Tiếng đàn tài tử giữa thị tứ yên bình

Tiếng đàn tài tử giữa thị tứ yên bình

Đó là tiếng đàn của nhạc công Hoàng Sâm (Lê Văn Sâm, 64 tuổi), hiện cư trú tại tổ dân phố số 7, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh. Từ năm 2000 đến năm 2003, ông học đờn ca tài tử với danh sư Ba Mạnh ở Phan Rang. Sau đó, ông học đàn với thầy Ba Thiên ở Dục Mỹ (Ninh Hòa), và rồi học ca với nghệ sĩ Sáu Ruộng tại quê nhà. Chính nhờ vốn “học góp” ấy mà ông đã có một ngón đàn rất mềm mại trong cách thể hiện. Tiếng đàn mùi mẫn, kể lể, vui buồn, hay thanh thản, nhặt khoan… được tỏ bày trên cung nhịp.


Người nhạc công 64 tuổi này biết sử dụng thành thạo các loại đàn: sến, đàn kìm - chánh nhứt, nhị (đàn cò) - chánh nhì, và guitar phím lõm - chánh ba, đồng thời còn thuộc làu từng câu, từng chữ, từng nhịp trong 20 bản tổ của đờn ca tài tử (6 bản Bắc, 7 bản Bắc lễ, 3 Nam và 4 Oán), cũng như hơn 100 bản ca tài tử Nam Bộ. Ông soạn 6 câu vọng cổ và các bản nhỏ, đặt lời mới dựa trên nền bản cổ. Chẳng hạn như căn cứ bản gốc Dạ cổ hoài lang (Cao Văn Lầu) - Hò là hò xê cống (Từ là từ phu tướng), ông soạn lời mới, thích nghi với sinh hoạt lao động cộng đồng.

Hoàng Sâm từng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Vạn Ninh. Ông còn là một họa sĩ không chuyên, vẽ tranh và ảnh chân dung. Người nghệ sĩ đờn ca tài tử hiền lành ở Vạn Giã cũng đã “mở lò” đào tạo được nhiều học trò mà ông tâm đắc, mang tiếng hát đi dự thi ở huyện cũng như ở tỉnh, đem về những giấy khen khích lệ. Ông đã và đang nhen nhóm lên trong lòng các học trò sự yêu thích đờn ca tài tử, để bộ môn nghệ thuật này được lan tỏa sâu rộng hơn nữa ở quê nhà.
Theo Báo Khánh Hòa

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương