Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2019

Gặp “tướng cướp Bạch Hải Ðường” giữa miệt U Minh

Hình ảnh
Ðang trao quà cho người dân nghèo, chúng tôi bỗng nghe một số người nhao nhao cho biết vừa tận mắt thấy... “tướng cướp Bạch Hải Ðường”. Dò tìm đến bến đò ngang qua một con kênh xáng gần đó, tôi gặp một phụ nữ và chị nhiệt tình đưa cho xem tấm ảnh vừa chụp được bằng điện thoại. Băng cướp "Bạch Hải Đường" và sự sụp đổ của một đám hảo hán xứ Bắc “Ðúng là tướng cướp Bạch Hải Ðường rồi!”, chị chỉ vào ảnh người đàn ông đang dưới đò ngang vẫy tay chào ai đó trên bờ kênh. Tôi quay sang nói vui với anh Công an viên, đúng là tai mắt của nhân dân, “tướng cướp Bạch Hải Ðường” vừa về đây chưa kịp hoạt động gì đã bị phát hiện... Nghe tôi kể lại chuyện trên, Nghệ sỹ nhân dân (NSND) Trọng Hữu cười khà khà. “Một lần biểu diễn ở Rạch Giá, Kiên Giang, đã gần nửa đêm nhưng vẫn có nhiều người đứng chờ bên cánh gà sân khấu. Không phải chờ xin chữ ký, cũng không phải chờ chụp chung ảnh lưu niệm mà là rủ tôi đi ăn hủ tiếu. Không còn đường từ chối, tôi lau vội phấn son trên mặt rồi đi cù...

“Trăm năm nguồn cội” hội tụ các ngôi sao cải lương

Hình ảnh
QĐND - Chương trình cải lương với tựa đề “Trăm năm nguồn cội” quy tụ hàng loạt các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thuộc nhiều thế hệ, như: NSND Bạch Tuyết, NSƯT Việt Anh, Thanh Kim Huệ, Vũ Linh, Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân,… được tổ chức định kỳ tại Nhà hát Bến Thành (TP Hồ Chí Minh) vào tối chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 7-7 tới. Các nghệ sĩ diễn trích đoạn “Đời cô Lựu” trong buổi giới thiệu chương trình. Chương trình được đầu tư công phu, dàn dựng nghiêm túc với thời lượng 100 phút/buổi diễn, do nghệ sĩ Quang Thảo viết kịch bản và đạo diễn, nhằm giới thiệu tới công chúng yêu cải lương tiến trình lịch sử của 100 năm cải lương. Khán giả tới sân khấu ngoài thưởng thức các vở diễn, trích đoạn của các tác phẩm cải lương nổi tiếng, như: “Đời cô Lựu”, “Xử án Thượng Dương”… còn giao lưu và nghe những chia sẻ về đời, về nghề của các nghệ sĩ biểu diễn.  Tin, ảnh: HOÀ BÌNH

Làm sàn diễn cải lương cho tài năng

Hình ảnh
Chỉ tính riêng các gương mặt diễn viên từng đoạt huy chương vàng các giải thưởng đã có gần 100 người. Nhưng sàn diễn cho họ trụ được với nghề ngày càng ít đi Nghệ thuật cải lương nhiều năm qua tìm ra không ít nghệ sĩ đoạt giải Huy chương vàng (HCV) Trần Hữu Trang nhưng lại thiếu sàn diễn cho họ phát triển tài năng. Để giải bài toán khó này, Hội Sân khấu TP HCM tìm đủ mọi cách để tạo điểm diễn cho lực lượng diễn viên được bảo chứng chất lượng bởi giải thưởng uy tín mang tên tác giả Trần Hữu Trang. Cần nơi phát huy nghề Chủ trương tái hoạt động CLB Cải lương thể nghiệm tại tầng 2 tòa nhà 5B Võ Văn Tần của Hội Sân khấu TP HCM đã mang lại niềm vui cho các nghệ sĩ đoạt HCV giải Trần Hữu Trang. Vì từ tháng 8-2001, sàn diễn này đã được nhà nước cấp phép hoạt động nhưng chỉ tồn tại được 6 tháng, giới thiệu đến khán giả nhiều vở cải lương thể nghiệm hay như: "Vợ và tình", "Ngôi đền cổ"… Cảnh trong vở “Giấc mộng đêm xuân” - vở diễn quy tụ nhiều diễn viên đoạt HC...

Đà Nẵng đưa nghệ thuật Tuồng thành sản phẩm du lịch đặc trưng: Cần sự phối hợp nghiêm túc và dài hơi

Hình ảnh
Thứ Hai 24/06/2019 | 10:46 GMT+7 VHO-  Nhằm nỗ lực đưa nghệ thuật Tuồng đến với công chúng và hướng tới lộ trình xây dựng sân khấu Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh thành một địa chỉ văn hóa - du lịch trong tương lai, ngành văn hóa, du lịch, các công ty lữ hành tại Đà Nẵng tiếp tục “bắt tay” để tạo ra các sản phẩm nghệ thuật đặc trưng.   Tiết mục dự kiến sẽ phục vụ khách du lịch từ tháng  7.2019 Đầu năm 2019, TP Đà Nẵng đã có văn bản về việc nâng cao hiệu quả, chất lượng chương trình biểu diễn nghệ thuật Tuồng trên địa bàn thành phố. Lãnh đạo và nghệ sĩ phải quyết tâm Ngoài việc đánh giá cao chất lượng nghệ thuật của Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, lãnh đạo thành phố cũng chỉ đạo nhà hát tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng của các chương trình biểu diễn nghệ thuật Tuồng phục vụ nhân dân và du khách; yêu cầu nghệ thuật Tuồng phải hướng đến thành một sản phẩm du lịch lâu dài, đặc sắc. Trong buổi làm việc với Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh mới đây, Bí...

Nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng 10 năm thành công sau "Chuông Vàng Vọng Cổ"

Hình ảnh
(NLĐO) – Tối 10-6, nghệ sĩ cải lương Bùi Trung Đẳng đã tổ chức kỷ niệm 10 năm gắn bó với sàn diễn. Nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp và khán giả đã đến chúc mừng anh. NS Ngọc Đợi và Thu Vân chúc mừng NS Bùi Trung Đẳng trong chương trình kỷ niệm 10 năm ca hát Sinh năm 1983 tại tỉnh Kiên Giang, nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng đã vượt lên chính bản thân mình để trở thành diễn viên chuyên nghiệp từ sau giải "Chuông vàng vọng cổ" 2010. Xuất thân trong một gia đình nhà nông nghèo ở Kiên Giang, anh luôn nói nhờ có nghề hát mà bản thân thoát khỏi nghèo khó. Trong đêm diễn này, anh thể hiện lại nhiều bài vọng cổ và cùng ca với các nghệ sĩ đồng nghiệp những lớp diễn hay trong các vở cải lương nổi tiếng. NS Bùi Trung Đẳng cảm ơn ba mẹ đã luôn ủng hộ anh trên con đường nghệ thuật NSƯT Minh Vương nhận xét: "Bùi Trung Đẳng là một nghệ sĩ trẻ đầy tiềm năng của sân khấu cải lương. Tôi đánh giá cao giọng ca trầm ấm, luyến láy rất lạ của em. Không như một số diễn viên xuất thân t...

Cải lương học gì qua "Chuyện tình Khau Vai" ?

Hình ảnh
Quyết tâm làm cải lương tử tế của cả tập thể nghệ sĩ đã cho ra đời tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa, nhận được sự đồng cảm của số đông khán giả và người trong giới Vở cải lương "Chuyện tình Khau Vai" (tác giả: Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể và đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên), do Sân khấu mới Đại Việt sản xuất, thu hút khá đông khán giả qua 3 suất diễn từ ngày 7 đến 9-6 tại sân khấu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang. Đây là tín hiệu vui cho sàn diễn cải lương và là bài học quý đối với người làm nghề, nhất là các nhóm nghệ sĩ làm sân khấu tư nhân. Thành công nhiều mặt Như tuyên bố của bộ ba đầu tư vốn cho sàn diễn này (Hoàng Song Việt, Triệu Trung Kiên, Quang Khải), tác phẩm ra mắt của họ đã thật sự hướng đến những thể nghiệm mới nhằm thu hút khán giả. Về âm nhạc, sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc cải lương với những giai điệu dân gian miền núi Tây Bắc đưa khán giả đến không gian văn hóa đầy lãng mạn của các dân tộc vùng cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Làm mới âm nhạ...

"Bà đỡ" cho tác phẩm sân khấu

Hình ảnh
Thay vì cần tiền tài trợ cho tác phẩm hay có điều kiện đến được với công chúng rộng rãi hơn, các nhà làm sân khấu muốn nhà nước đầu tư kinh phí dựng vở Trước thực trạng khó khăn ngày càng bủa vây nhiều sàn kịch từng là điểm sáng của TP HCM như: IDECAF, Phú Nhuận, Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ TP HCM, Hoàng Thái Thanh…, Hội Sân khấu TP HCM kiến nghị chính quyền thành phố "làm bà đỡ" cho các sân khấu xã hội hóa, đầu tư kinh phí cho vở diễn mới, với cách thức xét duyệt kịch bản để đầu tư. Tài trợ hay cứu trợ? Giới làm sân khấu tỏ ra hồ hởi với đề xuất này. Đạo diễn Ái Như (Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh) cho biết mức kinh phí đầu tư vở diễn mới luôn bị đội giá. Một năm sân khấu bên chị dựng 3 vở mới nên lúc nào cũng hụt hơi, rất cần được hỗ trợ kinh phí. NSND Hồng Vân nói: "Chủ trương của Hội Sân khấu TP HCM là kịp thời. Vì trước đây, Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM chỉ tài trợ kinh phí cho các đơn vị xã hội hóa dựng vở theo chủ đề: "Học tập và làm theo đạo đức, ph...

Nghệ sĩ Hoài Dung từ trần

Hình ảnh
(NLĐO) – Nghệ sĩ Hoài Dung – vợ của tác giả vở cải lương “Tướng cướp Bạch Hải Đường” - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 15 giờ 30 phút ngày 18-6 tại Bệnh viện Chợ Rẫy, hưởng thọ 82 tuổi. NS Hoài Dung trước đó đã nhập viện điều trị  bệnh hô hấp, tiểu đường.  Sự ra đi của NS Hoài Dung đã để lại nhiều thương tiếc cho khán giả mộ điệu sân khấu cải lương và nghệ sĩ nhiều thế hệ. Năm 2009, bà đã được Ban Ái hữu Hội Nghệ sĩ Sân khấu TP HCM đưa vào sinh sống tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. Đời sống của bà khó khăn, nhiều lần bệnh nặng, các nghệ sĩ đã đứng ra tổ chức các suất hát giúp bà điều trị bệnh tim. Tang lễ của NS Hoài Dung sẽ được tổ chức tại Khu dưỡng lão Nghệ sĩ TP HCM. NS Hoài Dung sinh ra trong gia đình rất đông anh em ở tỉnh Vĩnh Long. Cha ruột là ông Tư Tuất - một nghệ nhân đờn ca tài tử nổi tiếng những năm 1930. Bà có người chị thứ ba là Ngọc Cảnh từng là đào hát, có chồng là nghệ sĩ Tám Trống. Người anh thứ Tư là NS Tư Em cũng theo gánh hát.  NS Ho...

Bầu Xuân - ông chủ đoàn cải lương Dạ Lý Hương từ trần

Hình ảnh
(NLĐO) - Ông Bầu Xuân - chủ đoàn cải lương Dạ Lý Hương lừng danh - đã trút hơi thở cuối cùng lúc 3 giờ 55 phút ngày 21-6, hưởng thọ 92 tuổi, trong niềm thương tiếc của các nghệ sĩ sân khấu. Ông Bầu Xuân tên thật là Diệp Nam Thắng, sinh năm 1927 tại Sài Gòn. Ông là ông bầu đoàn cải lương nổi tiếng với hơn 50 năm gắn bó với sân khấu.  Thuở nhỏ ông học ở trường Phú Lâm, nhà nghèo, vừa đi học vừa đội bánh bò đi bán. Thời gian sau, cha ông kinh doanh dầu ở Chợ Lớn trở nên phát đạt nên đã gởi ông sang Hồng Kông học tiếng Anh và tiếng Hoa đến hết trình độ trung học. Ông bầu Xuân vừa qua đời Năm 24 tuổi, ông trở về nước, được cha cho theo tàu chở hàng buôn Sài Gòn - Campuchia. Hai năm sau, ông trở về Sài Gòn thành lập Công ty Xuất nhập cảng Nam Hiệp Công Thương. Ông cũng là nhà thầu xây dựng và chủ hãng giấy Kiss Me. "Hãng của Bầu Xuân có một nhà kho trên mảnh đất 1 mẫu ở Tham Lương, ngang hãng dệt Vinatexco. Lúc bấy giờ, Bầu Hiếu của đoàn Hoa Thủy Tiên gặp nguy nan vì...

Mẹ cố Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu thực hiện di nguyện của con

Hình ảnh
(NLĐO) - Sáng 7-4, bà Hồ Thị Phố - mẹ của cố Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu - đã đến thăm các nghệ sĩ lão thành tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ TP HCM. Bà đã cùng với NSƯT Kim Tử Long trao tặng quà cho các nghệ sĩ lão thành trong niềm xúc động. Ngày 8-4 là ngày cúng thất tuần (49 ngày) nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu. Việc bà Hà Thị Phố đến thăm các nghệ sĩ lão thành nhằm thực hiện ý nguyện, mong muốn của con trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các nghệ sĩ. NSƯT Diệu Hiền và bà Hồ Thị Phố - mẹ của cố Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thị Thu "Ngày mai là cúng thất 49 ngày của con gái tôi. Lúc sinh thời, con tôi thường nói về mái ấm thân thương này. Con gái tôi cứ canh cánh bên lòng việc thực hiện tâm nguyện của cố NSND Phùng Há là sẽ mở rộng khu dưỡng lão nghệ sĩ, để đón nhận nhiều mảnh đời nghệ sĩ cơ nhỡ, neo đơn. Tiếc là chưa thực hiện được thì con gái tôi đã qua đời" – bà Phố đã xúc động nói. Bà Hồ Thị Phố và NSƯT Kim T...

NSƯT Diệu Hiền: Bệnh tim thòng, không thể lên sân khấu nhưng vẫn ca vọng cổ

Hình ảnh
(NLĐO) – Trưa 8-4, tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ (NS) TP HCM, NSƯT Diệu Hiền đã ôn lại nhiều kỷ niệm về người thầy của bà, đó là cố soạn giả - NSND Viễn Châu. Bà đã ca tặng đông đảo sinh viên của các trường đại học đến thăm các NS lão thành bài ca cổ bất hủ. NSƯT Diệu Hiền trò chuyện với sinh viên "Không còn đủ sức để bước lên sân khấu, sàn diễn, hóa thân vào các vai tuồng thì ở bất cứ nơi nào, tôi cũng sẽ ngồi để ca. Một mai có mất đi, tôi chỉ tiếc giọng ca của mình. Vì tổ nghiệp đã cho tôi giọng ca được mọi người thương mến, nếu thật sự có kiếp sau thì tôi cũng mong được làm NS" – bà trò chuyện với sinh viên. Là NS gắn bó hơn 50 năm với sàn diễn cải lương, NSƯT Diệu Hiền được yêu mến qua hàng trăm vai diễn ở nhiều thể loại. Tuy nhiên, đối với thính giả mộ điệu bài ca cổ thì bà có hai bài được yêu thích: "Tần Quỳnh khóc bạn" và "Triệu Vương thiêu mình". "Nhờ hai bài này mà tôi đủ tiền mua gạo, đi chợ hơn 15 năm, khi mà sân khấu cải lư...