Rút tượng sáp của Giáo sư Trần Văn Khê
Rút tượng sáp của Giáo sư Trần Văn Khê
TTO - Bức tượng sáp của Giáo sư Trần Văn Khê hiện không còn được trưng bày tại khu trưng bày tượng sáp văn nghệ sĩ VN ở Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM.
Thông
báo và giải thích lý do cho việc này, sáng 9-12 trên trang Facebook của
Tuong sap Viet đăng status: "Tôn trọng ý kiến của gia đình GS.TS Trần
Văn Khê về việc cần có sự điều chỉnh, ngày hôm nay 9-12- 2017 chúng tôi
đã dời bức tượng sáp của GS.TS Trần Văn Khê về xưởng của công ty chúng
tôi".
Công ty CP Tượng sáp Việt đồng thời cho biết:
"Chúng tôi đang chờ ý kiến của GS.TS Trần Quang Hải - người con trưởng,
đồng thời là người cho phép chúng tôi đo đạc chỉ số cơ thể từ ông để mô
phỏng bức tượng của cha mình, vì khi đó GS.TS Trần Văn Khê đã qua đời".
Liên
lạc với ông Thái Ngọc Bình - một trong ba nghệ nhân chịu trách nhiệm
thực hiện các tượng sáp tại khu trưng bày tượng sáp văn nghệ sĩ VN, ông
cho biết ngày 8-12 ông có nhận được email từ ông Trần Quang Minh - con
trai thứ của GS Trần Văn Khê, đại diện cho hai người em của ông là bà
Trần Thị Thủy Tiên và Trần Thị Thủy Ngọc (hiện đang sống tại Pháp) đề
nghị chấm dứt việc trưng bày tượng sáp của GS Trần Văn Khê.
Trong lá thư gửi cho Trung tâm văn hóa Hòa Bình, Công ty cổ phần Tượng sáp Việt và cả báo Tuổi Trẻ,
ông Minh cho biết gia đình GS Trần Văn Khê có bốn người con hợp pháp,
và ba trong bốn người đều thất vọng về tượng sáp của GS Trần Văn Khê qua
hình ảnh báo chí, cũng như qua nhận xét của anh em, bạn bè từng đến xem
tượng.
Ba lý do khiến họ đề nghị "chấm dứt ngay việc
trưng bày bức tượng sáp mang tên "GS Trần Văn Khê" ấy tại Bảo tàng Tượng
sáp văn nghệ sĩ VN, kể cả tại tất cả những không gian trưng bày khác ở
trong nước và ngoài nước" là: tạo hình gương mặt hoàn toàn không giống
GS; tạo dáng ngồi đờn cò vô hồn, sai bàn tay cầm đàn; kiểu cách ăn mặc,
mang guốc là trang phục mà GS Khê chưa bao giờ mặc trong các buổi thuyết
trình.
Ba
anh em ông Trần Quang Minh cũng đề xuất: "Nếu có tấm lòng thương tưởng
ba tôi, hãy làm lại tượng sáp ba tôi thiệt giống, gia đình sẽ hoan
nghinh lắm lắm".
GS-TS
Trần Văn Khê tại buổi giao lưu Tài tử - cải lương: Sự tương đồng và
khác biệt tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ sáng 18-3-2014 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Xung
quanh vụ việc này, ông Thái Ngọc Bình chia sẻ thêm: "Trước đây khi bắt
tay làm tượng sáp của thầy Khê và anh Trần Quang Hải (tượng có hai cha
con - NV), chúng tôi đã làm việc trực tiếp với anh Hải.
Lúc
anh Hải đến chỗ chúng tôi để đo đạc làm tượng, anh đã ký xác nhận cho
chúng tôi làm tượng và trưng bày tượng sáp của anh và thầy Khê. Vì lúc
đó thầy Khê đã mất, anh Hải cũng đồng ý cho chúng tôi lấy chỉ số từ anh
để làm tượng cho thầy Khê.
Khi tượng làm xong, anh Hải
có về coi, lúc ra trưng bày ảnh có kêu sửa cặp mắt kính cho bức tượng
sáp của ảnh. Chúng tôi đã tìm mua cặp mắt kính khác cho đúng và thế vào
rồi. Tượng trưng bày cũng cả năm rồi, và trong giai đoạn đó chúng tôi
không nhận được ý kiến phản hồi nào. Lâu lâu anh Hải vẫn gọi chúng tôi
để hỏi thăm về tình hình trưng bày tượng sáp".
Khuya ngày 10-12, phóng viên Tuổi Trẻ đã
nhận được hồi âm của GS Trần Quang Hải. Ông Hải cho rằng trong gia
đình, chỉ có ông là người theo cha suốt hơn 50 năm, nên mọi sự quyết
định liên quan đến âm nhạc và hình ảnh GS Trần Văn Khê thuộc về ông.
"Chỉ
có tôi có quyền quyết định đồng ý hay không đồng ý dẹp tượng sáp của ba
tôi và của tôi tại khu trưng bày tượng sáp văn nghệ sĩ VN ở nhà hát Hòa
Bình, TP.HCM. Sự không giống nguyên mẫu chỉ là khía cạnh nhỏ không đáng
kể.
Trên
thế giới, ở Pháp có viện bảo tàng tượng sáp Musée Grevin, và ở Anh quốc
có viện bảo tàng tượng sáp Madame Tussaud. Những nhân vật được trưng
bày cũng không giống y hệt nguyên mẫu. Điều quan trọng là người xem có
thể nhận ra tượng sáp là ai", ông Hải viết.
Quyết định của
GS Hải là duy trì việc trưng bày tượng sáp của GS Trần Văn Khê. Tuy
nhiên, ông Hải cũng có ý là "Trong tương lai, nếu điều kiện cho phép,
ban quản lý có thể sửa đổi tượng sáp cho giống hơn".
Nhận xét
Đăng nhận xét