ĐÂU LÀ RANH GIỚI CỦA SỰ "NHỊP VỌNG CỔ"!

ĐÂU LÀ RANH GIỚI CỦA SỰ "NHỊP VỌNG CỔ"!
Đã lâu lắm rồi nhiều người không còn hào hứng và cũng không thích xem chương trình trình tuyển chọn giọng ca vọng cổ hay mang tên “Chuông Vàng Vọng Cổ” ngay từ khi kết thúc chương trình năm đầu tiên mang tên “Ngôi Sao Vọng Cổ”.
Không thích không có nghĩa dân “ghiền cải lương” không còn đam mê với bộ môn này nữa mà điều đơn giãn đó là sự thiếu trung thực trong công tác chấm thi của ban giám khảo “được tuyển chọn” theo mục tiêu của chương trình.
Còn nhớ năm đó, NS Hồ Ngọc Trinh hát rất hay, tất cả người hâm mộ cải lương, những người biết thưởng thức đều cho rằng một thí sinh tài sắc với giọng ca đặc biệt này sẽ đoạt giải cao nhất. Nhưng cuối cùng cô lại bị hạ bệ cho một thí sinh khác nhận giải.(Có thể là do để cho khán giả chấm, nên có sự sai lệch rất ư là internet!...kakaka...)
Kể từ đó rất nhiều người đã không còn hứng thú xem chương trình. Tuy nhiên, chương trình vẫn được tiếp tục thêm những lần sau vì những điều rất đơn giãn:
- Sân khấu cải lương thiếu những sân chơi một cách trầm trọng từ sau năm 75
- Sân khấu cải lương không còn được quan tâm với việc bỏ bê hàng loạt nhà hát dẫn đến tan rã
- Sự “lan tỏa” của truyền hình mạnh và trực tuyến hơn những phương tiện truyền thông khác như Radio hay báo chí, internet….
- Tính tò mò và chờ đợi sự cải tiến của người mê cải lương, muốn xem coi năm sau có cải tiến hơn măm trước không
- Quảng cáo của doanh nghiệp trên truyền hình nhiều hơn trước nên giá trị giải tthưởng cũng cao hơn
- Một nghệ sĩ nghiệp dư muốn tiến thân nhanh hơn thì cần tham gia những chương trình mang tính công chúng cao
Qua một số lý do trên có thể thấy rằng chương trình “rầm rộ” hoặc còn nhiều người xem chưa hẳn là cải lương đang có hướng phát triển mà khuynh hướng là điều kiện cần cho một người theo nghề có đất để theo nghiệp tổ (cũng có thể vu vơ đấy là sự “nổi tiếng” có thể chấp nhận được) nên có nhiều tài năng trẻ quyết tâm đăng ký tham gia chương trình. Tất nhiên, cũng có rất nhiều thí sinh đam mê “cực kỳ” và họ tham gia vì muốn được thử sức mình hoặc giả là cho thỏa niềm yêu thích.
Từ một trong số những lý do đó, cũng đã khiến cho chất lượng và mục tiêu của chương trình ngày một biến đổi theo những “toan tính” từ ban giám khảo, ban biên tập, ban nhạc,… Tất cả đều có những sự sắp đặt tinh tế.
Qua đêm thi đầu tiên, mọi người khi xem qua có thể cảm nhận được sự “vô cảm đến tàn nhẫn” của ban giám khảo hội đồng nghệ thuật gồm những nghệ sỹ có tiếng cụ thể là Bạch Tuyết, Thanh Tuấn, Minh Vương. Nói về nhịp nhàng thì các nghệ sỹ này có thể nói là những “tài năng còn sót lại” của sân khấu cải lương. Những thần tượng của biết bao người mê cải lương, trong đó có tôi …kakaka
(Theo bảng điểm thì Thanh Tuấn chấm đúng! Hoan nghênh NSUT Thanh Tuấn!)
Thế mà sự vô cảm dẫn đến vô tâm đã làm cho khán giả đau lòng khi nhìn thấy sự thất vọng và hốt hoảng thể hiện trên khuôn mặt của thí sinh Kim Ngân, người đã thể hiện phần thi tuy không là xuất sắc nhưng cũng tròn vai tròn nhịp, khi nghe thấy kết quả xướng tên cuả một thí sinh rớt nhịp được vào vòng trong. Điều đó đồng nghĩa đã đẩy mình ra xa hơn với đam mê với sự nỗ lực của bản thân mong có một kết quả xứng đáng.
Trong một cuộc thi, sao có thể chấp nhận được những biện minh là “mẻ nhịp chút xíu” nhưng diễn và ca đạt nên được chấp nhận. Bởi vì đơn giản một điều là tất cả các thì sinh đều phải diễn và ca nên khi diễn nó chi phối nhiều đến giọng ca và bộ nhịp. Thế thì người giữ nhịp được sao lại phải bị “hy sinh”?
Nếu còn muốn người hâm mộ tin yêu thì là những nghệ sỹ lớn cần giữ tâm mình cho đẹp thế thì mới tuyển chọn được những tài năng “đẹp” thật sự! vì gieo nhân nào thì sẽ gặt quá đó. Một khi chấm những thí sinh yếu nhịp thì sẽ có những tài năng “thiếu nhịp”….kakakaka
Mong lắm thay!

Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương