Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ
Đờn ca tài tử – Bản sắc văn hóa Nam bộ
Chơi
đờn ca tài tử Nam Bộ phải là nơi có phong cảnh hữu tình, gợi cảm, gần
với thiên nhiên, các tài tử thích chơi giữa cảnh cầu tre lắc lẻo - gập
ghềnh khó đi, cảnh trời trăng mây nước, rừng xanh nước biếc, đồng ruộng
mênh mông hay dưới bóng mát tàng cây cổ thụ, lũy tre làng… Hay trên
chiếc thuyền trôi xuôi êm ả theo dòng nước lồng lộng trăng rằm, nên thơ
tĩnh mịch, tiếng lá dừa nước hai bên bờ rì rào dịu êm như tiếng nhạc,
làm tăng vẻ hữu tình cho buổi đờn ca tài tử trên sông.

Đờn ca trong những phút giải lao

Chơi đờn ca tài tử những nơi khuê cát
Ở nông thôn Cà Mau, từ già, trẻ, bé, lớn… đều biết đờn ca, đó là lẽ đương nhiên. Trên đường đi khai thác gỗ, đi cấy cày, nhổ mạ, gặt lúa, xổ vuông, đi biển, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh… Những bài vọng cổ nằm lòng sẽ được ngân lên, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại cũng ca “chay” (không có đệm đờn), lời ca phóng khoáng có sức truyền cảm lạ lùng. Không ai nghe thì ca “mình ên” nghe cho “đã”. Vì “nghệ sĩ” trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: “... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ...”.

Đờn ca trên những chiếc cầu xinh xinh

Đờn ca ở những nơi tán cây bóng mát

Đờn ca tài tử dưới những đêm trăng
Chơi đờn ca tài tử nói chung và ca tài tử trên sông nước nói riêng có sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì đờn ca tài tử là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
Theo Báo Ảnh Đất Mũi
Đờn ca trong những phút giải lao
Chơi đờn ca tài tử những nơi khuê cát
Ở nông thôn Cà Mau, từ già, trẻ, bé, lớn… đều biết đờn ca, đó là lẽ đương nhiên. Trên đường đi khai thác gỗ, đi cấy cày, nhổ mạ, gặt lúa, xổ vuông, đi biển, nhất là khi chèo xuồng một mình trên sông, hay chống xuồng ba lá thanh thoát giữa rừng rậm U Minh… Những bài vọng cổ nằm lòng sẽ được ngân lên, thậm chí có bài nội dung không dính dáng gì với hoàn cảnh thực tại cũng ca “chay” (không có đệm đờn), lời ca phóng khoáng có sức truyền cảm lạ lùng. Không ai nghe thì ca “mình ên” nghe cho “đã”. Vì “nghệ sĩ” trước tiên là người thưởng thức sản phẩm của chính mình.
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét: “... chân phương hoa lá trong bài vọng cổ đã được áp dụng một cách thần tình. Hoa chẳng những đẹp mà còn thơm. Lá chẳng những xanh mà còn tươi. Thành ra bản Vọng cổ có cái tươi mát, cái đẹp đẽ, có cái phong phú, cái dồi dào mà sức sống, sức đóng góp của tất cả những người nghệ sĩ, từ đứa con của bác Sáu Lầu sáng tạo, nuôi dưỡng cho nó lớn lên mạnh mẽ, nó đẹp đẽ...”.
Đờn ca trên những chiếc cầu xinh xinh
Đờn ca ở những nơi tán cây bóng mát
Đờn ca tài tử dưới những đêm trăng
Chơi đờn ca tài tử nói chung và ca tài tử trên sông nước nói riêng có sức hấp dẫn, làm say mê lòng người, ai biết qua rồi khó lòng bỏ được. Vì đờn ca tài tử là bản sắc văn hóa Nam Bộ, văn hóa Việt Nam.
Theo Báo Ảnh Đất Mũi
Nhận xét
Đăng nhận xét