Tiểu Sử Lệ Thủy

Tiểu Sử Lệ Thủy


    Nghệ sĩ Lệ Thủy sinh ngày 20 tháng 5 năm 1948 tại tỉnh Vĩnh Long, tên thật là Dương Thị Lệ Thủy (sau đổi thành Trần Lệ Thị Thủy) là một nghệ sĩ ưu tú cải lương.
    Nghệ sĩ Lệ Thủy sinh ra trong một gia đình rất nghèo tại làng Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. trong một gia đình nông dân có 8 chị em, trong đó Lệ Thủy là chị cả. Sau đó cả nhà đã lên Sài Gòn để mưu sinh.
    Năm Lệ Thủy lên 10 tuổi, anh Tư Long làm ở ban văn nghệ xóm bên tình cờ nghe cô bé ca vọng cổ. Anh mời Lệ Thủy tham gia và gửi theo học ca cổ với thầy Năm Truyền làm thợ hớt tóc ở Khánh Hội. Sau đó Lệ Thủy được gửi sang học bài bản cải lương 3 Nam, 6 Bắc với nhạc sĩ Tám Đen. Lúc đó các em của Lệ Thủy liên tục đau ốm, gia đình nợ nần tứ phía. Không tiếp tục đến trường được do không có khai sinh, Lệ Thủy đã phải làm việc sớm để phụ giúp gia đình và quyết định xin đi theo làm việc ở gánh Trâm Vàng (ở TP.Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai) để đỡ gánh nặng cho ba má.
    Với bài ca cổ "Cô gái bán đèn hoa giấy", đầu tiên qua việc ngâm thơ hậu trường, đóng những vai kép con trên sân khấu... 13 tuổi, Lệ Thủy thế vai kép con trên đoàn Trâm Vàng, 14 tuổi Lệ Thủy đóng các vai đào nhì. Một thời gian sau, Lệ Thủy rời Trâm Vàng để về Công ty Kim Chung của ông bầu Trần Viết Long, một đại bang có 7 đoàn hát. Tại sân khấu này Lệ Thủy đã được soạn giả Ngọc Văn nhận làm con nuôi, ông viết nhiều kịch bản đưa Lệ Thủy vào đóng từ vai phụ cho đến vai chính [1]. .
    Sau những bước đi đầu tiên tạo được ấn tượng, ông bầu Trần Viết Long lập đoàn Kim Chung 3. Lệ Thủy chuyển sang đây diễn chung với nghệ sĩ Thanh Hải trong vở "Bẽ bàng duyên mới" của soạn giả Ngọc Văn. Tên tuổi của Lệ Thủy bắt đầu nổi lên, trở thành cô đào chính sáng giá lúc vừa tròn 15 tuổi.
    Sau đó Lệ Thủy hát ở đòan Kim Chung 5, tại đây Lệ Thủy đóng cặp với nam nghệ sĩ Minh Phụng tạo thành một cặp đào - kép ăn ý, được báo chí thời đó phong tặng là cặp Bão biển vì mang lại doanh thu cao cho đoàn qua các vở Xin một lần yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang, Kiếp nào có yêu nhau,...
    Năm 1973, nghệ sĩ Lệ Thủy lập gia đình với một cử nhân kinh tế và đến nay hai người đã có 3 người con đều học hành đến nơi đến chốn. Người con trai thứ hai của nghệ sĩ Lệ Thủy, sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã trở về Việt Nam nối nghiệp mẹ làm ca sĩ, lấy nghệ danh là Dương Đình Trí. Anh cũng là tác giả của hơn 60 bài ca cổ, tân cổ giao duyên mà nữ nghệ sĩ Lệ Thủy đã có dịp trình bày trong các chương trình Vầng trăng cổ nhạc như Mẹ tôi, Tha hương, Giấc ngủ đầu nôi, Ngợi ca quê hương em, Lòng của biển,.... Năm 2009, Dương Đình Trí tổ chức liveshow Bước chân hai thế hệ nhân dịp sinh nhật lần thứ 61 của mẹ mình và cũng chính thức khẳng định con đường đi hát chuyên nghiệp của mình.
    Năm 1975, Lệ Thủy gắn bó với Đoàn văn công TP. Hồ Chí Minh qua các vở diễn Cây sầu riêng trổ bông, Tiếng sóng Rạch Gầm, Khi bình minh trở lại, ...
    Tháng 2 năm 1984, nghệ sĩ Lệ Thủy được vinh dự tham gia Đoàn nghệ sĩ lưu diễn Tây Âu cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết, Diệp Lang, Ngọc Giàu, Minh Vương,....với các vở diễn Đời cô Lựu, Câu thơ yên ngựa,.. Báo chí thời đó gọi là đem chuông đi đánh xứ ngườiđầu tiên sau ngày miền Nam thống nhất. Sau chuyến đi về các nghệ sĩ trong đoàn đã hợp lại và thành lập nên Đòan nghệ thuật 2-84. Vở tuồng Tô Ánh Nguyệt và Đời cô Lựu là hai vở tuồng khai trương cho đoàn 2-84. Ở sân khấu này, nghệ sĩ Lệ Thủy đã làm say đắm bao khán giả qua các vở tuồng Tô Ánh Nguyệt, Áo cưới trước cổng chùa, Trắng hoa mai, Kiếp chồng chung, Lôi vũ,...
    Những năm đầu 1990s Lệ Thủy chủ yếu họat động ở lĩnh vực video cải lương. Một số vở cải lương từng gắn với tên tuổi nghệ sĩ Lệ Thủy khi hát ở đoàn Kim Chung 5 trước năm 1975 cũng được quay video như Đêm lạnh chùa hoang, Tây Thi, Máu nhuộm sân chùa, Kiếp nào có yêu nhau, Băng Tuyền nữ chúa,....Những năm sau 1990s, nghệ sĩ Lệ Thủy đi lưu diễn thường xuyên ở các tỉnh miền Tây, các vùng sâu, đem tiếng hát của mình gần hơn với khán giả nông thôn.
    Sân khấu cải lương ngày càng gặp nhiều khó khăn. Nghệ sĩ Lệ Thủy cùng với nghệ sĩ Diệp Lang và Minh Vương đã thành lập chương trình "Những dấu ấn không phai" trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang quy tụ các nghệ sĩ U50. U60 tham gia biểu diễn các vở tuồng kinh điển ngày xưa. Một số vở diễn của chương trình như Giẫc mộng đêm xuân, Tình mẫu tử, Một ngày làm vua, Đêm giao thừa,... Năm 2008, chương trình được họat động với tên gọi là nhóm xã hội hóa "Sân khấu vàng" trực thuộc Nhà hát Trần Hữu Trang nhằm tập hợp các nghệ sĩ tham gia biểu diễn đồng thời doanh thu từ chương trình dành vào cho họat động xây tặng nhà tình thương. Đến nay, "Sân khấu vàng" do Lệ Thủy và Minh Vương thành lập đã dựng các vở diễn như Sông dài, Lá sầu riêng, Một ông hai bà, Đêm lạnh chùa hoang,... và đã trao tặng hơn 30 căn nhà tình thương cho các gia đình khó khăn.
    Hiện tại, nghệ sĩ Lệ Thủy vẫn cộng tác thường xuyên với Nhà hát Trần Hữu Trang trong những chương trình biểu diễn phục vụ công chúng và tham gia đi show ở các tỉnh. Source: google

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương