Tính cạnh tranh trong nghệ thuật (Bài 1: Tính cạnh tranh lành mạnh)


Tính cạnh tranh trong nghệ thuật (Bài 1: Tính cạnh tranh lành mạnh)

Về điều này, theo quan điểm một số người, có thể sẽ không đúng hoặc ngược lại. Thực tế luôn có 2 mặt (nói theo lý thuyết 2 chiều, chứ ngày nay đã có nhiều lý thuyết đa chiều nhưng không đề cập ở đây..hihi) chúng ta cần chấp nhận sự phản biện để có nhiều ý tưởng hơn trong nghệ thuật. Nên chăng đó cũng là một ý tưởng tốt. Vì thế, không ngại sự tranh luận và kể cả sự chửi bới vô cớ hay có căn cứ. kakaka

Tính cạnh tranh lành mạnh trong nghệ thuật luôn tạo xu hướng cho sự phát triển theo chiều hướng tốt hơn. Cụ thể, trong đàn ca tài tử trước đây, mình chỉ được nghe qua sách vỡ hoặc lời kể của các tiền nhân và cô thầy trong giới (kể cả “thầy bà” khác giới), nghệ thuật này được truyền bá vào miền Nam và được phát triển mạnh mẽ cũng nhờ có sự cạnh tranh hết sức “tàn nhẫn” (xin hiểu chữ tàn nhẫn với ý nghĩa hết sức là khó hiểu nhé …kkakakaka). Khi đó, Có ít nhất 2 phe Miền Đông và Miền Tây tranh đua, so kè với nhau từng câu chữ, từng tiếng đàn, từng bài bản … Và từ đó có nhiều bài bản rất hay đã được ra đời và được lưu truyền cho đến ngày nay và mãi mãi (Có thể nói đúng là “mãi mãi cho đến khi Việt Nam không còn nữa...”… Mình tin chắc là điều này sẽ xảy ra…kakaka). Đó chính là xu hướng tích cực!  Nghe nói là ngày đó những tiền nhân cạnh tranh nhau rất khốc liệt, họ nghiên cứu những chữ đàn, nhịp sao cho có thể chẻ cho đối thủ mình té từ trên những bộ ghế cao ½ mét xuống …dù không gảy xương sống đến nỗi phải vào trung tâm chấn thương chỉnh hình (tên ngày nay….ngày xưa chắc chỉ có vào các lương y đắp thuốc thôi …kakakaka) nhưng sẽ rất “nhức nhối tâm cang” mà người bại trận không chịu thấu nỗi đau đó. Và họ phải gượng cười ra về trong sự uất ức nhưng lại tôn trọng và nễ phục để có sự chuẩn bị chu đáo hơn cho lần sau “phục thù cao thượng”.

Mặc dù, ngày xưa không có giám khảo chấm thi, không có những giải thưởng có giá trị về vật chất nhưng tinh thần và khí chất thì không có gì so sánh được (từ tinh thần và khí chất mình xin mượn của các thành viên trong đội tuyển KIÊN GIANG năm 2017 đã sử dụng trong liên hoan đàn ca tài tử toàn quốc được tổ chức ở Bình Dương (Liên hoan này được dịch tiếng anh là FESTIVAL nên ý nghĩa nó mang tầm vóc lớn lắm, nó tạm được hiểu là Đại hội). Những ban hội ngày xưa đã chơi bằng cả đam mê, nhiệt huyết và tinh thần thực thụ của những “chiến binh” đàn ca tài tử. Họ không cần những bằng cấp hay những huy chương. Đó mới chính là điều đáng quý. Chính vì thế đã tạo nên được những tác phẩm có giá trị cho hậu thế. Tuy nhiên, họ vẫn được đền đáp bằng sự gìn giữ, học tập,… của các thế hệ sau này. Ngày nay, nếu giả sử có được cái quyền truy tặng/phong danh hiệu, cũng không thể dùng mỹ từ hay tên gọi bằng cấp nào xứng đáng cho những gì tiền nhân đã tạo. (Nói như thế để cho thấy việc truy phong danh hiệu cho một người đã khuất của bộ Văn Hoá chúng ta có thể là không hợp lý).

Ngày nay, tiến bộ hơn xưa, có những liên hoan, đại hội, cuộc thi…v.v. Có những ban giám khảo, có những cố vấn là các nghệ sĩ nhạc sĩ có tầm và tiếng. Thế thì tại sao lại không có những tác phẩm hay ra đời! Phải chăng do sự thiếu công bẳng trong các cuộc chơi như thế. Có sự thiên vị của giám khảo cho người thân, có sự ràng buộc điều kiện của đồng tiền, có sự im lặng của những người làm nghề, có sự bất bình của những nghệ nhân, có sự chấp nhận thiếu công bằng của những người trong cuộc vì nghề nghiệp, vì cuộc sống …tất cả những điều đó đã và đang đẩy tài tử và của lương ngày nay không có hướng phát triển, mà chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, gìn giữ của một số ít người yêu nghề mến nhạc …?

Hãy nghĩ xem nếu có sự cạnh tranh công bằng để cho đam mê nghệ thuật cháy bỏng trong lòng người làm nghệ thuật và giới mộ điệu thì liệu nghệ thuật có tốt hơn không?

ANCT
17/09/2018

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương