CHOLON - Trụ sở công ty Thông Hiệp của thương gia Quách Đàm


CHOLON - Trụ sở công ty Thông Hiệp của thương gia Quách Đàm, 45 quai Gaudot
(nay là số 45 Hải Thượng Lãn
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TRỤ SỞ THÔNG HIỆP VÀ CHỢ BÌNH TÂY.
Được dựng tượng và trở thành Thần Tài cho người buôn bán ở Chợ Lớn… Đó là trường hợp ông Quách Đàm, Vào đầu thế kỷ trước (thế kỷ XX), khi chợ Bình Tây (quận 6, trước còn có tên là chợ Chợ Lớn Mới) khánh thành năm 1930 thì người đứng cất chợ là ông Quách Đàm (1863 – 1927) đã qua đời,Vốn gốc người Hoa nghèo khổ, trôi dạt sang đất Việt, chịu cực chịu khó với đủ thứ nghề lao động chân tay và buôn bán cò con, họ Quách – còn được gọi là ông Thông Hiệp – đã tích góp của cải để cất ngôi chợ Bình Tây trên một bãi sình lầy mênh mông (nay bên cạnh chợ có một con đường tên là Bãi Sậy) và đặc biệt trong chợ có một hoa viên nhỏ. Cảm mến tấm gương phấn đấu lập nghiệp của ông chủ chợ, từ xưa người ta đã lập tượng ông (bằng đồng, kích thước 235cm x 80cm) thờ giữa hoa viên, mà ngày ngày dân buôn bán trong chợ, người Hoa cũng như người Việt, cùng đến thắp nhang cúng ông, xem ông như Thần Tài địa phương.
Sau ngày 30/4, tượng Quách Đàm bị hạ xuống, trôi nổi mãi mới được đưa về bày trong sân Nhà triển lãm số 6 Phó Đức Chính Quận 1.
Còn trong hoa viên giữa chợ Bình Tây, chỉ còn một cái lư cắm nhang và một cái hộp nhựa, bên trong đựng một tấm ảnh vàng ố, cong veo của họ Quách. Gần đây, do đề nghị của bà con tiểu thương trong chợ, tấm ảnh được thay thế bằng một pho tượng bán thân (kích thước khoảng 100cm x80cm). Dù không được là pho tượng cũ của ông Quách Đàm, nhưng bên cạnh những khách nước ngoài tò mò đứng theo dõi, người buôn bán, kiếm sống trong chợ cứ lũ lượt đến thắp nhang cúng vị Thần Tài của mình.
==>
1.Lịch sử hình thành
Trong những năm 1776, vùng đất Sài Gòn (tức vùng Chợ Lớn ngày nay, còn Sài Gòn ngày nay trước kia được gọi là Bến Nghé) là nơi định cư của người Hoa ở Cù Lao Phố (tức Biên Hoà ngày nay) sau khi chạy lánh nạn do chiến tranh giữa Nguyễn Anh và quân Tây Sơn. So với Cù Lao Phố, Sài Gòn có nhiều lợi thế hơn hẳn do có giao thông thuỷ, bộ rất thuận lợi.
Theo phong tục tập quán, người Hoa thường lập chợ khi đến nơi định cư mới nhằm có chỗ để trao đổi hàng hoá. So với chợ Tân Kiểng của người Việt thì chợ Sài Gòn (khu vực Bưu điện Chợ Lớn ngày nay) có lớn hơn nên được người dân nơi đây gọi là Chợ Lớn.
Chợ Lớn ngày càng phát triển sung túc, nhiều người dân từ nơi khác tập trung đến làm ăn mua bán. Chợ trở nên chật hẹp không thể phát triển thêm. Chính quyền tỉnh Chợ Lớn thời đó cũng dự định xây dựng chợ mới nhưng chưa tìm được đất. Hay tin, Quách Đàm bỏ tiền ra mua mảnh đất sình lầy rộng trên 25.000m2 ở thôn Bình Tây và cho san lấp bằng phẳng, xây dựng chợ mới bằng bê tông cốt thép tặng nhà nước. Riêng Ông chỉ xin xây dựng mấy dãy phố lầu xung quanh chợ và dựng tượng Ông chính giữa chợ sau khi Ông qua đời.
