Gốm cây mai, tiền thân của gốm Biên Hòa xưa


nguon: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1982565911959452&set=a.1399514676931248.1073741825.100006181867203&type=3

Trong dòng gốm Sài Gòn xưa, gốm Cây Mai nổi lên như một hiện tượng của Sài Gòn – Chợ Lớn xứ Nam kỳ những năm cuối thế kỷ 19. Đây là một dòng gốm mỹ thuật do các nghệ nhân người Hoa của Chợ Lớn chế tạo.
Tên gọi gốm Cây Mai trong xóm Lò Gốm bắt nguồn từ địa danh Đồn Cây Mai (nay là góc đường Hùng Vương – Nguyễn Thị Nhỏ), một trong nhiều khu lò của gốm Sài Gòn xưa chuyên sản xuất từ các vật dụng sinh hoạt đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trang trí.
Theo tài liệu nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng, lò Cây Mai sản xuất đồ sành mỗi năm ra lò 1.000 lu lớn đựng nước, 250.000 sản phẩm đủ loại khác và 150.000 bình đựng thuốc phiện. Lò Cây Mai được khen thưởng một huy chương bạc tại cuộc triển lãm 1880 tại Nam kỳ.
Vào năm Mậu Thân (1908) lúc trùng tu Tuệ Thành Hội quán (chùa bà Chợ Lớn) chủ nhân hai lò Bửu Nguyên và Đồng Hòa thi đua thực hiện bộ tiếu tượng gắn trên nóc đền. Dưới sự chỉ đạo, cả hai chủ nhân cùng quê, cùng học một kỹ thuật, cùng thực hiện một công trình có thể gọi là “tài nghệ bất phân thắng bại”.
Một sản phẩm đặc biệt và độc bản của gốm Cây Mai nay còn nguyên vẹn là tấm Chiếu Bích Cửu Long nằm chính diện Chùa Bà (đường Nguyễn Trãi). Tác phẩm gồm 25 miếng ghép thể hiện 9 con rồng ẩn hiện trong mây rất sinh động và ấn tượng.
Dấu tích khu lò gốm Cây Mai hiện nay nằm ở sau chùa Cây Mai. Ngày xưa từ Gò Cây Mai có con rạch nhỏ, nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ chảy thông ra đường Lê Quang Sung, đổ ra cầu Cây Gõ và chảy vào rạch Lò Gốm, hiện rạch này đã bị lấp. Đây là đường vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm gốm Cây Mai.

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương