Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2019

Ra mắt “Sân khấu cải lương mới Đại Việt”

Hình ảnh
(NLĐO) - Chiều 25-3, soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên đã họp báo giới thiệu chương trình “Sân khấu cải lương mới Đại Việt”. Từ thực tế khó khăn của sân khấu cải lương trong thời gian qua, nhất là sau sự kiện kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật Sân khấu Cải lương Việt Nam, tiếp nối quá trình cống hiến của thương hiệu "Thắp Sáng Niềm Tin", soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên đã có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm vượt qua khó khăn, tiến tới tiếp tục phát huy vốn quý của ông cha để lại.  Các nghệ sĩ có mặt tại buổi họp báo NSƯT Lê Tứ, NS Thu Mỹ, Hà Như và Quang Khải tại buổi ra mắt sân khấu mới "Chúng tôi gồm Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Song Việt và các nghệ sĩ đất Bắc đã mạnh dạn lập dự án và chính thức ra mắt Sân khấu cải lương mới Đại Việt. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các tác phẩm cải lương nghiêm túc, công phu, đầu tư kỹ lưỡng, có định hướng và phong cách nghệ thuật rõ ràng nhằm góp phần kh...

Nghệ sĩ Thanh Sơn: Hãy nhìn thoáng hơn về nghệ thuật tuồng cổ

Hình ảnh
Nghệ sĩ Thanh Sơn: Hãy nhìn thoáng hơn về nghệ thuật tuồng cổ SGGP   Chủ Nhật, 24/3/2019 07:26 Nghệ sĩ Thanh Sơn, hậu duệ đời thứ 3 của cải lương tuồng cổ Bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng, chập chững học lóm nghề của ông bà, cha mẹ khi mới 6, 7 tuổi. Khi có tuổi, nghệ sĩ Thanh Sơn lại đau đáu với công tác truyền nghề cho thế hệ trẻ, đó là lý do ông gắn bó 13 năm với vai trò giảng viên vũ đạo tuồng cổ Khoa Kịch hát dân tộc Trường Sân khấu điện ảnh TPHCM; rồi mở lớp học dành cho các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật tuồng cổ. Những trăn trở cho nghệ thuật tuồng cổ Việt cứ quay quắt tâm tư người nghệ sĩ nhiệt huyết này.  * PHÓNG VIÊN: Theo đuổi nghiệp ca diễn cũng 40 năm, ông cảm nhận niềm hạnh phúc của nghề dành cho mình như thế nào? * Nghệ sĩ THANH SƠN:  Tôi may mắn là con nhà nòi nên việc học tuồng đối với tôi không khó. Tôi học tuồng nhanh, nhớ lâu, nhớ nhiều vai diễn tuồng cổ, sẵn sàng thế vai các diễn viên chính khi có việc đột xuất. Nhớ nă...

Vở cải lương "Cuộc đời của mẹ" lưu diễn miền Bắc

Hình ảnh
Đây là một trong những vở diễn đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tổ chức tại tỉnh Long An. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và kỷ niệm 44 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đoàn Cải lương Long An - Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Long An  tổ chức đợt lưu diễn phục vụ khán giả thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc vở cải lương  Cuộc đời của mẹ  (tác giả Hoàng Song Việt - Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh - NSƯT Triệu Trung Kiên, ảnh) và chương trình nghệ thuật sân khấu tổng hợp. Đây là một trong những vở diễn đã đoạt huy chương vàng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tổ chức tại tỉnh Long An. Chương trình nghệ thuật sân khấu tổng hợp sẽ trình diễn các trích đoạn cải lương Tinh hoa nghiệp tổ, Tô Ánh Nguyệt, Dòng sông quê em, Tiếng trống Mê Linh, Về miền Tây... và các bài ca tân - cổ cải lương nổi tiếng. Các buổi biểu diễn vào các ngày 2 và 3-4 tại Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội...

'Bảo tồn' nghệ nhân

Hình ảnh
(PLVN) - Ở tuổi 97, Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, người được giới âm nhạc dân gian mệnh danh là “Đệ nhất danh cầm đàn đáy” qua đời  vào ngày 22/3. Thông tin này khiến nhiều người yêu mến ca trù bất ngờ, tiếc nuối.  Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ (ngoài cùng bên trái) Sự ra đi của nghệ nhân Phú Đẹ với nhiều người lại như nhắc lại sự day dứt bấy lâu nay. Đó là chúng ta đang dần mất đi những tinh hoa nghệ thuật mà đôi khi vốn liếng hiểu biết của họ vì nhiều lý do chưa kịp để lại cho đời sau. Nhiều nghệ nhân chỉ có ao ước được có cơ hội truyền dạy kiến thức cho lớp trẻ mà sao cũng thấy khó. Báo chí đã từng viết về nghệ nhân Minh Đức, một “báu vật nhân văn sống” của nghệ thuật hát bài chòi ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, hàng ngày phải đi bán vé số, ve chai để kiếm sống. Thỉnh thoảng có ai mời, bà đi hát bài chòi nhận tiền lẻ thù lao. Bà Minh Đức mong muốn có một câu lạc bộ hay lớp học nào đó để có thể tới truyền dạy kiến thức về bài chòi cho lớp trẻ và cũng có ...

NSƯT Minh Vương ca ngợi áo dài với vọng cổ "hơi dài"

Hình ảnh
(NLĐO)- Sáng 25-3, trong hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh, NSƯT Minh Vương đã có buổi giao lưu đầy ý nghĩa với 1.000 học sinh trường PTTH Hoàng Văn Thụ, quận 10, TP HCM. Ông đã ca bài vọng cổ "Nhớ dáng áo dài em" của soạn giả Đăng Minh bằng lối ca vọng cổ "hơi dài" đầy phong độ. NSƯT Minh Vương giao lưu với học sinh trường THCS Hoàng Văn Thụ - quận 10 - TPHCM sáng 25-3 "Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT)là dòng âm nhạc thính phòng của người dân Nam Bộ, có thể trình diễn ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào, thường không câu nệ về trang phục biểu diễn. Thế nhưng hiện nay với chương trình đưa sân khấu và dòng nhạc mang âm hưởng dân ca vào học đường đã tô điểm thêm sắc thái mới khi những nghệ sĩ, ca sĩ tôn vinh được chiếc áo dài Việt Nam. Tôi và soạn giả Đăng Minh đã nghĩ đến chiếc áo dài nữ sinh, vẻ đẹp thuần Việt của tuổi trẻ Việt Nam trên đường hội nhập, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bảo vệ Di sản văn hoá phi ...

'Nhiều nghệ sĩ cải lương than ế show nhưng chưa tự nhìn lại mình'

Hình ảnh
NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh chia sẻ thẳng thắn về thực trạng cải lương dần đánh mất sự thu hút trong giới khán giả mộ điệu. Chiều 25/3, tại hội trường Sân khấu TP. HCM tổ chức họp báo ra mắt chương trình “sân khấu cải lương mới Đại Việt” cùng các dự án nghệ thuật trong năm 2019. Ba thành viên chủ chốt của dự án gồm: soạn giả Hoàng Song Việt, NSƯT Triệu Trung Kiên, nghệ sĩ Quang Khải. NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP. HCM – Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang giữ vai trò cố vấn chuyên môn. Nhân dịp này, nhiều vấn đề xoay quanh “cải lương đi xuống” được các nghệ sĩ, khách mời lẫn truyền thông mang ra thảo luận. Không ít ý kiến cho rằng, cải lương không hợp thời, nghệ sĩ - soạn giả giỏi ngày càng ít, sàn diễn xuống cấp nên dẫn đến câu chuyện khán giả quay lưng là tất yếu. Ở vị trí quản lý hàng chục năm qua, NSND Trần Ngọc Giàu bày tỏ ông có sự thấu hiểu và lý giải được vì sao cải lương tuột dốc ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu để đổ hoàn toàn trá...

Hậu duệ tuồng cổ Huỳnh Long giữ sàn diễn sáng đèn

Hình ảnh
Vở "Mai trắng se duyên" (đạo diễn Bạch Mai) vừa khai diễn tại rạp Công Nhân, TP HCM trong không khí hân hoan của nghệ sĩ và khán giả yêu thích bộ môn nghệ thuật cải lương tuồng cổ. Rạp Công Nhân sáng đèn vào cuối tuần với những vở cải lương đã làm nên thương hiệu của Đoàn Nghệ thuật Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long cách đây 3 thập niên. Đông đảo khán giả đã đến xem và khen ngợi Đoàn Nghệ thuật Cải lương tuồng cổ Huỳnh Long ngày nay toàn là diễn viên trẻ nhưng ca diễn đầy sức hút. Có khán giả tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Sóc Trăng…lên TP HCM để xem vở diễn. Làm sống lại các vở tuồng cổ của Huỳnh Long trên sân khấu là công lớn của nghệ sĩ Bình Tinh, con gái nghệ sĩ - soạn giả Bạch Mai, hậu duệ duy nhất của ông bà bầu Huỳnh Long, đang tiếp tục nối nghiệp gia tộc. Đây được xem là tâm huyết của nghệ sĩ Bình Tinh. Từ sau khi cô đoạt giải quán quân cuộc thi "Sao nối ngôi 2016", cô đã bày tỏ ước nguyện được tái lập Đoàn Nghệ...

Không ngại sàn diễn bấp bênh, nghệ sĩ Bích Thủy xây sân khấu "Tình ca Bắc Sơn"

Hình ảnh
(NLĐO) Tối 12-3, sân khấu "Tình ca Bắc Sơn" đã được khánh thành tại Trung tâm thương mại thị trấn Đức Hòa, Long An trong niềm vui của đông đảo khán giả địa phương. Nghệ sĩ Bích Thủy đã thực hiện di nguyện của cha mình đem nguồn vui đến khán giả nông dân. Ca sĩ Bích Thủy và nữ danh ca Hương Lan Sinh ra và lớn lên từ một gia đình có truyền thống hoạt động văn hoá nghệ thuật. Dòng máu của cha mẹ - NSƯT nhạc sĩ Bắc Sơn và nhà thơ Ngọc Bích - đã chảy trong bầu huyết quản của nghệ sĩ Bích Thủy và truyền cho chị niềm đam mê nghệ thuật từ thuở bé. Ca sĩ Bích Thủy và nghệ sĩ Châu Thanh Trong 5 năm qua, nghệ sĩ Bích Thủy đã thành lập đoàn văn nghệ mang tên "Tình ca Bắc Sơn" nhằm thực hiện di nguyện của cha mình là phát huy dòng nhạc mang âm hưởng dân ca tại các tỉnh thành phía nam, nơi người nông dân một nắng hai sương, hiếm có nơi vui chơi, sinh hoạt, giao lưu văn nghệ.  Sân khấu "Tình ca Bắc Sơn" sẽ là nơi dành cho cac bạn yêu dòng nhạc...

Ca sĩ Bích Phượng: "Cha làm thầy, con không thể đốt sách"

Hình ảnh
(NLĐO) - Hậu duệ của "Đệ nhất danh ca" NSND Út Trà Ôn đã duy trì hoạt động sân khấu học đường hơn 10 năm qua. Tối 11-3, chị đưa chương trình giới thiệu vở diễn ca ngợi lịch sử vào diễn tại trường học - một cách để vinh danh sự nối nghiệp của cha. Ca sĩ Bích Phượng và các diễn viên trong vở "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" "Từ ngày ba tôi – NSND Út Trà Ôn qua đời, tôi như mất một điểm tựa vững bền trong sự nghiệp nghệ thuật. Sở dĩ tôi gắn với sân khấu học đường vì làm theo di nguyện của ba là tiếp tục bằng sức mình hãy nhân rộng những điểm diễn cho trẻ nhỏ xem để hiểu về những giá trị của nghệ thuật dân tộc" – ca sĩ Bích Phượng chia sẻ. Chị đã tìm được sự đồng cảm đáng quý từ gia đình của những người con muốn nối nghiệp cha, đó là ca sĩ Bích Thủy, Hạ Châu đã đứng ra thành lập chương trình sân khấu học đường, giới thiệu nhạc và kịch của nhạc sĩ Bắc Sơn. Chị đã cùng các diễn viên CLB Sân khấu Lạc Long Quân đưa kịch lịch sử vào trường học với nh...