Quách Đàm, thương hiệu Thông Hiệp (1863 – 1927, theo ghi khắc tại bệ đá thờ Ông trong hoa viên của chợ), người được xem như thần tài của chợ Bình Tây, người làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc rời quê hương với hai bàn tay trắng. Thuở ban đầu Ông đi thu mua ve chai, lông vịt và các loại nguyên liệu phế thải để kiếm sống qua ngày. Nhờ đức tính cần cù chịu khó, lại giỏi tính toán, bán buôn Ông dần trở thành người giàu có. Khi được chính quyền tỉnh Chợ Lớn đồng ý, Ong tổ chức xây chợ mới theo lối kiến trúc Trung Quốc và áp dụng kỹ thuật xây dựng hiện đại của Pháp thời bấy giờ.
Riêng tượng Ông Quách Đàm bằng đồng được thuê đúc tận bên Pháp. Sau khi mất tượng Ông Quách Đàm được gia đình ông dựng lên vào năm 1930 trên bệ cao, dưới chân tượng có kỳ lân chầu và rồng phun nước. Hiện nay, tượng của Ông được lưu giữ và bảo quản tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố.
Chợ mới sau khi xây xong rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất khá rộng nên được người dân gọi là Chợ Lớn Mới. Ngay sau khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thuỷ bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, Chợ Lớn Mới nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, giữ tính chất đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, trong nước và các nước láng giềng cho đến 30-4-1975.
Ngay sau ngày 30-4-1975, chợ đổi tên là chợ Bình Tây cho đến ngày nay...
==>
2.Quách Đàm, người xây dựng chợ Bình Tây
Xuất thân mua bán ve chai. Sau kèm thêm mua da trâu, vi cá, và bong bóng cá. Ngày ngày thả rong làng xóm, hai giỏ tre trên vai, quản bao mưa gió. Buổi trưa Đàm thường nằm nghỉ lưng hàng ba phố trống, ghe phen bị một phu vác lúa làm khổ, móc túi Đàm lấy giấu giấy thuế thân để chẹt Đàm chuộc năm xu, một hào, mỗi bữa có đủ tiền uống trà giấc trưa.
Như vậy mà Đàm không thù hiềm, khi đắc thời Đàm tìm cho được anh phu, ân cần mời về cho làm cặp rằng xếp bọn vác lúa, không khác chuyện Hàn Tín đối đãi với tên ác thủ đời Tây Hán. Đàm nhờ lanh trí, nhập giới thương mãi thấy việc mau lẹ hơn ai, nên làm giàu cấp tốc. Đàm hút nha phiến đêm ngày, đèn không tắt, giao thiệp lựa toàn quan to, thậm chí Thống Đốc Nam Kỳ Cognacq, làm cao không ai có, thế mà cũng hạ mình cầu thân với Đàm.
Đàm mua đất vùng Bình Tây nguyên là đất ruộng, mua xong Đàm nghĩ ra một kế để biến đất ruộng trở nên đất thổ trạch châu thành. Đàm hy sinh một số vốn to tát, tự mình xuất tiền đúc một chợ ciment cốt sắt vĩ đại, nay vẫn còn đồ sộ và khéo léo, quen gọi Chợ Quách Đàm (Chợ Bình Tây) (1&2), đổi lại ơn kia, Đàm xin chánh phủ đặt tượng đồng của Đàm nơi cửa chánh môn. Tượng do Đàm xuất tiền đúc nắn, ăn vận triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bín, tay cầm một bản đồ dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc, chợ xây rồi, chung quanh đó, Đàm dựng nhà lầu kiểu phố buôn bán và toa rập với chánh phủ Pháp định dời Chợ Lớn về đây, trước dẹp chợ cũ xấu xí, sau mở mang thành phố cho thêm tráng lệ. Không ngờ địa lợi chưa thuận, thêm dân cư thưở ấy không được đông đúc như bây giờ, vả lại các thương gia Huê Kiều đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xuôi thêm hao tốn: Đàm thất bại một phần nhưng không lấy đó làm mối lo.
Để thấy mánh lới, gan dạ của Đàm, kể ra đây một tỷ dụ:
Một năm nọ, Đàm sai mua lúa khắp Lục Tỉnh trở về trữ ngập kho ngập chành trong Chợ Lớn, chờ ngày chuyển sang thị trường Tân Gia Ba. Xảy đâu tin dữ bên Singapore gởi qua cho hay lúa ối và sụt giá! Cứ đà này, lúa của Đàm dự trữ đã mất lời mà còn phải chịu lỗ lã, số tiền hao hụt không thể tưởng tượng. Đàm vẫn bình tĩnh như thường, lại ra mật lịnh cho bọn tay sai Lục Tỉnh cứ tiếp tục mua lúa thêm mãi, giá y cựu lệ, như không có việc gì xảy đến.
Chẳng những vậy, Đàm còn hô hào dạy cứ mua giá có thể cao hơn trước mỗi tạ một vài đồng xu để người bán ham lời không bán cho người khác. Một mặt, Đàm gởi mật thơ cho đại diện bên Tân Gia Ba căn dặn tống sang đây một điện tín khẩn cấp đồn đãi rằng lúa sắp vọt giá lên cao hơn nữa…
Quả nhiên, các nhà buôn lúa cạnh tranh với Đàm, tuy kinh nghiệm có thừa, nhưng không thóat được quỷ kế của Đàm. Các chành ùn ùn xúm nhau kiếm mua lúa với giá cao để có đủ số ăn thua cùng Đàm. Đàng này, tuy nằm hút á phiện, nhưng Đàm vẫn lén sai bộ hạ bán đổ bán tháo lúa dự trữ bấy lâu ra gần sạch kho. Lúa Đàm bán xong, các nhà buôn kia cũng vừa ngưng mua, thầm biết mắc mưu độc. Các nhà buôn đã chia nhau mua lúa của Đàm, chia nhau gánh lấy sự lỗ lã của Đàm, và phen này hú hồn. Đàm nằm hút cười thầm “kế mượn tên” của Gia Cát Khổng Minh lẩm rẩm mà thâm thúy vô cùng, và ngày nay vẫn còn hiệu nghiệm, kể ra Đàm rất nhiều cơ mưu, và trong thương giới quả Đàm là một tay lợi hại. Đàm tuy là một khách trú không mấy ai biết nhiều, nhưng ai biết được Đàm cũng đều cầu thân để cậy nhờ nhiều việc. Một hội viên hội đồng quản hạt chở mía cây đến bán cho Đàm, ngồi chờ Đàm hút, dạ thưa kính nể còn hơn vào chầu Thống Đốc, để chi? Để Đàm vui dạ, khứng mua cao lên vài xu và mua gấp để mía khỏi “rượu” và “mất cân” được đồng nào hay đồng nấy, về sau, Đàm giàu quá, xoay qua đứng bảo lãnh (avaliser) cho con nợ nhà băng “Đông Dương Ngân Hàng”. Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, phải chịu cho Đàm một huê hồng đã quy định trước. Dè đâu gặp năm kinh tế khủng hoảng, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát mãi sự sản, lôi kép nhà họ Quách sụp đổ theo luôn.
Nhà buôn Quách Đàm lấy hiệu “Thông Hiệp”, trụ sở ở Quai de Gaudot, nay là Đại lộ Khổng Tử, nhưng thời ấy còn là một con kinh chưa lấp.
Tương truyền khi sắp phát tích, Đàm đến nhờ một thầy Tàu cho chữ hiệu. Ông thầy Tàu ngồi thềm đường viết liễn Tết thung dung hỏi Đàm làm nghề gì ?
____________________
Đàm thưa : “mua bán da trâu và vi cá chở đi xứ ngoài.”
Thầy Tàu suy nghĩ giây phút rồi viết cho hai chữ: “THÔNG HIỆP” vừa mạnh vừa tốt, lại kiêm theo hai câu liễn: “THÔNG THƯƠNG SƠN HẢI (trâu: sơn, cá: hải) “HIỆP CÁN QUÀN KHÔN”, thiệt là tuyệt diệu! Đàm mừng khấp khởi, khắc bảng phết son thếp vàng.
____________________
Quả thật từ đấy việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng, bành trướng khắp biển Đông núi Việt. Số tiền lời không xiết kể. Khỏi nói, từ đó năm nào Đàm cũng không quên công ông thầy Tàu cho chữ.
Đến chừng bị nạn kinh tế, gia tài sụp đổ, Đàm không trách nhà buôn do mình bảo lãnh sai lời, để mình “chết theo một bè”. Đàm chỉ căm thù ai kia đã lấp con kinh trước nhà, làm “hư phong thủy”. Đàm đinh ninh tin tưởng vào lời thầy địa lý năm xưa, dạy rằng chỗ Đàm đóng đô là “đầu một con rồng”, khúc đuôi nằm tại biển cả! Dặn coi chừng đừng cho lấp kinh, tức lấp “mạch rồng”, và nếu một mai mạch rồng khô cạn, nguy cho cơ nghiệp họ Quách.
Phố lầu chỗ Quách Đàm buôn bán thuở ấy, Đàm mướn mỗi tháng đến ba trăm đồng bạc. Đàm nài mua lên nhưng chủ không ưng bán. Đàm dư tiền nếu muốn xây cất bao nhiêu nhà to đẹp lại không được, nhưng Đàm vẫn tin “cuộc đất làm ăn khá”, mắc bao nhiêu cũng không nệ, và chẳng khứng bỏ cuộc thế ấy để đi chỗ khác: lấp con kinh “sinh mạng”, Đàm giận cũng phải!
Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên… Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay la ve và riêng tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy “ngẫu” (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.
Một phú gia giàu sang bực ấy, mà nay còn gì? Gần chùa Giác Lâm trong Chợ Lớn thuộc ranh tỉnh Gia Định, một ngày mới đây, tôi thấy một bầy bò sữa đứng ăn cỏ trên một ngôi mộ có vẻ hùng tráng nhưng trơ trọi điêu tàn. Cạnh bên là một đám ruộng khô chứa một đống rác to bằng đống lúa chưa vô bồ, ruồi muỗi lằn xanh bay vù vù như một đám nhạc hỗn độn.
Địa thế “hữu bạch hổ” không còn; “tả thanh long” và ruộng nọ đang lấp, còn chăng là bầy bò nhơi cỏ gần đống rác và mớ ruồi lằn, ấy là hiện trạng ngày nay của mộ phần “phong thủy” ông THÔNG HIỆP.
===>
Chú thích
1/- Về chuyện Chợ Quách Đàm (theo lời kể Vương Hồng Sển) ngày 12/4/1961, ông Bác sĩ Diên Hương, về ẩn trên Đà Lạt (nay đã từ trần), có viết cho tác giả một bức thơ, nay xin đăng nguyên văn để công lãm: ”… Lúc đó Chánh Tham Biện Chợ Lớn thấy Chợ Cũ (ở chỗ nền nhà Bưu Điện Chợ Lớn hiện thời) nhỏ hẹp, không đủ cho bạn hàng nhóm chợ, và cũng muốn mở mang châu thành, mới kiếm đất xa Chợ Cũ cất một cái chợ mới cho rộng cho lớn. Ông biết có một ông điền chủ ở châu thành, người Việt Nam dân Pháp, có đất rộng lớn, mới mời đến hỏi mua. Ông điền chủ nầy không thấy rộng nghe xa, tưởng là gặp cơ hội, liền ưng thuận mà với một giá mắc quá tưởng tượng.
Ông Quách Đàm nghe chuyện đó, liền cho người đến dâng một miếng đất rộng hơn (chỗ chợ ngày nay) không đòi tiền, chỉ đòi được phép cất phố và sập chung quanh chợ, để sau này cho mướn… ông Chánh lẽ tất nhiên chịu liền…” (Diên Hương).
=
2/- Chợ Bình Tây: Nằm ở mặt tiền đường Tháp Mười thuộc địa bàn P2Q6, chợ Bình Tây (hay còn gọi là chợ Lớn mới) là ngôi chợ lớn nhất ở Chợ Lớn và là ngôi chợ duy nhất có… một vườn hoa giữa chợ. Với những mặt hàng chủ yếu là hàng bách hóa như vải sợi, nhôm nhựa, giỏ xách, đồ lưu niệm, thực phẩm khô…, chợ Bình Tây đã cung cấp theo dạng bán sỉ cho hầu hết các tỉnh thành phía Nam và cả một số nước trong khu vực như Campuchia, Lào và cả Thái Lan…
Chợ Bình Tây được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930, do ông Quách Đàm – quê quán ở Triều Châu, Trung Quốc – bỏ tiền xây dựng. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có “lưỡng long chầu châu”, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.
Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát. Tại đây ông Quách Đàm cho đặt một bệ đá ghi ngày xây chợ cùng bức tượng đồng đen của mình. Bốn xung quanh bệ đá có 4 con sư tử ngậm châu và 4 con rồng (đều bằng đồng) đang phun nước, hai phía có hồ nước nuôi cá, thả sen… Lúc sinh thời ông là một doanh nhân làm ăn phát đạt. Ông đã từng được chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu bội tinh vì đã mua đứt một nhà máy đường của Pháp đang làm ăn thua lỗ.
Chợ hoạt động suốt từ 2 – 3 giờ sáng đến 9-10 giờ đêm… Du khách nước ngoài rất thích đến chợ Bình Tây để tham quan, mua sắm. Nhiều công ty du lịch đã đưa chợ vào danh mục tham quan trong tour của mình.
=
3/- Tượng Quách Đàm: Đó là bức tượng toàn thân của một người đàn ông trung niên với tư thế đứng hơi rướn người về phía trước, tay trái ôm những cuộn giấy (có lẽ là những sắc phong), tay phải cầm cuộn giấy đã mở hé một phần, trang phục theo kiểu truyền thống người Hoa được chạm khắc tỉ mỉ đến từng chi tiết: những nếp gấp ở tay áo, gấu áo thật mềm mại, sinh động – đẹp nhất là những hoa văn li ti phủ khắp mặt áo và cả những tấm huy chương Long bội tinh, Bắc đẩu bội tinh chạm khắc trên ngực áo… Một bức tượng thật đẹp, khiến du khách ai cũng phải dừng chân tò mò: tượng ai đây? Cúi sát mặt xuống bệ tượng mới thấy một mảnh giấy nhỏ hình chữ nhật ghi vỏn vẹn 3 chữ : Tượng Quách Đàm.
Tượng Quách Đàm đã định vị tại đây cho đến năm 1975 thì được đưa vào… cất trong Phòng Văn hóa – Thông tin quận 6 và đến năm 2003 thì được dời về trong khuôn viên Bảo tàng Mỹ thuật TP. Tại chiếc bệ đá nơi từng đặt tượng ở chợ Bình Tây, nay đặt một lư hương để bà con tiểu thương ngày 2 lần đến thắp nhang khấn vái ông Quách Đàm, xem như một vị “thần tài” của họ.
Huỳnh Văn Yên (trích theo Bùi Thụy Đào Nguyên, tổng hợp tư liệu)
===============================
Chú Quách - bậc thầy về mưu lược kinh doanh
Chú Quách tên là Quách Đàm, một thương nhân nổi tiếng không chỉ bởi sự giàu có mà còn vì tài trí trên thương trường. Ông được đánh giá là bậc thầy sử dụng mưu lược trong kinh doanh.
Mặc dù dân gian chưa liệt ông vào một trong tứ đại cự phú những năm đầu thế kỷ 20, nhưng chú Quách (Quách Đàm) cũng có thành tích đáng nể trong giới máu mặt Sài Gòn ngày đó, thành tích khiêm tốn là chú đã để lại ngôi chợ Bình Tây (dân gian vẫn gọi là Chợ Lớn Mới) hoành tráng của Sài Gòn- Chợ Lớn xưa và nay.
====
Gan dạ và cơ mưu
Theo nhiều người dân đang buôn bán, kinh doanh tại Chợ Bình Tây ngày nay thì chợ này do ông Quách Đàm bỏ tiền ra xây dựng. Chợ được khởi công từ năm 1928 và hoàn thành năm 1930. Chợ được xây cất bằng xi-măng cốt thép theo kỹ thuật phương Tây nhưng lại mang đậm nét kiến trúc Trung Quốc. Tháp giữa vươn cao có 4 mặt đồng hồ, có lưỡng long chầu minh châu, 4 góc có 4 chòi nhỏ, toàn bộ mái chợ lợp bằng ngói âm dương theo kiểu chồng lớp để tạo sự thông thoáng. Riêng mái ở các góc có nét uốn lượn theo kiểu chùa chiền phương Đông.
Chính giữa chợ có khoảng sân trời rộng rãi, thoáng mát. Ông đã từng được Chính phủ Pháp tặng Bắc đẩu Bội Tinh vì đã mua đứt một nhà máy đường của Pháp đang làm ăn thua lỗ.
