chấm giải thưởng Thanh Tâm tặng giải vở diễn xuất sắc trong năm 1966, nghệ sĩ Thành Được cũng được tặng giải diễn viên xuất sắc trong vai tướng cướp Thi Đằng năm 1966.
    Sở dĩ tôi nhắc đến hai nghệ sĩ Thành Được và cố nữ nghệ sĩ Thanh Nga trong tuồng Tiếng Hạc Trong Trăng trên sân khấu Thanh Minh Thanh Nga vì khi tôi xem hát ở rạp Hòa Bình, sau khi MC Thành Lộc giới thiệu hai diễn viên trẻ trong vai Thi Đằng và Xuyên Lan, tôi sững sờ vì thấy hai diễn viên trẻ đó giống y như Thành Được và Thanh Nga dưới ánh đèn sân khấu.
    Đã ba mươi năm trôi qua, ngày trước, năm 1966, Thành Được xuất sắc trong vai Thi Đằng, 30 năm sau, năm 1996, nam nghệ sĩ Tấn Giao giống nghệ sĩ Thành Được từ vóc giáng đến cách hóa trang, thậm chí đến lối ca vọng cổ của nghệ sĩ Tấn Giao cũng ngọt ngào, chân phương giống như giọng hát của nghệ sĩ Thành Được khi xưa.
    Tôi thật sự xúc động vì nhớ đến gánh hát và các bạn đồng nghiệp dù cách nay đã ba, bốn mươi năm nên tôi xem được một lúc, tôi liền vô hậu trường rạp hát Hòa Bình để đến gần nghệ sĩ Tấn Giao mà tôi cho là một phiên bản của Thành Được, không sai một ly một tất nào.
    Giống Thành Được
    Trong hậu trường của rạp hát, tôi gặp hai soạn giả Kiên Giang và Hoàng Khâm, cả hai đều có mặt xem hát đêm đó ở rạp Hòa Bình, hai bạn cũng công nhận là nghệ sĩ Tấn Giao vào vai Thi Đằng, giống Thành Được tới 8, 90 phần 100.
    Nghệ sĩ Tấn Giao nếu đi tranh giải huy chương vàng Trần Hữu Trang với vai tuồng Thi Đằng thì tôi tin là Ban Chấm giải sẽ không ngần ngại gì mà không tưởng thưởng ngay cho Tấn Giao huy chương vàng, vì Tấn Giao đã chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh nghề nghiệp.
    Nghệ sĩ Tấn Giao tên thật là Nguyễn Tấn Giao, sanh năm 1971 tại quận 10 Saigon, quê quán của cha mẹ ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Thân phụ của anh là ông Nguyễn Văn Sáu, sanh năm 1924, làm nghề tài xế, nhà ở đường Ngô Gia Tự quận 10. Mẹ của Tấn Giao là bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, sanh năm 1936, đã qua đời năm 1995.
    Nghệ sĩ Tấn Giao có 6 anh em trai, người anh cả làm nghề tài xế, 3 người anh kế là công nhân của rạp Rex, Tấn Giao có hai em trai còn đi học. Trong bà con thân tộc của Tấn Giao không có người nào theo nghề sân khấu.
     Source: zing

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngọc Đợi

Tiểu Sử Xuân Yến

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương