Nhà máy đường hiệp Hòa - Long An
Nhà máy đường hiệp Hòa - Long An
Nhà máy đường Hiệp Hòa là một nhà máy do một tư bản người Hoa đầu tư vốn và khởi công xây dựng vào năm 1920. Sau 03 năm xây dựng, vào ngày 01 tháng 04 năm 1923 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với năng suất ép là 300 tấn mía cây/ngày.
Năm 1930 nhà máy được chuyển nhượng cho Công ty của Pháp (Công ty đại diện khai thác kỹ nghệ Miền Viễn Đông “SREIEO”), Công ty này đã thay đổi toàn bộ máy móc thiết bị, nâng công suất ép lên 600 tấn mía/ngày.
Năm 1958 chính quyền Miền Nam lúc bấy giờ mua lại 75% cổ phần trên tổng số vốn hiện có của nhà máy, giành quyền khai thác và thành lập Công ty Đường Miền Nam bao gồm: Nhà máy đường Hiệp Hòa và Nhà máy đường Khánh Hội ở Sài Gòn.
Năm 1960 Công ty Đường Miền Nam mua toàn bộ số cổ phần còn lại, đồng thời đầu tư thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất có công suất ép 1.500 tấn mía/ngày. Đến năm 1966 do chiến tranh nên nhà máy phải tạm ngưng hoạt động.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), Nhà máy đã được chính quyền cách mạng tiếp quản và trở thành thành viên của Công ty đường Miền Nam sau đó là Liên hiệp Mía Đường II thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.
Năm 1994 nhà máy được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) duyệt dự án mở rộng nâng công suất ép từ 1.500 tấn mía/ngày lên 2.000 tấn mía/ngày. Để phù hợp với qui mô và năng lực sản xuất, tháng 10 năm 1994 nhà máy được Bộ quyết định cho phép Nhà máy đường Hiệp Hòa đổi tên thành Công ty đường Hiệp Hòa.
Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 theo quyết định số 426/QĐ/BNN-BĐM ngày 14/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Công ty đường Hiệp Hòa đã chính thức chuyển sang hoạt động với mô hình là công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa













Nhà máy đường Hiệp Hòa là một nhà máy do một tư bản người Hoa đầu tư vốn và khởi công xây dựng vào năm 1920. Sau 03 năm xây dựng, vào ngày 01 tháng 04 năm 1923 nhà máy chính thức đi vào hoạt động với năng suất ép là 300 tấn mía cây/ngày.
Năm 1930 nhà máy được chuyển nhượng cho Công ty của Pháp (Công ty đại diện khai thác kỹ nghệ Miền Viễn Đông “SREIEO”), Công ty này đã thay đổi toàn bộ máy móc thiết bị, nâng công suất ép lên 600 tấn mía/ngày.
Năm 1958 chính quyền Miền Nam lúc bấy giờ mua lại 75% cổ phần trên tổng số vốn hiện có của nhà máy, giành quyền khai thác và thành lập Công ty Đường Miền Nam bao gồm: Nhà máy đường Hiệp Hòa và Nhà máy đường Khánh Hội ở Sài Gòn.
Năm 1960 Công ty Đường Miền Nam mua toàn bộ số cổ phần còn lại, đồng thời đầu tư thay đổi toàn bộ dây chuyền sản xuất có công suất ép 1.500 tấn mía/ngày. Đến năm 1966 do chiến tranh nên nhà máy phải tạm ngưng hoạt động.
Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975), Nhà máy đã được chính quyền cách mạng tiếp quản và trở thành thành viên của Công ty đường Miền Nam sau đó là Liên hiệp Mía Đường II thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.
Năm 1994 nhà máy được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) duyệt dự án mở rộng nâng công suất ép từ 1.500 tấn mía/ngày lên 2.000 tấn mía/ngày. Để phù hợp với qui mô và năng lực sản xuất, tháng 10 năm 1994 nhà máy được Bộ quyết định cho phép Nhà máy đường Hiệp Hòa đổi tên thành Công ty đường Hiệp Hòa.
Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2006 theo quyết định số 426/QĐ/BNN-BĐM ngày 14/02/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Công ty đường Hiệp Hòa đã chính thức chuyển sang hoạt động với mô hình là công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Mía đường Hiệp Hòa














Nhận xét
Đăng nhận xét