Trang blog chuyên trị về âm nhạc Tài Tử và Cải Lương
Trang web mạnh nhất về cổ nhạc: Cổ Nhạc Việt Nam
Giới thiệu các nhạc cụ cổ nhạc: Âm Nhạc Cổ Truyền
Cải lương ở Hà Nội xưa
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
Nghệ thuật tuồng và chèo hiện diện trong đời sống xã hội ở Thăng Long -
Hà Nội qua nhiều thế kỷ, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với
người dân.
Thế nhưng khi nghệ thuật cải lương ra đời năm 1918 ở phía nam thì
thói quen thưởng thức nghệ thuật của người Hà Nội dần thay đổi.
Cải lương Sài Gòn đổ bộ ra Hà Nội
Đầu những năm 1920, nhiều thanh niên Hà Nội yêu thích cải lương đã
mua các đĩa hát do hãng thu âm Pathé và Béka sản xuất để học hát cải
lương. Nhiều nhóm cải lương nghiệp dư ra đời, trong đó đáng kể là nhóm
Tài tử Đồng ấu và Tài tử phố Hàng Giấy. Năm 1926, Hà Nội vẫn chưa có cải
lương mang tính chuyên nghiệp.
Năm 1927, Nghĩa Hiệp ban, gánh cải lương đầu tiên ở Sài Gòn ra Hà
Nội, biểu diễn ở rạp Quảng Lạc (nay là số 8 phố Tạ Hiện, do Nhà hát Kịch
Hà Nội quản lý). Trong 4 đêm diễn ở rạp này, khán giả chen chúc mua vé.
Chủ rạp Quảng Lạc thấy đây là cơ hội để thành lập gánh hát của riêng
mình nên gây khó khăn bằng cách tăng tiền thuê rạp, đồng thời bí mật dụ
dỗ, mua chuộc một số đào kép chính. Chủ gánh Nguyễn Văn Đẫu bất bình
liền sang thuê rạp Thăng Long (phố Hàng Bạc, nay là Nhà hát Cải lương Hà
Nội) diễn luôn 7 tối liền. Thấy diễn cải lương đông khách nên chủ rạp
chiều chuộng ông bầu Nguyễn Văn Đẫu bằng cách đổi tên Thăng Long thành
Cải lương hí viện rồi Tố Như. Ông chủ rạp Quảng Lạc vẫn không từ bỏ tham
vọng bằng cách tiếp tục lôi kéo đào kép và đã thành công khi Quảng Lạc
là rạp dừng chân thường xuyên của các gánh hát từ nam ra.
Năm 1932, gánh cải lương Phước Cương đi hát ở Paris về Hà Nội đã
thuê rạp Philharmonique (nay là Nhà hát Múa rối Thăng Long, phố Đinh
Tiên Hoàng) để diễn. Người ta đổ xô mua vé xem cô Năm Phỉ “mặc váy nhảy
valse” đóng vai Bàng Quý Phi. Vì diễn ở Hà Nội khán giả luôn kín rạp nên
nhiều gánh cải lương ở Sài Gòn năm nào cũng lưu diễn ở Hà Nội.
Chị bạn thân gọi điện mượn ít đĩa cải lương. Tôi hơi bất ngờ, bởi chị có bao giờ nghe đâu mà mượn?
Hình thành cải lương Hà Nội
Đầu những năm 1930, nhiều thanh niên Hà Nội có giọng và mê mẩn nghệ
thuật này đã khăn gói vào Sài Gòn theo các gánh học hát. Một trong
những người đầu tiên trở thành diễn viên chuyên nghiệp là Sỹ Tiến. Ông
là diễn viên người Bắc duy nhất của gánh Tân Hí ban ở Sài Gòn.
Biết rạp chuyên diễn chèo Sán Nhiên Đài của ông bầu Trương Văn Tố
cũng có ý thành lập gánh cải lương nên ông Đẫu đã nhường lại một số đào
kép cho Sán Nhiên Đài và Nghĩa Hiệp ban tan rã. Để tiết kiệm chi phí và
có ngay diễn viên tham gia vào các vở, chủ rạp đã nhờ chính các diễn
viên, nhạc công của Tân Hí ban truyền nghề cho người có thanh có sắc ở
Hà Nội muốn theo nghiệp này. Cả Sán Nhiên Đài và Quảng Lạc đều có diễn
viên miền Nam diễn chung với diễn viên Bắc mà hát không hề chênh. Đó là
những bước đi đầu tiên của cải lương Bắc ở Hà Nội. Năm 1940, Sán Nhiên
Đài trở thành nơi diễn chính của Nhật Tân ban, gánh hát này do các ông
Doãn Bá Chính, Trần Quang Cầu lập khoảng năm 1935. Diễn tại rạp Quảng
Lạc có Quốc Hoa ban với những diễn viên: Tư Ban, Bá Quyền, Hải Tý, Bích
Lộc, Phước Thọ, Tuấn Sửu, Bích Hợp, Mộng Dần, Lệ Thanh, Ngọc Dư, Bích
Được... Đến năm 1943, Hà Nội đã có 16 gánh hát cải lương lớn nhỏ.
Nghệ sĩ Sỹ Tiến và Bích Được trong phòng hóa trang rạp Chuông Vàng, trước giờ diễn vở Kiều, ảnh chụp năm 1962 Ảnh: T.L
Đầu năm 1947, Pháp tái chiếm Hà Nội, dân phố tản cư về các vùng
quê, nhiều nghệ sĩ cũng theo gia đình, một số gánh hát về diễn ở nông
thôn cầm cự chờ ngày trở lại nên các rạp phải đóng cửa. Đầu năm 1948,
dân lác đác trở về, Hà Nội dần đông đúc và các rạp lại sáng đèn.
Gánh cải lương Nhật Tân ban vẫn diễn ở Quảng Lạc, Tố Như ban diễn ở
Văn Lang, Đại Quốc Hoa diễn ở rạp Olympia (nay là rạp Hồng Hà ở phố
Hàng Da), ban Ái Liên diễn ở rạp Hiệp Thành, gánh cải lương Đan Thanh
diễn ở rạp Lạc Thành (rạp này sau chuyển thành rạp chiếu bóng Bạch Mai).
Các vở chủ yếu lấy tích cổ của Trung Hoa và VN.
Hầu hết các vở cải lương thời đó đều khai thác đề tài có nội dung
éo le, bi thảm, khốn khổ của đàn bà nên thu hút rất đông các bà, các cô
đi xem. Họ xem để chia sẻ và cảm thông với những số phận như họ. Có loại
khán giả rất đắm đuối với cải lương là các cô làm nghề hát cô đầu, và
cải lương sinh ra cứ như dành riêng cho họ. Vì thế, chỗ nào có nhiều nhà
hát cô đầu, nhà săm thế nào cũng có rạp cải lương. Đối diện ngõ Vạn
Thái, ngõ nổi tiếng về hát cô đầu ở phố Bạch Mai, có rạp Lý Vịt, thực ra
tên rạp là Lạc Thành nhưng vì ông chủ họ Thành này là lý trưởng lại có
lò ấp vịt giống nên người ta mới gọi như vậy. Vào năm 1938, xuất hiện
một rạp cải lương nằm ở cuối phố Đại La gần ngã tư Trung Hiền (nay là
Ngã tư Mơ) vì khu vực này có vài chục nhà hát với hơn 200 cô đầu. Còn
gần Cầu Mới (Ngã tư Sở), năm 1941 xuất hiện rạp Thiên Xuân Đài, chuyên
diễn cải lương, rạp đóng cửa năm 1946 vì chiến tranh.
Đến năm 1951 thì các vở mô phỏng theo phim Mỹ như: Sóng nhạc hương
tình, Tình Vương ý nhạc nên người ta gọi các vở này là La Mã diễm huyền.
Hai đoàn Kim Phụng và Kim Chung khá đông khách. Năm 1954, nhiều diễn
viên và chủ gánh di cư vào nam. Nghệ sĩ Mộng Dần ở đoàn Kim Chung không
di cư, ông đã vận động một số diễn viên và tự bảo ban nhau tiếp tục hát
nên được gọi là Kim Chung mới. Năm 1957 Kim Chung mới đổi thành Chuông
Vàng, còn Kim Phụng vẫn giữ nguyên tên và cả hai trở thành các đoàn cải
lương quốc doanh. Sau năm 1954, Tuấn Sửu, Mộng Dần, Lệ Thanh, Ngọc Dư...
tiếp tục hát và trở thành các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng.
Hát chèo theo giai điệu cải lương
Rạp Sán Nhiên Đài (nay là Trung tâm giao lưu văn hóa
phố cổ, số 50 phố Đào Duy Từ) chuyên diễn chèo cổ nhưng do thưa khách
nên chủ phải sang rạp cho người khác. Năm 1925, trùm chèo Nguyễn Đình
Nghị thâu tóm rạp thì mọi chuyện bắt đầu khác. Nguyễn Đình Nghị thay đổi
phong cách diễn, có thêm phông màn, cảnh trí đồng thời soạn lại các
tích cổ thành vở lớp lang và gọi là chèo văn minh. Khán giả trở lại xem
chèo nhưng rạp cũng chỉ đông được vài năm rồi vắng vẻ và một lần nữa ông
Nghị lại chuyển sang chèo cải lương, nghĩa là hát chèo theo giai điệu
của cải lương. Sự đổi thay này khiến Sán Nhiên Đài trở thành tâm điểm
của khán giả yêu thích chèo - cải lương.
Từ guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương Ngày nay trong tất cả các ban nhạc tài tử cải lương, đàn guitar phím lõm phím lõm đóng một vai trò quan trọng và là nhạc cụ không thể thiếu của ban nhạc. Chúng ta không phủ nhận vai trò của các nhạc cụ khác như: tranh, nguyệt, nhị... nhưng có thể nói rằng guitar phím lõm là linh hồn của ban nhạc tài tử cải lương. Từ đàn guitar đến guitar phím lõm trong nhạc tài tử cải lương 10:18' 07/11/2003 (GMT+7) Đàn guitar phím lõm Guitar phím lõm còn có các tên gọi khác như: guitar vọng cổ, guitar cải lương, lục huyền cầm. Đó là loại nhạc cụ độc đáo của Việt Nam được biến cải dựa trên cây đàn guitar của phương Tây trong quá trình phát triển của loại hình âm nhạc tài tử và cải lương ở Nam bộ. Để có được cây đàn guitar phím lõm như hôm nay, đó là cả một quá trình thử nghiệm, chọn lọc với nhiều nhạc cụ phương Tây khác nhau và chính ngay cây guitar phím lõm tự nó cũng đã là...
Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương Cải lương Nam bộ là “con đẻ” của ĐCTT Nam bộ, nó không khi nào được coi là một thực thể độc lập với ĐCTT. ĐCTT được xem là gốc rễ, còn cải lương được ví như cái ngọn của một cây. Giữa hai loại hình lại có những điểm khác biệt cần được phân định để tránh sự lẫn lộn, nhập nhằng… Sở dĩ có sự khác biệt giữa hai bộ môn trước hết là do khac biệt về phong cách trình tấu, ĐCTT phải thay đổi cách chơi để thích ứng với một không gian mới như chơi trên sân khấu để cho nhiều người nghe ca và coi hát, nhiều loại hình nghệ thuật tạp kỹ cùng diễn, đối mặt với khán thính giả, phần đông không phải là bạn tri âm. ĐCTT Nam bộ có tính thính phòng, đờn ca trong một không gian vừa đủ để cho người chơi và người nghe, dù ban ngày hay ban đêm, cùng nhau thưởng thức tiếng đờn và lời ca mà không cần phải có máy móc tăng âm, dùng tai để nghe là chính, đôi khi phải nhắm mắt lại, dùng trái tim để cảm nhận nghệ thuật đờn ca. Chơi ĐCTT là chơi bài bản và p...
Tiểu Sử Nhơn Hậu Tên thật: Nhơn Hậu Ngày sinh: 1975 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Hiện cô công tác tại Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp Tiền Giang. Năm qua, Nhơn Hậu đã có nhiều cơ hội trổ tài ca diễn trong các vở mới như: Nước mắt thâm tình (Hội Sân khấu TP.HCM), chương trình Tự tình quê hương (Nhà văn hóa Thanh Niên), chương trình Làn điệu phương Nam (Nhà hát TP.HCM)... Yêu và trân trọng mảnh đất đã sinh ra và nuôi lớn mình, Nhơn Hậu luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện nghề để xứng đáng với sự kỳ vọng của cha mẹ và người thân trong gia đình khi đến với sân khấu. Và phần thưởng cho cô là chiếc HCV triển vọng Trần Hữu Trang năm 2003. Nhơn Hậu là người con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em, 15 tuổi cô đã tham gia sinh hoạt tại Trung tâm văn hóa Tiền Giang, rồi từng bước làm quen với sân khấu chuyên nghiệp. Điều ít a...
Tiểu Sử Vương Linh Tên thật: Lê Văn Hân Ngày sinh: 1960 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Nam NS Vương Linh tên thật là Lê Văn Hân, sinh năm 1960. Anh là em ruột của nam NS nổi tiếng Linh Vương. Năm 1988, đài truyền hình TPHCM phát sóng vở CL xã hội SAN HÔ ĐỎ do đoàn Sài Gòn 1 trình diễn. Trong vở tuồng này Vương Linh hát chánh với nữ NS Lệ Trinh. Năm 1989, Vương Linh về đoàn Văn công TPHCM hát chánh với nữ NS Ngân Hà trong vở Nợ tình. Năm 1990, Vương Linh về đoàn CL Thanh Nga hát chung với Cẩm Tiên, Lê Giang, Bảo Ngọc, Ngọc Hà, Trần Kim Lợi,..... trong vở Điểm hẹn tình yêu. Sau đó anh về đoàn Phước Chung hát với nữ NS Kiều Phượng Loan trong Mắt em là bể oan cừu. 1992, nam NS Vương Linh thành lập đoàn CL Tiếng hát Vương Linh đăng ký tại tỉnh Đ...
Tiểu Sử Hữu Lợi Tên thật: Hữu Lợi Ngày sinh: 08/12/1950 Thể loại: Việt Nam, Cải Lương Quốc Gia: Việt Nam Mới đó mà đã 17 năm, vào năm 1991 sân khấu cải lương hồ quảng đã mất đi người nghệ sĩ hiền lành, tài hoa: NS Hữu Lợi. Anh mất đi khi tuổi còn rất trẻ (41 tuổi), sự ra đi của anh đã để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè, đồng nghiệp và khán giả mến yêu. Hôm qua là ngày giỗ của anh, ngày 5 tháng 7 năm 2008. Tôi ra Bình Trị Đông, đốt nén hương, đại điện cho các fans hâm mộ cố NS Hữu Lợi ở khắp nơi thầm khấn nguyện cho hương hồn anh - vẫn còn đang ở đâu đây, chắc là cũng mĩm cười mãn nguyện. Chỉ hai bàn tròn, với sự góp mặt của bạn bè, đồng nghiệp, hậu đài…không ngại đường xa. Một buổi tiệc đơn giản nhưng rất đầm ấm, vui tươi. Kia là NS Thanh Thế ở Tân Bình, đó là NS Xuân Yến ở Quận 5, đây là chị Kim Ph...
Những nghệ sĩ cải lương tiêu biểu đất Tiền Giang Đất Tiền Giang xưa và nay, cũng như các tỉnh thành Nam bộ là một trong những trang sử vàng về truyền thống đấu tranh giữ nước và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kì lịch sử dân tộc. Trong lịch sử cận và hiện đại của dân tộc, đất Tiền Giang đã trở thành một trong những địa danh có nhiều “địa linh nhân kiệt” trên nhiều lĩnh vực. Riêng lĩnh vực nghệ thuật truyền thống đặc thù Nam bộ, Tiền Giang đã từ lâu được cả nước gọi là cái nôi của nghệ thuật Cải lương Nam bộ. Và từ cái nôi này, đã có biết bao nghệ nhân, nghệ sĩ kế thừa hấp thụ dòng huyết thống đó, tiếp tục phát huy truyền thống, góp phần phát triển và tô đậm những dấu son của loại hình nghệ thuật Cải lương theo từng thời kì lịch sử dân tộc. Đó là nội dung của tham luận này trong buổi Tọa đàm: “Tiền Giang với nghệ thuật Sân khấu Cải lương”. Tham luận sẽ trình bày những nét tiêu biểu của những nghệ sĩ Cải lương tiêu biểu được sinh ra, hoặc sinh sống từ quê hương Tiền ...
NSND Hồng Vân, NSƯT Mỹ Uyên, Trịnh Kim Chi, diễn viên Mai Phương và loạt sao dâng hương cúng tổ vào sáng 21/9. Nhà thờ tổ của Hoài Linh đón hàng trăm người về xin lộc Theo truyền thống ngành sân khấu, ngày 12/8 âm lịch hàng năm là ngày giô tổ, nhằm tri ân các bậc tiền hiền và là dịp nghệ sĩ hội ngộ, chia sẻ chuyện đời chuyện nghề. Sáng 21/9, diễn viên Mai Phương (phải) đến sân khấu kịch Phú Nhuận của Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Vân để thắp hương, sau đó, nán lại một lúc gặp gỡ đồng nghiệp. Mai Phương mắc bệnh ung thư phổi. Cô vừa được xuất viện điều trị ngoại trú . Do hoàn cảnh khó khăn, thời gian qua, cô nhận sự giúp đỡ lớn từ khán giả, đồng nghiệp. Từ sáng sớm, NSND Hồng Vân tất bật cùng học trò, các diễn viên của sân khấu Phú Nhuận bày biện lễ vật, chuẩn bị lễ cúng tổ. Năm qua, "bà bầu" phải chèo chống để duy trì hai điểm diễn do chị gây dựng. Nhiều nghệ sĩ như Đức Thịnh, Đức Hải, diễn viên Minh Luân, Huỳnh Đông - Ái Châu... tề...
Tiểu Sử Trọng Hữu Ca sĩ/ ban nhạc: Trọng Hữu Tên thật/ tên đầy đủ: Đặng Trọng Hữu Ngày sinh/ Năm sinh/ thành lập: 1952 Nước/ quốc gia: Việt Nam Ông sinh ra và lớn lên ở đất Phụng Hiệp, Cần Thơ trong một gia đình đờn ca tài tử. Mười tuổi theo ông nội đi hát đám, 16 tuổi theo cha vào đoàn Văn công Tây Nam bộ và rồi trở thành bộ đội thuộc tiểu đội thông tin. Công chúng biết đến bởi ông là danh ca vọng cổ được yêu thích với hàng trăm bài tân cổ được thu và phát trên sóng phát thanh. Đến Cần Thơ thăm nhà ông, nhìn những tấm ảnh và nhiều kỷ vật treo trang trọng trên tường mới biết ông và cô Tuyết Mai, vợ ông, đều từng được phong tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Bao nhiêu lâu nay, ông vẫn lặng lẽ, giấu những thành tích ấy của mình bởi ông muốn tự khẳng định mình bằng sự cống hiến cho sân khấu cải lương, cho những đêm đốt đuốc chong đèn đi coi cải l...
Tiểu Sử Thành Được Nghệ sĩ Thành Được tên thật là Châu Văn Được sanh năm 1938 tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cha mẹ là phú nông, có ruộng vườn tại xã Nhơn Mỹ, Kế Sách. Thành Được học xong Tiểu học tại huyện Kế Sách, anh theo cậu ruột của anh là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát. Gánh Thanh Cần là một gánh hát trung ban, chuyên diễn ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ; Thành Được nhờ có giọng ca tốt, sắc diện đẹp trai, lại được diễn trên sân khấu nhà nên nhanh chóng trở thành kép chánh, được khán giả Hậu Giang ái mộ. Năm 1957, khi bộ tứ Bầu gánh Kim Thanh: Út Trà Ôn, Kim Chưởng, Thúy Nga, Thanh Tao rã phần hùng, giải tán đoàn cải lương Kim Thanh - Út Trà Ôn, nữ nghệ sĩ Thúy Nga quy tụ một số nghệ sĩ cũ của Kim Thanh, thành lập đoàn Thúy Nga - Phước Trọng, mời nghệ sĩ Thành Được làm kép chánh với contrat 150.000 đồng trong...
Tiểu Sử Ngọc Huyền Ngọc Huyền (sinh năm 1970) là một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng người Việt. Cô đặc trưng bởi hai lúm đồng tiền trên má và mái tóc đen dài. Ngọc Huyền từng đoạt nhiều giải thưởng lớn trong nước, nhận danh hiệu nghệ sĩ ưu tú và được đánh giá là người đã "đưa cải lương bứt phá khỏi các khuôn mẫu cũ... để tiếp cận...nhịp sống của thời đại ". Cô có giọng hát ngọt ngào, thể hiện qua sự mến mộ của khán giả. Suốt một thời gian dài, Ngọc Huyền đã thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình trong những chương trình cải lương và các sân khấu lớn trong cả nước. Cô tên thật là Vũ Hà Ngọc Huyền sinh năm 1970 tại Sài Gòn. Gia đình cô di cư vào Nam năm 1954. Cha cô là một kiến trúc sư gốc Hà Nội, mẹ nguyên quán ở Hà Tây. Ngọc Huyền sinh ra tại Sài Gòn. Gia đình không ai theo nghề nghệ thuật nhưng Ngọc Huyền lại đam mê với nghề này. Được sự ủng hộ và truyền cảm hứng từ mẹ, cô bước vào sân khấu từ năm 14 tuổi bằng sự...
Nhận xét
Đăng nhận xét