Ngón đàn đầy nội lực của các Nhạc Sĩ trẻ toàn quốc | Lữ Đạt với 3 câu v...


NGÓN ĐÀN CỦA NHỮNG NHẠC SĨ TRẺ (phần 1)

Nhắc đến BẠC LIÊU, người yêu âm nhạc cổ truyền sẽ nghĩ ngay đến bài DẠ CỔ HOÀI LANG của nhạc sĩ CAO VĂN LẦU thì khi đề cập đến vùng đất cuối trời Tổ Quốc – CÀ MAU, người ta lại liên tưởng đến tính tài hoa của những nhạc sĩ, nhạc công, tài tử góp nhiều danh tiếng cho bộ môn tài tử và cải lương. Bởi xứ này có thể được xem là vùng đất gắn liền với nhiều tài năng và tính cách của âm nhạc cổ truyền khi những cuộc liên hoan, hỏi, cưới, họp mặt, tất niên,…đều phải có sự tham gia của đàn ca tài tử và cải lương.

Là một “tay đàn” rất trẻ của xứ CÀ MAU nhưng Đạt Lữ đã chăm chút ngón đàn mình khá kỹ lưỡng. Có thể vì thế mà tiếng đàn của Đạt Lữ luôn luôn hấp dẫn người yêu thích cổ nhạc. Dù không được học với những nhạc sĩ danh cầm nổi tiếng của Sài Gòn vì sự khó khăn về địa vị trí địa lý nhưng không vì đó mà tiếng đàn của Đạt Lữ không bay xa khỏi miền quê của mình.

Cũng như đàn anh Tấn Thành của mình từ vùng đất Tây Ninh xa xôi, điều kiện rất khó khăn để tiếp xúc với những danh cầm nhưng cả 2 đều tạo được nét riêng cho mình qua tiếng đàn lã lướt và không kém phần sâu lắng. Đối với Tấn Thành thì nền tảng dựa trên lối đàn của nhạc sĩ Danh Cầm Văn Hải để từ đó anh sáng tạo trao dồi thêm ngón đàn để có nét riêng của mình thì Đạt Lữ lại sở hữu ngón đàn dựa trên nền tảng của thân phụ mình (NS Lữ Bằng, không phải Lữ Bố nha…kakakaka) và tham khảo cùng một số ngón đàn của NS đàn anh, chú như NS trẻ Trường Giang, NS trẻ Hoàng Vũ, Danh cầm Văn Hải, Danh cầm Văn Giỏi…để tạo tạo ra cái chất rất”Lữ Đạt” mà khi nghe người ta có thể nhận ra.

Cũng như Tấn Thành, Đạt Lữ không chỉ đàn guitar sắc sảo mà còn có ngón đàn kìm rất độc đáo và được nhiều nhạc sĩ tên tuổi công nhận (điều này chính tôi đã được nghe trực tiếp các nhạc sĩ nhận xét – Sẽ có những clip để minh chứng cho điều này trong tương lai). Mặc dù trong những cuộc thi đàn ca tài tử (cụ thể là liên hoan đàn ca tài tử toàn quốc lần thứ 2 tại Bình Dương năm 2017) Tấn Thành và Đạt Lữ chưa được ban giám khảo chấm công bằng vì những lý do mang tính lập dị, cá nhân nên họ đành phải chấp nhật sự không công bằng đó dù trong cuộc thi họ đã thể hiện rất thành công bài độc tấu nhưng huy chương vàng lại thuộc về người đàn bị lỗi. Có thể đó là một điều thường xảy ra ở Việt Nam và được xem là thói quen truyền thống của Việt Nam chăng! Nhưng tôi tin rằng rồi cũng có những giám khảo công minh hơn trong tương lai! Có những người đã không lên tiếng vì tính cách người Á Đông không muốn có sự “mích lòng” với những người trong giới!

Để minh chứng cho những điều đã viết, mời quí vị thưởng thức bài đàn do Đạt Lữ gửi tặng mọi người với lời chúc tốt lành!

ngày 19/7/2017
ANCT


Nhận xét

Bài phổ biến

Tiểu Sử Tấn Giao

Tiểu Sử Hữu Lợi

Tiểu Sử Vương Linh

Tiểu Sử Hà Mỹ Xuân

Tiểu Sử Ngọc Bích

Té ngã vỡ mạch máu não, nghệ sĩ Thanh Thế nguy kịch

Tiểu Sử Ngân Tuấn

Tiểu Sử Xuân Yến

Tiểu Sử Kép Độc Trường Xuân

Phân biệt đờn ca tài tử với cải lương