Ông Phạm Văn Thiều, người chuyên nghiên cứu lịch sử Sài Gòn xưa cho biết: "Quách Đàm (1863 -1927), vốn là một thương gia gốc Hoa, ở làng Triều An, Long Khanh, Triều Châu, Trung Quốc. Khởi thủy, chú Quách cũng toòng teng đôi quang gánh đi khắp hang cùng ngõ hẻm khu vực Chợ Lớn để mua bán ve chai. Chú không nhà không cửa, người thân thích, cứ đi mua bán cả ngày, tối về lại kiếm mái hiên trong khu phố Chợ Lớn cũ (khu vực bưu điện Chợ Lớn, đầu đường Châu Văn Liêm hiện nay) để ngủ.
Tuy nghèo khổ cơ cực như vậy nhưng chú Quách không bỏ ý định làm giàu. Và cũng chỉ một thời gian buôn bán ve chai, người dân Chợ Lớn đã thấy chú Quách có chút vốn liếng, nhưng vẫn chưa có nhà cửa. Có ít tiền, chú bỏ nghề buôn bán ve chai, tập trung đi mua da trâu, vi cá bán lại, mặt hàng này khi đó chủ yếu bán cho nước ngoài".
Ông Phạm Văn Thiều cho biết thêm: "Lúc Quách Đàm đã có chút vốn liếng liền mua đất vùng Bình Tây nguyên là đất ruộng, mua xong, Đàm nghĩ ra một kế để biến đất ruộng trở nên đất thổ trạch châu thành. Đàm hy sinh một số vốn to tát, tự mình xuất tiền đúc một chợ ciment cốt sắt vĩ đại, nay vẫn còn đồ sộ và khéo léo, quen gọi chợ Quách Đàm (chợ Bình Tây). Thế là, đổi lại ơn kia, Quách Đàm xin Chính phủ Pháp đặt tượng đồng của Đàm nơi cửa chánh môn. Tượng do Quách Đàm xuất tiền đúc, ông ăn vận triều phục Mãn Thanh, nón nhỏ, áo ngắn phủ trên một chiếc áo thụng, đầu để bín, tay cầm một bản đồ, dưới bệ đá trắng có mấy con giao long bằng đồng phun vòi nước bạc.
Chợ xây rồi, chung quanh đó, Quách Đàm dựng nhà lầu kiểu phố buôn bán và toa rập với Chính phủ Pháp định dời Chợ Lớn về đây, trước dẹp chợ cũ xấu xí, sau mở mang thành phố cho thêm tráng lệ. Không ngờ địa lợi chưa thuận, thêm dân cư thưở ấy không được đông đúc như bây giờ, vả lại các thương gia Hoa Kiều đã yên nơi yên chỗ cũng không muốn dời phố mới xa xôi thêm hao tốn: Đàm thất bại một phần nhưng không lấy đó làm mối lo".
Để thấy mánh lới và sự gan dạ của Quách Đàm, một chuyện xưa kể lại rằng: Một năm nọ, Quách Đàm sai mua lúa khắp Lục Tỉnh chở về dự trữ ngập kho ngập chành trong Chợ Lớn, chờ ngày chuyển sang thị trường Singapore. Xảy đâu tin dữ bên Singapore gửi qua cho hay lúa sụt giá! Cứ đà này, lúa của Quách Đàm dự trữ đã mất lời mà còn phải chịu lỗ, số tiền hao hụt không thể tưởng tượng. Lúc này, Quách Đàm vẫn bình tĩnh như thường, lại ra mật lệnh cho bọn tay sai Lục tỉnh cứ tiếp tục mua lúa thêm mãi, giá y cựu lệ, như không có việc gì xảy đến.
Chẳng những vậy, Quách Đàm còn hô hào dạy cứ mua giá có thể cao hơn trước mỗi tạ một vài đồng xu để người bán ham lời không bán cho người khác. Một mặt, Đàm gửi mật thư cho đại diện bên Singapore căn dặn gửi sang đây một điện tín khẩn cấp đồn đãi rằng, lúa sắp vọt giá lên cao hơn nữa...
Quả nhiên, các nhà buôn lúa cạnh tranh với Đàm, tuy kinh nghiệm có thừa, nhưng không thoát được quỷ kế của Quách Đàm. Các nhà buôn ùn ùn xúm nhau kiếm mua lúa với giá cao để có đủ số ăn thua cùng Đàm. Ra vẻ không quan tâm đến thời cuộc, chỉ nằm hút á phiện, nhưng Đàm vẫn lén sai bộ hạ bán đổ bán tháo lúa dự trữ bấy lâu ra gần sạch kho. Lúa Đàm bán xong, các nhà buôn kia cũng vừa ngưng mua, thầm biết mắc mưu độc. Các nhà buôn đã chia nhau mua lúa của Đàm, chia nhau gánh lấy sự lỗ của Đàm. Ông nằm hút á phiện cười thầm "kế mượn tên" của Gia Cát Khổng Minh lẩm rẩm mà thâm thúy vô cùng vẫn còn hiệu nghiệm.
====
Cơ ngơi phút chốc điêu tàn
Ông Phạm Văn Thiều, người nhiều năm nghiên cứu lịch sử nhận xét: "Kể ra Đàm rất nhiều cơ mưu, và trong thương giới quả Đàm là một tay lợi hại. Đàm tuy là một khách trú không mấy ai biết nhiều, nhưng ai biết được Đàm cũng đều cầu thân để cậy nhờ nhiều việc. Một hội viên Hội đồng Quản hạt chở mía cây đến bán cho Đàm, ngồi chờ Đàm hút, dạ thưa kính nể còn hơn vào chầu Thống đốc. Tất cả chỉ để Đàm vui dạ, mua cao lên vài xu và mua gấp để mía khỏi "rượu" và "mất cân" được đồng nào hay đồng nấy.
Về sau, Đàm giàu quá, xoay qua đứng bảo lãnh (avaliser) cho con nợ nhà băng "Đông Dương Ngân Hàng". Mỗi lần xin chữ ký bảo chứng, phải chịu cho Đàm một huê hồng đã quy định trước. Dè đâu gặp năm kinh tế khủng hoảng, các nhà buôn vỡ nợ không đủ sức trả bạc vay, nhà băng phát mãi sự sản, lôi kép nhà họ Quách sụp đổ theo luôn", ông Thiều cho biết thêm.
Trong một tài liệu cho chép lại về sự phát tích của chú Quách như sau: "Nhà buôn Quách Đàm lấy hiệu "Thông Hiệp", trụ sở ở Quai de Gaudot, nay là Đại lộ Khổng Tử, nhưng thời ấy còn là một con kinh chưa lấp. Tương truyền khi sắp phát tích, Đàm đến nhờ một thầy Tàu cho chữ hiệu.
Ông thầy Tàu ngồi bên đường viết liền “Tết Trung thu” và hỏi Đàm làm nghề gì? Đàm thưa: "Mua bán da trâu và vi cá chở đi xứ ngoài." Thầy Tàu suy nghĩ giây phút rồi viết cho hai chữ: "Thông hiệp" vừa mạnh vừa tốt, lại kiêm theo hai câu liễn: "Thông thương sơn hải" (trâu: sơn, cá: hải) và "Hiệp quán càn khôn". Thiệt là tuyệt diệu! Quách Đàm mừng khấp khởi, khắc bảng phết son thếp vàng.
Theo ông Phạm Văn Thiều, quả thật từ đấy việc làm ăn của Đàm ngày một phấn chấn, thịnh vượng, bành trướng khắp biển Đông núi Việt. Số tiền lời không kể xiết. Khỏi nói, từ đó năm nào Đàm cũng không quên công ông thầy Tàu cho chữ. Đến khi bị nạn kinh tế, gia tài sụp đổ, Quách Đàm không trách nhà buôn do mình bảo lãnh sai lời, để mình "chết theo một bè". Đàm chỉ căm thù ai kia đã lấp con kinh trước nhà, làm "hư phong thủy". Đàm đinh ninh tin tưởng vào lời thầy địa lý năm xưa, dạy rằng chỗ Đàm đóng đô là "đầu một con rồng", khúc đuôi nằm tại biển cả! Dặn coi chừng đừng cho lấp kinh, tức lấp "mạch rồng", và nếu một mai mạch rồng khô cạn, nguy cho cơ nghiệp họ Quách.
Đám ma có tiền cảm ơn người đưa tiễn
Quách Đàm chết, đám ma lớn không đám nào bằng. Bàn đưa không thể đếm. Đủ thứ nhạc Tây, Tàu, Ta, Miên... Khách đi đường có việc, miễn nối gót theo đám ma vài bước là có người lễ phép đến dâng một ly nước dừa hay lavie và tặng một quạt giấy có kèm một tấm giấy "ngẫu" (năm đồng bạc) đền ơn có lòng đưa đón.
=====
ST...





















Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương