Trang blog chuyên trị về âm nhạc Tài Tử và Cải Lương
Trang web mạnh nhất về cổ nhạc: Cổ Nhạc Việt Nam
Giới thiệu các nhạc cụ cổ nhạc: Âm Nhạc Cổ Truyền
Đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật Tuồng
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Đánh dấu bước phát triển mới của nghệ thuật Tuồng
29/07/2018 - 6:43
Biên phòng - Cùng chung “số phận” với một số loại hình nghệ thuật truyền thống khác, nghệ thuật Tuồng đang đứng trước nguy cơ mai một. Trong bối cảnh đó, Hội diễn sân khấu Tuồng không chuyên toàn quốc năm 2018 được tổ chức những ngày vừa qua là một “cơ hội” để nghệ thuật Tuồng trở lại với người xem, giúp họ hiểu kĩ hơn về bộ môn nghệ thuật truyền thống này. Thông qua Hội diễn lần này, Ban tổ chức khẳng định, từ nay trở đi sẽ tổ chức Hội diễn Tuồng định kỳ 3 năm/lần, hứa hẹn mở ra cơ hội bảo tồn và phát huy tốt hơn loại hình nghệ thuật truyền thống này.
Trích đoạn “Lời thề trinh nữ” do Đoàn tuồng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa biểu diễn - một trong 10 trích đoạn đoạt Huy chương Vàng. Ảnh: Sao Ly
Một kỳ hội diễn đầy dấu ấn
Hội diễn sân khấu Tuồng không chuyên toàn quốc năm 2018 được tổ chức tại tỉnh Bình Định - nơi được xem là “chiếc nôi” của nghệ thuật Tuồng. Hội diễn thu hút sự tham gia của 15 đoàn tuồng không chuyên trong cả nước, với khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, nhạc công tham gia. Mặc dù là sân chơi của các nghệ sĩ, diễn viên không chuyên, nhưng với sự góp mặt của 15 đoàn tuồng đã tạo nên “ngày hội” của những người yêu tuồng.
Theo Ban tổ chức, hội diễn đã tiếp tục bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu Tuồng truyền thống; hội tụ, giới thiệu, quảng bá, tôn vinh nghệ thuật sân khấu Tuồng truyền thống của Việt Nam. Đồng thời, là dịp để các nhà quản lý, các đơn vị nghệ thuật đánh giá chính xác hơn về chất lượng sân khấu Tuồng hiện nay, từ đó có những giải pháp thúc đẩy xây dựng những tác phẩm hay, hình tượng nhân vật độc đáo, sáng tạo trong tương lai.
Bên cạnh đó, thông qua hội diễn nhằm khuyến khích, tôn vinh, phát hiện những tài năng sân khấu Tuồng có những đóng góp cho sự nghiệp giữ gìn, phát triển sân khấu Tuồng truyền thống trong những năm qua. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm, về việc bảo tồn phát triển nghệ thuật sân khấu cổ truyền đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.
Thông qua hội diễn, những tiến bộ chuyên môn biểu hiện toàn diện trên các mặt. Đó là các đoàn đã chọn mang đến hội diễn hầu hết trích đoạn hay, được cấu trúc chặt chẽ trên cơ sở vừa kịch tính, vừa trữ tình, tạo được nhiều đất diễn, trò diễn để diễn viên thể hiện tài năng và chuyển tải tốt các hình tượng, mô hình nhân vật tiêu biểu trong tuồng. Về nghệ thuật biểu diễn, đa số diễn viên đều hát hay (nhất là các vai đào thương, đào võ), múa đẹp (các vai kép văn pha võ, kép võ, kép xéo), diễn xuất tốt, một số đã vươn tới tính điêu luyện, hội tụ đầy đủ 6 yếu tố của nghệ thuật biểu diễn tuồng truyền thống như: Thanh, sắc, thục, tinh, khí, thần. Các yếu tố hình thức như phục trang, cảnh trí đều được các đoàn chú trọng đầu tư...
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Trưởng ban Giám khảo hội diễn, nhấn mạnh: “Qua các trích đoạn, đề tài từ truyền thống đến lịch sử, hiện đại, một số nghệ nhân đã có những tìm tòi, sáng tạo, đưa nghệ thuật sân khấu biểu diễn Tuồng không chuyên lên một bước tiến mới và dài. Nhiều trích đoạn, nhiều nghệ nhân đã đạt đến tính chuyên nghiệp, khiến cho hội diễn lần này sinh động, đa sắc màu”.
Nhen lên hy vọng
Hiện nay, do sự xuất hiện của nhiều loại hình nghệ thuật cũng như nhiều trào lưu văn hóa mới, sự lấn át của các phương tiện truyền thông đa phương tiện đã khiến cho nghệ thuật Tuồng ít được chú ý. Người xem đang dần thưa thớt, nếu không nói là “ghẻ lạnh” với loại hình nghệ thuật này.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, một số nhà hát nghệ thuật truyền thống đã tiến hành phục hồi và dàn dựng một số trích đoạn tuồng cổ, đồng thời, một số hội thảo mang tầm quốc gia cũng được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu Tuồng. Thế nhưng, những cố gắng ấy vẫn chưa đem lại kết quả khả quan. Trước nhu cầu của cuộc sống, nhiều nghệ sĩ, diễn viên tuồng dù yêu nghề vẫn phải ngậm ngùi dứt nghiệp để lo mưu sinh khiến cho đội ngũ những người làm nghề ngày càng ít đi. Thêm vào đó, đội ngũ nghệ sĩ trẻ lại chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe khi diễn những vở tuồng khó...
Trong bối cảnh đó, Hội diễn sân khấu Tuồng không chuyên toàn quốc năm 2018 vừa được tổ chức tại Bình Ðịnh là một minh chứng cho việc nghệ thuật Tuồng không hẳn đang bị “ghẻ lạnh”. Trong thời gian diễn ra hội diễn, có khá đông người xem đến thưởng thức, cổ vũ, trong đó có cả những nghệ sĩ trẻ và người xem trẻ. Đó chính là nguồn động lực để những nghệ sĩ tuồng cháy hết mình trên sân khấu... Cũng qua hội diễn lần này, bên cạnh những nghệ nhân lớn tuổi đam mê nghệ thuật Tuồng đã xuất hiện nhiều diễn viên trẻ tài năng. Họ đã tham gia "tiếp lửa", cùng chung tay giữ gìn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.
Điều đặc biệt và có ý nghĩa nhất với đội ngũ những nghệ sĩ, diễn viên tuồng được công bố trong đêm bế mạc hội diễn là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đồng ý việc tổ chức định kỳ hội diễn Tuồng không chuyên toàn quốc 3 năm/lần, luân phiên tại những địa phương có truyền thống về nghệ thuật Tuồng cũng như có các đoàn Tuồng không chuyên đang hoạt động. Đó là tín hiệu đáng mừng nhất tại hội diễn lần này.
Theo Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, việc đưa Hội diễn sân khấu Tuồng không chuyên vào tổ chức định kỳ 3 năm/lần đánh dấu sự quan tâm, đầu tư của ngành chức năng đối với nghệ thuật Tuồng không chuyên, chắc chắn sẽ thúc đẩy lĩnh vực sân khấu này phát triển bền vững hơn trong tương lai.
Để cho nghệ thuật Tuồng có sức sống bền vững, không có cách nào khác là phải đưa việc bảo tồn, phát triển nghệ thuật Tuồng thành mục tiêu quốc gia. Song song với đó, cần tiếp tục đưa nghệ thuật Tuồng vào dạy ở các trường phổ thông, duy trì và gây dựng lớp khán giả trẻ cho Tuồng, phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của nghệ thuật Tuồng không chuyên, chính sách đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên; đưa nghệ thuật Tuồng cùng các nghệ thuật sân khấu truyền thống khác thành sản phẩm du lịch để Tuồng lan tỏa trong đời sống văn hóa của người dân và bạn bè quốc tế.n
Từ guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương Ngày nay trong tất cả các ban nhạc tài tử cải lương, đàn guitar phím lõm phím lõm đóng một vai trò quan trọng và là nhạc cụ không thể thiếu của ban nhạc. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các nhạc cụ khác như: tranh, nguyệt, nhị... nhưng có thể nói rằng guitar phím lõm là linh hồn của ban nhạc tài tử cải lương. Từ đàn guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương 10:18' 07/11/2003 (GMT+7) Đàn guitar phím lõm Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên cây đàn guitar của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình âm nhạc tài tử và cải lương ở Nam bộ. Để có được cây đàn guitar phím lõm như hôm nay, đó là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau và chính ngay cây guitar phím lõm tự nó cũng đã là...
Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương Cải lương Nam bộ là “con đẻ” của ĐCTT Nam bộ, nó không khi nào được coi là một thực thể độc lập với ĐCTT. ĐCTT được xem là gốc rễ, còn cải lương được ví như cái ngọn của một cây. Giữa hai loại hình lại có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự lẫn lộn, nhập nhằng… Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai bộ môn trước hết là do khac biệt về phong cách trình tấu, ĐCTT phải thay đổi cách chơi để thích ứng với một không gian mới như chơi trên sân khấu để cho nhiều người nghe ca và coi hát, nhiều loại hình nghệ thuật tạp kỹ cùng diễn, đối mặt với khán thính giả, phần đông không phải là bạn tri âm. ĐCTT Nam bộ có tính thính phòng, đờn ca trong một không gian vừa đủ để cho người chơi và người nghe, dù ban ngày hay ban đêm, cùng nhau thưởng thức tiếng đờn và lời ca mà không cần phải có máy móc tăng âm, dùng tai để nghe là chính, đôi khi phải nhắm mắt lại, dùng trái tim để cảm nhận nghệ thuật đờn ca. Chơi ĐCTT là chơi bài bản và p...
Tiểu Sử Nhơn Hậu Tên thật: Nhơn Hậu Ngày sinh: 1975 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Hiện cô công tác tại Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang. Năm qua, Nhơn Hậu đã có nhiều cơ hội trổ tài ca diễn trong các vở mới như: Nước mắt thâm tình (Hội Sân khấu TP.HCM), chương trình Tự tình quê hương (Nhà văn hóa Thanh Niên), chương trình Làn điệu phương Nam (Nhà hát TP.HCM)... Yêu và trân trọng mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn mình, Nhơn Hậu luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện nghề để xứng đáng với sự kỳ vọng của cha mẹ và người thân trong gia đình khi đến với sân khấu. Và phần thưởng cho cô là chiếc HCV triển vọng Trần Hữu Trang năm 2003. Nhơn Hậu là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em, 15 tuổi cô đã tham gia sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa Tiền Giang, rồi từng bước làm quen với sân khấu chuyên nghiệp. Điều ít a...
Tiểu Sử Hữu Lợi Tên thật: Hữu Lợi Ngày sinh: 08/12/1950 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Mới đó mà đã 17 năm, vào năm 1991 sân khấu cải lương hồ quảng đã mất đi người nghệ sĩ hiền lành, tài hoa: NS Hữu Lợi. Anh mất đi khi tuổi còn rất trẻ (41 tuổi), sự ra đi của anh đã để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè, đồng nghiệp và khán giả mến yêu. Hôm qua là ngày giỗ của anh, ngày 5 tháng 7 năm 2008. Tôi ra Bình Trị Đông, đốt nén hương, đại điện cho các fans hâm mộ cố NS Hữu Lợi ở khắp nơi thầm khấn nguyện cho hương hồn anh - vẫn còn đang ở đâu đây, chắc là cũng mĩm cười mãn nguyện. Chỉ hai bàn tròn, với sự góp mặt của bạn bè, đồng nghiệp, hậu đài…không ngại đường xa. Một buổi tiệc đơn giản nhưng rất đầm ấm, vui tươi. Kia là NS Thanh Thế ở Tân Bình, đó là NS Xuân Yến ở Quận 5, đây là chị Kim Ph...
Những nghệ sĩ cải lương tiêu biểu đất Tiền Giang Đất Tiền Giang xưa và nay, cũng như các tỉnh thành Nam bộ là một trong những trang sử vàng về truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kì lịch sử dân tộc. Trong lịch sử cận và hiện đại của dân tộc, đất Tiền Giang đã trở thành một trong những địa danh có nhiều “địa linh nhân kiệt” trên nhiều lĩnh vực. Riêng lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đặc thù Nam bộ, Tiền Giang đã từ lâu được cả nước gọi là cái nôi của nghệ thuật Cải lương Nam bộ. Và từ cái nôi này, đã có biết bao nghệ nhân, nghệ sĩ kế thừa hấp thụ dòng huyết thống đó, tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần phát triển và tô đậm những dấu son của loại hình nghệ thuật Cải lương theo từng thời kì lịch sử dân tộc. Đó là nội dung của tham luận này trong buổi Tọa đàm: “Tiền Giang với nghệ thuật Sân khấu Cải lương”. Tham luận sẽ trình bày những nét tiêu biểu của những nghệ sĩ Cải lương tiêu biểu được sinh ra, hoặc sinh sống từ quê hương Tiền ...
Tiểu Sử Vương Linh Tên thật: Lê Văn Hân Ngày sinh: 1960 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Nam NS Vương Linh tên thật là Lê Văn Hân, sinh năm 1960. Anh là em ruột của nam NS nổi tiếng Linh Vương. Năm 1988, đài truyền hình TPHCM phát sóng vở CL xã hội SAN HÔ ĐỎ do đoàn Sài Gòn 1 trình diễn. Trong vở tuồng này Vương Linh hát chánh với nữ NS Lệ Trinh. Năm 1989, Vương Linh về đoàn Văn công TPHCM hát chánh với nữ NS Ngân Hà trong vở Nợ tình. Năm 1990, Vương Linh về đoàn CL Thanh Nga hát chung với Cẩm Tiên, Lê Giang, Bảo Ngọc, Ngọc Hà, Trần Kim Lợi,..... trong vở Điểm hẹn tình yêu. Sau đó anh về đoàn Phước Chung hát với nữ NS Kiều Phượng Loan trong Mắt em là bể oan cừu. 1992, nam NS Vương Linh thành lập đoàn CL Tiếng hát Vương Linh đăng ký tại tỉnh Đ...
Tiểu Sử Ngọc Huyền Ngọc Huyền (sinh năm 1970) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt. Cô đặc trưng bởi hai lúm đồng tiền trên má và mái tóc đen dài. Ngọc Huyền từng đoạt nhiều giải thưởng lớn trong nước, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ... để tiếp cận...nhịp sống của thời đại ". Cô có giọng hát ngọt ngào, thể hiện qua sự mến mộ của khán giả. Suốt một thời gian dài, Ngọc Huyền đã thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn trong cả nước. Cô tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Gia đình cô di cư vào Nam năm 1954. Cha cô là một kiến trúc sư gốc Hà Nội, mẹ nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền sinh ra tại Sài Gòn. Gia đình không ai theo nghề nghệ thuật nhưng Ngọc Huyền lại đam mê với nghề này. Được sự ủng hộ và truyền cảm hứng từ mẹ, cô bước vào sân khấu từ năm 14 tuổi bằng sự...
Tiểu Sử Tô Kiều Lan Tên thật: Đoàn Thị Kim Lang Ngày sinh: 1943 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Tô Kiều Lan, một nữ tài danh chuyên diễn các vai độc, độc lẵng, đến năm cô được 50 tuổi, cô mới chuyển qua diễn vai hài và đã thành công một cách rực rỡ.... Qua hơn 80 năm, sân khấu cải lương đã sản sinh ra rất nhiều diễn viên hài nổi danh, khán giả hôm nay còn nhắc đến các danh hài Ba Du, Tư Xe, Năm Định, Tám Củi, Hề Lập, Ba Vân, Tám Lắm, Hề Tỵ, Hề Bảy Xê, Hoàng Mai, Hề Giác, Tư Rọm, Kim Quang, hề Lòng, hề Văn Núi, Châu Hí, Văn Chung, Văn Hường, Hề Minh, Thanh Việt, Khả Năng, Hề Sa, hề Vui Tươi, hề Vũ Đức, Giang Châu, Việt Anh, Lê Vũ Cầu, v.v... Lại có những danh hài nữ cũng được khán giả ưa thích như nữ hề Bé Bự, hề Bé Hoàng Vân, Hồng Nga, Ngọc Giàu, Kim Ngọc, Tô Kiều Lan, Kiều Mai Lý, Mai ...
Tiểu Sử Tư Út Từ Anh - Năm Châu - Tư Út - Phùng Há - Ba Liên ( Khúc Oan Vô Lượng ) Gánh Trần Đắc 1931 Năm 1948, trong đêm diễn Một đêm trăng trong Ngự Uyển (Mộng Hoa Vương). Hai màn đầu háo hứng đi qua, khán giả hồi hộp say mê với cảnh đêm trăng huyền ảo, vườn Ngự Uyển đẹp như thiên thai, nhạc trỗi khúc giao duyên, sóng tình Mộng Hoa Vương xao động. Ngô sứ giả say cảnh đêm trăng, say hương người ngọc, chén quỳnh vơi cạn mấy lần. Trong vai Mộng Hoa Vương, cô Bảy Phùng Há dịu dàng lộng lẫy, Ngô Trung Cảnh – Tư Út lẫm liệt nhưng đa tình. Bất chợt Ngô sứ giả ngây ngươi ngồi sụm xuống. Nghệ sĩ Tư Út gục đầu thiếp đi trong tiếng đàn réo rắc, giọng hát mê ly. Tư Út tên thật là Phạm Thế Đẩu, sinh quán quận Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Thuở nhỏ, ông được người anh ruột vốn là giáo viên trường tiểu học nuôi dưỡng nhưng vì mê nghiệp ca nên Tư Út sớm từ giã ghế nhà ...
Nhận xét
Đăng nhận xét