TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa

(NLĐO) - Tối 9-2, mùng 5 tết Kỷ Hợi, đông đảo người dân đã đến thưởng thức chương trình sân khấu hóa với chủ đề "Tiếng vọng ngàn xuân" nhân kỷ niệm 230 năm Ngày chiến thắng Đống Đa lịch sử (1789 – 2019).

Chương trình tổ chức tại sân khấu chính Hội Hoa xuân – Công viên Văn hóa Tao Đàn, TP HCM và được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV 9 – Đài truyền hình TP HCM và phát thanh trên sóng AM 610 Khz Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 1.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân và chủ tịch UBMTTQ VN TP HCM Tô Thị Bích Châu chúc mừng các nghệ sĩ tham gia chương trình 230 năm chiến thắng Đống Đa
Tham dự, có ông Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, bà Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam – TP HCM, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó chủ tịch UBND TP HCM.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 2.
NSƯT Vũ Luân và Thoại Mỹ trong hai nhân vật: Quang Trung, Ngọc Hân được khán giả yêu thích
Năm nay chương trình được đầu tư hoành tráng, tạo dấu ấn đậm nét qua bức tranh lịch sử mà hình thức thể hiện gồm các loại hình nghệ thuật: cải lương, ca múa nhạc, võ thuật. Hơn 200 diễn viên, ca sĩ, nhạc công đã tham dự và thể hiện xuất sắc quá trình hào hùng của chiến thắng vẻ vang của vị hoàng đế bách chiến, bách thắng trong lịch sử bảo vệ tổ quốc.
Tổng đạo diễn chương trình là NSƯT Hữu Quốc và thạc sĩ Ngọc Hiền. Cả hai đã dựa trên kịch bản tổng thể của tác giả Lâm Viên để vẽ nên một bức tranh nghệ thuật tuyệt đẹp. Trong chương trình sân khấu hóa năm nay có ba nghệ sĩ thể hiện vai Quang Trung – Nguyễn Huệ gồm: NSƯT Vũ Luân, NS Võ Minh Lâm, Điền Trung. 
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 3.
Các nghệ sĩ Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang tham gia sân khấu hóa "Chiến thắng Đông Đa"
NSƯT Vũ Luân cho biết: "Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc ta luôn gắn liền với những mùa xuân, những chiến công vệ quốc vĩ đại nhất như thắp thêm cho quê hương ngàn tia nắng ấm. Tôi vinh dự được thể hiện vai Nguyễn Huệ ở lớp diễn cuối, khi đón nhận cành đào từ tay Ngọc Hân công chúa, sau trận đánh thần tốc đuổi giặc ngoại xâm ra khởi bờ cõi nước Nam".
Với NSƯT Thoại Mỹ, chị thể hiện vai Ngọc Hân công chúa đã có nhiều cảm xúc trong đêm diễn này: "Tiếng vọng ngàn mùa xuân chính là niềm tự hào của dân tộc, bởi ông cha ta đều đánh đuổi giặc, bảo vệ và xây dựng quê hương từ những mùa xuân" – NSƯT Thoại Mỹ phấn khởi nói.
Thật vậy, xem chương trình sân khấu hóa năm nay, không chỉ được khái quát về chiến thắng Đống Đa của hoàng đế Quang Trung, mà hàng ngàn khán giả còn được ôn lại những mùa xuân chiến thắng.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 4.
NSƯT Quế Trân biểu diễn trong chương trình sân khấu hóa chào mừng chiến thắng Đống Đa lịch sử
Mùa xuân năm 40, hai Bà Trưng dấy cờ khởi nghĩa đập tan quân Nam Hán. Mùa xuân năm 1077, Lý Thường Kiệt chỉ huy và tiêu diệt quân Tống xâm lược trên phòng tuyến sông Cầu. Mùa xuân năm 1258,  quân và dân ta dưới thời nhà Trần tổ chức phản công bằng trận Đông Bộ Đầu, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Nguyên – Mông.
Mùa xuân năm 1285 Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên - Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ II.
Mùa xuân năm 1288 quân dân nhà Trần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần III bằng trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng.
Mùa xuân năm 1785 chứng kiến trận Rạch Gầm - Xoài Mút đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm, đánh đổ các tập đoàn phong kiến của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 5.
Ca sĩ Phương Thanh thể hiện nhân vật Bùi Thị Xuân
Mùa xuân năm 1789, chỉ trong vòng 5 ngày đêm, dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung - Nguyễn Huệ đã quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giải phóng kinh thành Thăng Long…
Mùa xuân năm 1975, chiến dịch Hồ Chí Minh Lịch sử kết thúc chặng đường 30 năm thống nhất đất nước, vẻ vang cho đến hôm nay.
Và mỗi độ xuân về, nhân dân ta luôn có truyền thống ôn lại những trang sử hào hùng chói lọi, những mùa xuân lịch sử.
Đặc biệt là với chiến thắng Đống Đa Xuân Kỷ Dậu của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 6.
Tái hiện hình ảnh Quang Trung cưởi voi xông trận trong chương trình sân khấu hóa "230 năm chiến thắng Đống Đa lịch sử"
NSƯT Hữu Quốc, tổng đạo diễn chương trình đã nhấn mạnh: "Dân phủ Quy Nhơn xưa truyền lại rằng: Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ đều là những người rất giỏi võ nghệ và là những người khai sáng ra một số võ phái Bình Định. Nghe lời Giáo Hiến "Tây khởi nghĩa Bắc thu công" dưới ngọn cờ "Ủng hộ hoàng tôn trừ diệt gian thần", đoàn quân Tây Sơn đã nối liền những trận chiến thắng trên khắp các nẻo đường đất nước. Sau chiến thắng Phú Yên, Nguyễn Huệ chính thức bước vào vũ đài lịch sử. Ông làm được nhiều kỳ tích là trong vòng 7 tháng kiểm soát được toàn bộ Đàng Trong; và không đầy một ngày, quân Tây Sơn diệt gần như sạch sẽ quân Xiêm La và đặt toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của mình".
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 7.
NSƯT Hữu Quốc và Điền Trung trong chương trình sân khấu hóa "230 năm chiến thắng Đống Đa"
"Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc ta như một bản anh hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đây chính là niềm tự hào của bao thế hệ người con đất Việt, là những bài học vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau" – NS Võ Minh Lâm đã tự hào khi nói về vai diễn Nguyễn Huệ.
TP HCM: Hàng ngàn người dân nô nức xem sân khấu hóa chiến thắng Đống Đa lịch sử - Ảnh 8.
NS Võ Mịnh Lâm trong vai Nguyễn Huệ

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương