40 năm ngày mất của NSƯT Thanh Nga – Huyền thoại sân khấu miền Nam

 Cách đây 40 năm, khi vừa bước qua tuổi 36 tuổi và ở đỉnh cao của sự nghiệp, nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết cùng chồng ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM). Vụ án gây chấn động dư luận.
Kỷ niệm 40 năm ngày mất NSƯT Thanh Nga, cháu trai – nghệ sĩ Hữu Châu và gia đình sẽ tổ chức lễ giỗ tại TP.HCM vào trưa ngày 2/12 (nhằm ngày 26/10 âm lịch).
Ngày 26/11/1978 (nhằm ngày 26/10 Âm lịch), khi vừa bước qua tuổi 36 và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, tham gia nhiều vở diễn, bộ phim nổi tiếng, nghệ sĩ Thanh Nga bị bắn chết cùng chồng ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là Lê Thị Riêng, quận 1, TP.HCM).
Từ lúc 10 tuổi, Thanh Nga bắt đầu ca vọng cổ phụ họa và rất thành công trên sân khấu Thanh Minh, do nghệ sĩ Năm Nghĩa, dưỡng phụ của Thanh Nga làm bầu gánh. Thanh Nga được khán giả hoan nghênh nhiệt liệt khi còn bé và bắt đầu chính thức diễn trên sân khấu qua vai đào con trong các tuồng như: Phạm Công - Cúc Hoa, Đồ Bàn di hận, Lửa hờn… Biệt hiệu “Thần đồng Thanh Nga” có từ giai đoạn này.
8 tuổi với vai diễn đầu tiên là Nghi Xuân trong vở Phạm Công Cúc Hoa, 8 năm sau bắt đầu được đông đảo khán giả biết tới với vai Phà Ca trong Người vợ không bao giờ cưới của sọan giả Kiên Giang, Thanh Nga đã làm cho khán thính giả xúc động theo mối tình ngang trái của nàng Phà Ca và chàng Kiểu Mộng Long – con của sứ quân Kiểu Thuận ở đất Sơn Tây.
Thanh Nga đoạt Huy chương Vàng đầu tiên của giải Thanh Tâm, khi tuổi mới 16
Với nhan sắc xinh đẹp cùng lối ca diễn truyền cảm, Thanh Nga gây ấn tượng trong lòng giới mộ điệu qua các vai kế tiếp như Xuân Tự trong tuồng Áo cưới trước cổng chùa, Giáng Hương trong Sân khấu về khuya, Diệp Thúy trong Đôi mắt người xưa, Uyên trong Ngã rẽ tâm tình, Trinh trong Con gái chị Hằng
Ngoài việc diễn cải lương, Thanh Nga còn là gương mặt sáng trên truyền hình Sài Gòn (THVN9). Ngoài ban Thanh Minh - Thanh Nga, Thanh Nga còn hợp tác diễn chính cho các ban khác.
Sân khấu là nơi Thanh Nga đón nhận nhiều tiếng vỗ tay với hàng trăm vở diễn thành công khác như: Sắc đẹp nàng vô tội, Mưa rừng, Gió ngược chiều, Hoa mộc lan, Đời cô Lựu, Bên cầu dệt lụa…
NSƯT Thanh Nga tham gia phim ảnh từ năm 1969 khi cải lương bước vào giai đoạn thoái trào, xuống dốc trầm trọng khiến nhiều gánh phải tự giải tán, hầu hết các đào, kép giải nghệ...
Trong khi phần đông người của cải lương không còn tin tưởng ở nghệ thuật có thể tồn tại được, thì nữ nghệ sĩ Thanh Nga lại tiếp tục nổi tiếng ở lĩnh vực khác, cô được mời đóng vai chính trong phim Loan mắt nhung.
Doanh thu từ bộ phim khiến cái tên Thanh Nga được các hãng phim chú ý và mời diễn với số tiền thù lao cao. Thanh Nga đóng vai chính, thì người mua vé đi coi không đơn thuần là khán giả xi-nê, mà số lớn người vào rạp lại là khán giả cải lương.
Có những người xưa giờ chẳng thích coi phim, thế mà nghe nói phim do Thanh Nga đóng thì họ lại hăng hái tới rạp. 
Sau Loan mắt nhung, Thanh Nga tiếp tục để lại ấn tượng sâu đậm trong Mùa Thu cuối cùng qua vai Thùy
Tiếp nối thành công, Thanh Nga trở thành một trong những diễn viên điện ảnh đại diện miền Nam tham dự Liên hoan phim Á Châu tại Đài Bắc năm 1971 và là "Diễn viên xuất sắc nhất” tại Đại hội Điện ảnh Á Châu tổ chức năm 1974. Thanh Nga cùng Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương là 4 gương mặt nữ diễn viên tiêu biểu nhất tại miền Nam (trước 1975).
Sau ngày Thanh Nga mất, bộ phim Tìm lại cuộc đời mới được phát sóng, phục vụ người xem trên khắp mọi miền đất nước. Bộ phim tài liệu Thanh Nga – Tiếng hát bay xa do xưởng phim Nguyễn Đình Chiểu thực hiện đoạt giải Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moscow năm 1982.
Năm 1984, Thanh Nga được truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2015, tên bà được đặt cho một con đường tại khu dân cư Gia Hòa (Q.9, TP.HCM).
MAI TRANG

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương