Nghệ thuật Cải lương cần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nghệ thuật Cải lương cần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn
Ngày 28/4, Hội thảo khoa học “Một thế kỷ hình thành,
phát triển của nghệ thuật Cải lương ở Việt Nam (1918-2018) - Những vấn
đề đặt ra, định hướng và giải pháp phát triển" được tổ chức tại TP.HCM.
Đến dự hội thảo có Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Võ Văn Thưởng cùng các nhà quản lý văn hóa, nhà nghiên cứu, đơn vị nghệ thuật và nghệ sĩ nhiều năm gắn bó với loại hình nghệ thuật Cải lương.
Trong 100 năm hình thành và phát triển, nghệ thuật Cải lương có nhiều bước thăng trầm. Tuy "sinh sau đẻ muộn", lại chịu những định kiến nhất thời nhưng Cải lương có sức sống bền bỉ và được nhân dân nuôi dưỡng, bảo tồn, làm đa dạng thêm cho nền văn nghệ dân tộc. Tuy nhiên, ngày nay, với sự thờ ơ của công chúng, nhất là công chúng trẻ tuổi ở đô thị, bức tranh sân khấu Cải lương có phần ảm đạm.
Tại Hội thảo, nhiều tham luận đi sâu phân tích những góc độ khác nhau của tiến trình dài phát triển Cải lương ở Việt Nam; chỉ rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển cho nhiều năm tới.
Nhiều ý kiến cho rằng bộ môn nghệ thuật Cải lương đang bị mai một dần, thiếu sự đầu tư về cả kịch bản lẫn hình thức biểu diễn và không còn đậm đà như trước đây. NSƯT Trần Minh Ngọc nhận định Cải lương đang bị kịch nói hóa, thiếu nguồn nhân lực để kế thừa và phát triển.
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Võ Văn Thưởng cho rằng để nghệ thuật Cải lương có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật truyền thống của đất nước cần có sự quan tâm, tạo nguồn lực và điều kiện nhiều hơn từ các cấp chính quyền.
Hội thảo là cơ hội để các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ sáng tạo, nhà quản lý chuyên môn tập trung trí tuệ nhằm hóa giải khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trên con đường phát triển của Cải lương./.
Phương Phương – Huỳnh Hương
Nhận xét
Đăng nhận xét