Sân khấu Sài Gòn đang thời... lên bờ xuống ruộng?
TTO - Vừa kết thúc mùa kịch tết rôm rả, sân khấu kịch đã xảy ra sự kiện "đóng - mở cửa" sân khấu kịch SuperBowl khá ồn ào. Và câu chuyện thu hẹp sàn diễn kịch nói có lẽ không dừng lại ở đó.
Tôi
thấy nhiều người mở sân khấu mà liều quá. Không có nhân lực, không có
diễn viên trụ cột. Kịch bản cũng không có, phải lấy vở cũ ở chỗ khác về
dựng lại. Với cách làm “hồn nhiên” như thế thì việc sân khấu hoạt động
èo uột, chết yểu là chuyện báo trước!
Đạo diễn Hạnh Thúy
1.
Sân
khấu SuperBowl cuối cùng cũng hoạt động trở lại (từ 28-2) sau khi ban
giám đốc trung tâm thương mại SuperBowl bày tỏ thiện ý, hỗ trợ chi phí
thuê rạp hợp lý để cùng NSND Hồng Vân duy trì một địa điểm đã góp phần
vẽ nên "bản đồ giải trí" của Sài Gòn.
Bên cạnh
niềm vui, bà bầu Hồng Vân chia sẻ thật lòng là bản thân chị hiện tại
gồng gánh hai điểm diễn (sân khấu kịch Phú Nhuận và SuperBowl) thấy rất
đuối và mệt mỏi. Vì vậy Hồng Vân vừa có sự sắp xếp lại.
Nhân
lực cơ hữu sẽ dồn qua sân khấu kịch Phú Nhuận, còn điểm diễn ở
SuperBowl được giao cho nghệ sĩ Hoàng Sơn làm trụ cột, xây dựng điểm
diễn cho các bạn trẻ và hướng tới khán giả trẻ. Một sự sắp xếp như cách
chia lửa để tránh áp lực.
Nghệ sĩ Hữu Châu và Thành Lộc trong vở Dạ cổ hoài lang từng diễn tại sân khấu Trần Cao Vân - Ảnh: GIA TIẾN
Trong
khi đó năm 2017, sân khấu kịch Idecaf có tuổi đời hơn 20 năm rút về chỉ
còn một địa điểm ở Lê Thánh Tôn, Q.1. Sân khấu kịch Trần Cao Vân có bề
dày hoạt động 17 năm tạm ngưng hoạt động với lý do sửa chữa.
Đó là lý do khách quan, tuy nhiên ông bầu Huỳnh
Anh Tuấn cho biết: "Trong đợt khủng hoảng sân khấu vừa qua, chúng tôi đã
tính đến việc sắp xếp lại sân khấu do kịch bản sân khấu ngày càng đuối,
diễn viên thì chạy sô tứ tán".
2.
Một
hai năm gần đây có một số sân khấu tuyên bố ra đời như sân khấu Minh
Nhí, Quốc Thảo, Rubik... Nhưng trước đó, sân khấu Family của Gia Bảo mở
ra không bao lâu đã đóng cửa. Xa hơn là sân khấu Trịnh Kim Chi ở Q.6
cũng đang hết sức trầy trật để duy trì.
Trong tình hình
sân khấu hết sức khó khăn, sự ra đời của những cái tên mới toanh khiến
người làm nghề vừa lo lắng vừa hồi hộp. Thực tế, dù có vài đơn vị nỗ lực
nhưng đến giờ chưa sân khấu mới nào ghi được dấu ấn.
Quốc Thảo và Hồng Vân - 2 "ông bầu", "bà bầu" của 2 sân khấu kịch Quốc Thảo, Hồng Vân - Ảnh: GIA TIẾN
Một
đạo diễn chia sẻ không chỉ bởi tình hình khó khăn chung mà một số sân
khấu mới... lên bờ xuống ruộng, mà do chính cách làm việc cẩu thả, không
nghiêm túc của người làm nghề.
Anh tâm sự khi nhận lời
dàn dựng một vở diễn ở một sân khấu mới, hẹn tập trung diễn viên lúc 11h
sáng mà đến 4h chiều diễn viên vẫn chưa tới, ngay cả bà bầu 4h chiều
mới có mặt.
3.
Ông Tuấn đặt vấn đề có phải hiện tại đang có suy nghĩ dễ dãi trong việc làm sân khấu kịch?
Ông
thẳng thắn bày tỏ: "Chúng ta cứ nói vì đam mê, muốn được làm nghề nên
mở sân khấu để được diễn. Nhưng liệu chúng ta có quá dễ dãi, chỉ cần vài
chục triệu bỏ ra, chỉ cần mắc vài bóng đèn với khán phòng vài trăm chỗ
là có thể làm một sân khấu kịch?
Đẻ ra một sân khấu phải
tính rất kỹ, nào là nguồn kịch bản, nhân lực, tài chính, hướng đi như
thế nào, nhu cầu khán giả ra sao... Cứ mở sân khấu một cách hồn nhiên
rồi thua lỗ, đóng cửa, không chỉ bản thân các bạn bị thiệt hại mà vô
hình trung còn gây cảm giác chúng ta coi thường khán giả!".
Hạnh
Thúy chia sẻ thêm: "Sân khấu Hoàng Thái Thanh của anh Thành Hội, chị Ái
Như dù hoạt động vẫn còn khó khăn nhưng ai cũng quý trọng, thương mến
vì họ biết tìm lối đi riêng, giữ kỷ cương, nguyên tắc hoạt động nghệ
thuật để đem đến những tác phẩm chất lượng".
Riêng câu
chuyện các "anh lớn" như kịch Hồng Vân, Idecaf thu hẹp lại sàn diễn, ông
bầu Tuấn cho rằng đó là chuyện bình thường trong tình hình khó khăn,
cũng là điều kiện tốt để người làm sân khấu sắp xếp lại lực lượng và đầu
tư, chăm chút để cho ra đời những vở diễn chất lượng hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét